Chào chuyên gia, tôi mới đi cấy que tránh thai nhưng bị rong kinh cả tháng, kinh nguyệt bị rối loạn nên giờ rất lo lắng. Xin hỏi cấy que tránh thai bị rong kinh có sao không và có cách nào khắc phục hay không?
Chào bạn, với trường hợp này bạn có thể theo dõi Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh giải đáp qua bài viết dưới đây:
1. Phương pháp cấy que tránh thai là gì?
Cấy que tránh thai là phương pháp cấy một dụng cụ nhỏ gọi là que tránh thai có chứa nội tiết tố dưới da, từ đó ngăn ngừa tình trạng mang thai. Que tránh thai có chứa hormone progestin, cụ thể là hormone etonogestrel. Que tránh thai được cấy ở dưới da tay. Sau khi cấy, Etonogestrel được giải phóng trong máu, giúp ngừa thai bằng cách ngăn chặn sự giải phóng trứng từ buồng trứng, đồng thời làm đặc chất chầy cổ tử cung, ngăn chặn tinh trùng xâm nhập vào tử cung.
Nếu cấy que trong 5 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, que cấy tránh thai sẽ có hiệu quả ngay lập tức. Ngược lại nếu trong khoảng thời gian khác thì khi quan hệ nên sử dụng các hình thức ngừa thai dự phòng như sử dụng bao cao su trong vòng 7 ngày.
Ưu điểm của phương pháp tránh thai bằng cấy que tránh thai này hiệu quả, có thể dùng trong 3 năm mới phải thay mới, không cần lo lắng trước khi quan hệ tình dục. Đặc biệt khi muốn có thai có thể lấy que tránh ra bất cứ lúc nào. Que tránh thai cũng không có Estrogen, an toàn cho những người không thể sử dụng biện pháp tránh thai chứa Estrogen.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, que cấy tránh thai có thể gây tác dụng phụ như vô kinh, rong kinh…
2. Vì sao cấy que tránh thai bị rong kinh?
Theo một nghiên cứu thực hiện khảo sát những đối tượng cấy que tránh thai cho thấy, cấy que tránh thai gây nên một số chảy máu bất thường như vô kinh (22,2%), chảy máu gián đoạn (33,6%), chảy máu thường xuyên (6,7%), chảy máu kéo dài (17,7%). Theo đó, rong kinh là tác dụng phụ hay gặp nhất khi cấy que tránh thai. Thời gian sau tình trạng rong kinh có thể nhẹ hơn, một số trường hợp nặng hơn hoặc mất kinh hoàn toàn.
Nguyên nhân cấy que tránh thai dẫn đến rong kinh là do hormone progestin khiến cho niêm mạc tử cung dày lên khiến cho thời gian bong niêm mạc và thời kỳ hành kinh bị rối loạn, chính vì vậy, khi cấy que tránh thai có thể dẫn đến rong kinh, cường kinh thậm chí tắt kinh.
Vậy cấy que tránh thai bị rong kinh bao lâu? Tùy vào cơ địa mà thời gian bị rong kinh khác nhau, có người cấy que tránh thai bị rong kinh cả tháng, 2 tháng thậm chị dài hơn, thậm chí cấy que tránh thai bị mất kinh (vô kinh). Sau một thời gian có thể có kinh trở lại.
3. Bị rong kinh khi cấy que tránh thai có sao không?
Nhiều chị em hoang mang liệu cấy que tránh thai bị rong kinh có sao không bởi sẽ gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như rong kinh, mụn trứng cá, tăng cân, buồn nôn, chóng mặt… Nếu rong kinh chỉ xảy ra trong 6 tháng đầu, lượng máu kinh ra ít thì chị em không cần quá lo lắng do nội tiết tố trong cơ thể chưa ổn định. Tuy nhiên những trường hợp rong kinh kéo dài, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm sinh lý như:
>>> Ảnh hưởng đến sức khỏe
Rong kinh quá nhiều và lâu sẽ khiến chị em bị mất máu, chị em gặp phải tình trạng đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, da xanh xao, sụt cân do thiếu máu.
