Cây bá bệnh (tên khoa học là Eurycoma Longifolia), được lưu truyền trong dân gian với công dụng chữa “bách bệnh”. Loại dược liệu này không chỉ có mặt trong các bài thuốc chữa bệnh gout, bệnh tiêu hóa, giúp giải độc gan mà còn mang đến tác dụng tích cực trong cải thiện sinh lý cho phái mạnh.
1. Cây bá bệnh chữa yếu sinh lý nam có tốt không?
Trong Y học cổ truyền, cây bá bệnh được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như bách bệnh, mật nhân, hậu phác nam,… Cây có đặc điểm sống thành bụi, thân mảnh dẻ, ít phân cành, lá mọc so le. Bá bệnh phân bố chủ yếu ở vùng khí hậu nhiệt đới, trong đó có Việt Nam.
Theo Đông y, bá bệnh (Eurycoma Longifolia) có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, lương huyết, cường dương, bổ thận. Nhiều nam giới gặp vấn đề tiểu đêm, tiểu nhiều lần, yếu sinh lý đã sử dụng dược liệu này cho kết quả tốt.
Bên cạnh đó, y học hiện đại cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh công dụng của Bá bệnh với sức khỏe sinh lý. Trong thân và rễ bá bệnh có chứa các hợp chất như Quassinoid, Triterpen, Alcaloid Canthin, Alcaloid Carbolin… Những hoạt chất này đặc biệt cần thiết cho khả năng tình dục của phái mạnh. Đặc biệt, chúng có tác dụng tăng Testosterone nội sinh, từ đó cải thiện các vấn đề sinh lý như:
- Tăng ham muốn, nâng cao cảm xúc khi quan hệ
- Giảm rối loạn cương dương.
- Hạn chế xuất tinh sớm.
- Nâng cao số lượng, chất lượng tinh trùng.
- Tăng độ sung mãn, giảm mệt mỏi sau quan hệ.
- Hạn chế các biểu hiện mãn dục sớm ở nam giới.
Như vậy, cây bá bệnh chữa yếu sinh lý là thông tin hoàn toàn chính xác, có căn cứ khoa học đầy đủ, rõ ràng. Nam giới có thể an tâm sử dụng dược liệu này.
2. Các bài thuốc Đông y tăng cường sinh lý từ cây bá bệnh
Liều dùng khuyến cáo của bá bệnh là 40-60g mỗi ngày. Tùy vào mục đích sử dụng, sẽ có sự điều chỉnh hàm lượng và cách thức chế biến sao cho phù hợp. Dưới đây là các bài thuốc bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý cho phái mạnh từ cây bá bệnh.
2.1 Bài thuốc chữa thận âm hư, huyết suy từ cây bá bệnh
Công dụng bài thuốc:
Thận âm chủ dinh dưỡng, đóng vai trò duy trì sự khỏe mạnh của toàn cơ thể. Âm hư là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề như rối loạn cương dương, dương vật nhanh “xìu”, mộng tinh, di tinh. Bài thuốc chữa âm hư giúp cải thiện âm khí, khiến nam giới thêm sung mãn, dẻo dai trong mỗi “cuộc yêu”. Khả năng cương cứng của “cậu nhỏ” cũng tốt hơn.
Nguyên liệu:
- Rễ cây bá bệnh: 60g
- Hà thủ ô: 100g
- Đậu đen xanh lòng: 120g
- Dây tơ hồng: 20g
- Rễ cỏ xước, tang chi, huyết rồng, muống biển: mỗi loại 8g
Cách làm:
Tất cả nguyên liệu đem rửa sạch rồi cho vào ấm, đổ thêm khoảng 1,5 lít nước, sắc trong vòng 2 tiếng. Lọc lấy nước, uống trong ngày. Mỗi ngày dùng một thang trong vòng ít nhất 1 tháng.
Yếu sinh lý nam là gì? Nguyên nhân – Biểu hiện và cách phòng tránh
2.2 Bài thuốc dân gian tăng cường sinh lực nam giới từ cây bá bệnh
Công dụng:
Thể lực ốm yếu, suy kiệt chính là một trong các nguyên nhân dẫn đến yếu sinh lý, giảm khả năng tình dục ở cánh mày râu. Bài thuốc dưới đây có công dụng bồi bổ cơ thể, nâng cao sức khỏe tổng quát, giúp nam giới tự tin, dũng mãnh hơn mỗi lần “lâm trận”.
Chuẩn bị:
- Bá bệnh: 40g
- Nhân sâm: 5g
- Nấm linh chi: 50g
Cách làm:
Bá bệnh, nhân sâm, linh chi đem thái nhỏ. Thêm 1 lít nước sắc kỹ khoảng 1 tiếng. Chia làm 4 lần uống, phần bã bỏ.
2.3 Rượu ngâm bá bệnh giúp bổ thận tráng dương
Công dụng:
Rượu ngâm từ bá bệnh kết hợp với các loại thảo dược có tác dụng bổ thận tráng dương, tăng hormone sinh lý nam giới, tăng sức khỏe và độ dẻo dai, hạn chế đau nhức xương khớp, giúp cánh mày râu da dẻ hồng hào, ăn ngon, ngủ tốt hơn.
