Cây nhọ nồi chữa gout có lẽ là điều khá mới mẻ với nhiều người. Vậy công dụng thực sự của bài thuốc dân gian này là gì và cách sử dụng thế nào cho đúng? Đây là thắc mắc của bạn Nguyễn Lan Anh (Triệu Sơn – Thanh Hóa) gửi tới chuyên gia của chúng tôi. Hãy cùng đến với giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Tác dụng của cây nhọ nồi trong điều trị bệnh
Cây nhọ nồi còn có tên gọi khác là cỏ mực. Đây là loài cây thân thảo, màu lục hoặc đỏ tía, lá mọc đối xứng hình mác, hoa màu trắng.
Theo y học cổ truyền, cây nhọ nồi có tác dụng lương huyết chỉ huyết, tư âm bổ thận. Loại cây này thường xuất hiện trong các bài thuốc chữa các bệnh như:
- Ho ra máu
- Đại, tiểu tiện ra máu
- Động thai ra máu, băng huyết, rong kinh
- Sốt xuất huyết
- Tưa lưỡi ở trẻ
- Chảy máu cam
- Viêm xoang
- Đau dạ dày
- Cao huyết áp
- Tóc bạc sớm
- Bệnh gout
Theo thaythuocvietnam.vn, cỏ nhọ nồi chứa tanin, chất đắng, alcaloid, các dẫn chất thiophen, các chất wedelolacton, stigmasterol, sitosterol, daucosterol, saponin… Nó có tác dụng cầm máu, ức chế tụ cầu vàng, liên cầu, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn than, trực khuẩn đại tràng.
: Bệnh Gout (gút) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị hiệu quả
2. Tại sao cây nhọ nồi chữa được bệnh gout
Sở dĩ, cây nhọ nồi được sử dụng trong bài thuốc chữa bệnh gout là do nó chứa các thành phần giúp giảm triệu chứng gout hiệu quả. Cụ thể là:
- Nhóm chất Flavonoid trong cây nhọ nồi có tác dụng chống viêm, giảm sưng tại các khớp bị ảnh hưởng do gout.
- Chất Saponin trong loại cây này tốt cho xương.
- Cỏ nhọ nồi hỗ trợ chức năng thận. Từ đó góp phần giúp việc đào thải axit uric qua đường nước tiểu thuận lợi hơn.
- Bên cạnh đó, bài thuốc chữa bệnh gout bằng cây nhọ nồi khá lành tính.
3. Cách sử dụng cây nhọ nồi chữa gout
Để điều trị gout có thể chỉ sử dụng cây nhọ nồi hoặc dùng kết hợp với các vị thảo dược khác. Sau đây là 3 bài thuốc nam trị gout từ cây nhọ nồi mà người bệnh có thể tham khảo.
3.1. Bài thuốc số 1
Chuẩn bị:
Thông thường, tất cả bộ phận nằm trên mặt đất của cây nhọ nồi đều có thể sử dụng làm thuốc dưới dạng tươi hoặc khô. Để sử dụng dạng khô phải cắt cây trước khi nó ra hoa, rửa sạch, để ráo, cắt khúc từ 3 – 5cm rồi phơi khô, sao vàng. Sau đó bảo quản trong lọ thủy tinh.
Cách thực hiện:
- Dùng 1 nắm nhọ nồi khô sắc nhỏ lửa với 6 bát nước tới khi còn 3 bát nước.
- Chia thuốc làm 3 phần, uống trong ngày.
3.2. Bài thuốc số 2
Chuẩn bị:
- Nhọ nồi, cao Thổ phục linh: mỗi loại 0,075g
- Cao nhàu, cao Ba kích: mỗi loại 0,0865g
- Cao Trạch tả: 0,07g
- Cao Hạ khô thảo: 0,065g
- Cao Hoàng bá: 0,055g
Cách thực hiện:
- Đem tất cả các nguyên liệu sắc với 6 bát nước tới khi còn một nửa lượng nước.
- Chia thuốc làm 3 phần uống trong ngày.
3.3. Bài thuốc số 3
Chuẩn bị:
- Nhọ nồi, rễ Cỏ xước, Hy thiêm: mỗi loại 16g
- Thổ phục linh: 20g
- Ngải cứu, Thương nhĩ tử: mỗi loại 12g
Cách thực hiện:
Cho tất cả vị thảo mộc vào sao vàng, sắc lấy nước (nên sắc đặc). Ngày uống 1 thang, uống liên tục từ 7 – 10 ngày.
4. Lưu ý khi dùng cây nhọ nồi chữa gout
- Trước khi sử dụng cần tham vấn ý kiến của bác sỹ.
- Không dùng cho người bị tiêu chảy, lạnh bụng, buồn nôn, huyết áp thấp.
- Trong quá trình sử dụng nếu cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường cần ngưng sử dụng.
- Người bệnh cần áp dụng chế độ tập luyện, dinh dưỡng khoa học, dành riêng cho người bị gout.
Bài thuốc sử dụng cây nhọ nồi chữa gout trên đây chỉ mang tính tham khảo. Điều quan trọng là người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Để biết thêm những thông tin liên quan, bạn Lan Anh có thể truy cập website tambinh.vn hoặc gọi tới tổng đài tư vấn sức khỏe miễn phí 0865 344 349 để được giải đáp.
XEM THÊM:
Tham Vấn Y Khoa
Dược sĩ Hoàng Mạnh CườngTốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.