>>> Tác động đến tâm lý
Rong kinh kéo dài do cấy que tránh thai còn khiến tâm lý của chị em bị ảnh hưởng. Chị em có thể khó chịu, tự ti về tình trạng rong kinh, mệt mỏi nếu rong kinh kéo dài.
Bên cạnh đó, rong kinh còn ảnh hưởng đến đời sống tình dục, không thoải mái.
>>> Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt
Một trong những việc chị em thường xuyên phải làm khi bị rong kinh khi cấy que tránh thai là phải thay băng vệ sinh hàng ngày. Dù tình trạng rong kinh ít hay nhiều thì đều gây bất tiện trong sinh hoạt, thậm chí về lâu dài có thể gây viêm nhiễm phụ khoa.
4. Cách khắc phục tình trạng rong kinh do cấy que tránh thai
4.1. Tư vấn phương pháp ngừa thai khác
Khi thực hiện cấy que tránh thai, các bác sĩ hoặc kỹ thuật viên có chuyên môn sẽ giải thích cụ thể những tác dụng phụ của phương pháp tránh thai này. Việc rong kinh sẽ có nhiều khả năng xảy ra.
Trường hợp rong kinh kéo dài trên 6 tháng, thậm chí cả năm hay trong trường hợp cấy que tránh thai không có kinh bỗng dưng rong kinh thì chị em nên tới bệnh viện để thăm khám, tư vấn cách điều trị hoặc chuyển sang các phương pháp ngừa thai khác phù hợp hơn.
Một số biện pháp tránh thai an toàn và mức độ hiệu quả như:
- Dùng bao cao su
- Thuốc tránh thai hàng ngày
- Thuốc tránh thai khẩn cấp
- Đặt vòng tránh thai
- Tiêm thuốc tránh thai
- Miếng dán tránh thai
- Triệt sản (thắt ống dẫn trứng với nữ, thắt ống dẫn tinh với nam)…
4.2. Sử dụng thuốc trị rong kinh
Có nhiều biện pháp can thiệp nhằm giảm thiểu tình trạng rong kinh khi cấy que ngừa thai như:
- Thuốc tránh thai kết hợp: cung cấp estrogen, progesterone liên tục để duy trì tính toàn vẹn của nội mạc tử cung
- Thuốc chống tiêu sợi huyết như axit tranexamic
- Sử dụng Vitamin E lâu dài trước kỳ kinh để hỗ trợ tình trạng rong kinh nhờ tác dụng chống oxy hóa phá vỡ chuỗi trong lipid sinh lý chính ngăn chặn quá trình peroxy hóa làm tăng phản ứng tạo mạch nội mạc tử cung.
Các thuốc này cần được chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng. Thuốc trị rong kinh cũng gây ra một số tác dụng phụ.
5. Lưu ý khi cấy que tránh thai hạn chế tình trạng rong kinh
Để hạn chế những tác dụng phụ của phương pháp cấy que tránh thai, chị em nên lưu ý:
- Khám tổng quát cũng như kiểm tra xem bản thân có dị ứng với que tránh thai hay không
- Nên chọn cơ sở y tế uy tín, đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn thực hiện cấy que
- Chống chỉ định cấy que tránh thai trong trường hợp đang mang thai, đang cho con bú dưới 6 tuần, mắc bệnh tim mạch, huyết áp
- Đảm bảo tâm lý thoải mái
- Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh
- Không sử dụng các chất kích thích, thuốc lá có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt
- Tập thể dục đều đặn
Trên đây là giải đáp về tình trạng rong kinh do cấy que tránh thai. Nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua hotline 0343446699 để được tư vấn giải đáp.
XEM THÊM:
- Rong kinh sau quan hệ có nguy hiểm không? Tìm hiểu ngay
- Chữa rong kinh bằng thuốc tránh thai hàng ngày hiệu quả không?
- Rong kinh ra máu đen: Nỗi lo của chị em phụ nữ
- Rong kinh cả tháng – Nguy hiểm chớ coi thường!
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Phương pháp cấy que tránh thai là gì?
https://www.healthline.com/health/birth-control-implant - Can thiệp ra máu âm đạo bất thường bằng que cấy tránh thai
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8078194/
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.