Nguyên liệu:
- Rễ bá bệnh: 5g
- Hồng sâm: 20g
- Đương quy: 20g
- Dâm dương hoắc: 30g
- Chuối hột chín sấy hoặc phơi khô: 30g
- Hà thủ ô: 20g
- Đỗ trọng: 30g
- Câu kỷ tử: 20g
- Táo tầu khô: 20 quả
- Rượu nếp: 15 lít
Cách làm:
Toàn bộ nguyên liệu đem rửa sạch, hong khô. Loại nào kích thước lớn có thể đem thái nhỏ. Cho tất cả vào bình thủy tinh sạch rồi đổ phần rượu đã chuẩn bị vào. Mỗi ngày dùng đũa cả khuấy đều một lần cho dược liệu không bị nổi lên trên. Sau 15 ngày có thể sử dụng được.
Liều dùng: Mỗi lần dùng 20-40ml (khoảng 1 cốc nhỏ), uống trong khi dùng bữa hoặc sau khi ăn xong.
2.4 Bột tán bá bệnh (mật nhân) chữa yếu sinh lý
Công dụng:
Đây là bài thuốc sử dụng nguyên liệu hoàn toàn từ cây bá bệnh. Nam giới sử dụng bài thuốc này giúp tăng ham muốn, cải thiện tình trạng mệt mỏi khi quan hệ.
Chuẩn bị:
- Rễ bá bệnh
- Vỏ ở phần thân bá bệnh
- Rượu trắng
Cách làm:
Rễ cây và vỏ bá bệnh đem tẩm rượu sao vàng trên bếp cho đến khi thấy mùi thơm của dược liệu. Tán thành bột, uống mỗi ngày khoảng 10-16g (chia nhỏ thành 2-3 lần/ ngày). Nếu không có dụng cụ tán, cũng có thể sắc kỹ dùng hàng ngày.
2.5 Bá bệnh kết hợp mật ong làm hoàn
Công dụng:
Bá bệnh và mật ong đều rất tốt cho sức khỏe và sinh lý đàn ông. Kết hợp hai nguyên liệu này sẽ mang đến tác dụng tốt trong việc cải thiện khả năng “chăn gối” của phái mạnh, giúp cải thiện lưu thông khí huyết, hạn chế xuất tinh sớm, di tinh, mộng tinh.
Nguyên liệu:
- Rễ bá bệnh: 500g
- Mật ong: 300ml
- Rượu trắng: 300ml
Cách làm:
- Rễ bá bệnh thái nhỏ, tẩm rượu trắng rồi đem sao vàng.
- Đến khi nguyên liệu thơm và giòn, tán thành bột mịn.
- Cho phần mật ong đã chuẩn bị vào bột tán, đảo và nhồi cho đến khi thành một khối mềm.
- Viên thành từng viên nhỏ.
Cách dùng: Thời gian đầu, dùng 6g hoàn mỗi ngày. Sau đó tăng dần liều lượng lên cho đến khi đạt 10g/ ngày. Sử dụng liên tục ít nhất 30 ngày để có hiệu quả tốt.
3. Tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng cây bá bệnh (Eurycoma Longifolia)
Tác dụng của cây bá bệnh trong việc chữa yếu sinh lý và các bệnh khác là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cánh báo người dùng một số tác dụng phụ sau nếu sử dụng bá bệnh sai cách hoặc dùng với liều lượng cao:
- Mất ngủ kéo dài, ngủ không ngon giấc.
- Làm tăng thân nhiệt.
- Kích thích não bộ bồn chồn, lo lắng, gây nóng nảy, tức giận.
- Đâu đầu, chóng mặt, buồn nôn.
- Hạ huyết áp, hạ đường huyết.
4. Những ai không nên sử dụng cây bá bệnh?
Để tránh những phản ứng không mong muốn, gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, những đối tượng sau đây không nên dùng cây bá bệnh:
- Người có thể trạng gầy yếu.
- Người có bệnh nặng như ung thư, các bệnh mãn tính đang tiến triển.
- Người mắc bệnh gan, thận, dạ dày.
- Người mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao.
- Người có tiền sử tiểu đường, bệnh nhân tiểu đường.
- Nam giới viêm hoặc u xơ tuyến tiền liệt.
- Những người đang sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh cũng không nên dùng vì có thể làm giảm hiệu quả thuốc.
5. Một số lưu ý khi sử dụng cây bá bệnh – mật nhân
- Nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng dược liệu.
- Tuyệt đối không lạm dụng bá bệnh với liều lượng vượt quá 60g/ ngày.
- Cần lựa chọn bá bệnh có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo không tồn dư hóa chất trong quá trình sao tẩm, phơi sấy dược liệu.
- Không dùng bá bệnh khi thấy dấu hiệu mốc, thối.
- Nước thuốc sau khi đã đun sắc chỉ nên dùng trong ngày.
- Mỗi đợt dùng bá bệnh chỉ tối đa 3 tháng. Sau đó, cần nghỉ 1 tháng rồi mới tiếp tục dùng.
- Những người đang dùng bá bệnh không nên lái xe đường dài hoặc làm những công việc chân tay nguy hiểm bởi rất dễ mất tập trung, gây hậu quả đáng tiếc.
Trên đây là những thông tin liên quan đến tác dụng chữa yếu sinh lý của cây bá bệnh (Eurycoma Longifolia). Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào, hãy để lại comment dưới bài viết hoặc liên hệ tới số hotline 0865 344 349.
XEM THÊM:
- Tác dụng của tỏi với khả năng tình dục của phái mạnh: Cách sử dụng hiệu quả
- Ăn trứng vịt lộn chữa yếu sinh lý – Thực hư công dụng
- Mệt mỏi sau quan hệ ở nam giới– Nguyên nhân và giải pháp
Tham Vấn Y Khoa
Dược sĩ Hoàng Mạnh CườngTốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.