90% chúng ta không biết vai trò và cấu tạo mạch máu như thế nào?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MỠ MÁU

    90% chúng ta không biết vai trò và cấu tạo mạch máu như thế nào?

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    04/08/21

    Máu là thành phần quan trọng cho sự sống của cơ thể. Khi chúng ta thiếu máu hoặc quá trình lưu thông máu gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí có thể tử vong. Vậy mạch máu có vai trò như thế nào? Cấu tạo của mạch máu ra sao? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

    5/5 - (65 bình chọn)

    1. Mạch máu trong cơ thể là gì?

    Mạch máu là hệ thống ống dẫn mang máu từ tim đến các cơ quan khác trong cơ thể, thực hiện nhiệm vụ trao đổi chất.

    Tất cả các tế bào trong cơ thể đều cần oxy, chất dinh dưỡng thiết yếu trong máu. Nếu không có, tất cả các tế bào sẽ chết. Hoạt động co bóp của tim thực hiện nhiệm vụ đưa oxy, chất thiết yếu đến các cơ quan thông qua hệ thống mạch máu.

    2. Cấu tạo mạch máu trong cơ thể

    Trong cơ thể, hệ thống mạch máu được chia làm 3 loại: động mạch, mao mạch, tĩnh mạch. Mỗi mạch máu lại có cấu tao và thực hiện chức năng khác nhau. Sự phối hợp nhịp nhàng với nhau để đảm bảo cơ thể hoạt động bình thường.

    hệ thống mạch máu

    Hệ thống mạch máu được chia làm 3 loại

    2.1. Động mạch

    Thành động mạch gồm 3 lớp: lớp áo trong (lớp nội mạc) nằm trong cùng được cấu tạo từ các tế bào nội mạc mạch máu, lớp áo giữa (lớp đàn hồi) có các cơ trơn và sợi chun co giãn. Cuối cùng là lớp ngoài chứa các mô liên kết.

    Động mạch là mạch máu mang máu giàu oxy từ tim đến các mô trong cơ thể. Chúng chia thành nhiều nhánh nhỏ, nhánh nhỏ này được chia thành các nhánh nhỏ hơn được gọi là tiểu động mạch. Tiểu động mạch có nhiệm vụ giúp mạch máu đi xa hơn, đưa máu đến tận cùng mô cơ quan.

    2.2. Mao mạch

    Thành mao mạch được cấu tạo bởi các lớp tế bào nội mạc. Là mạch máu nhỏ liên kết giữa các tiểu động mạch, tiểu tĩnh mạch. Những mạch máu này có thành mỏng, cho phép oxy, chất dinh dưỡng đi vào tế bào. Đồng thời, carbon dioxide và chất thải qua thành mạch để vào máu.

    Quá trình trao đổi chất giữa mô cơ quan và mạch máu được thực hiện tại mao mạch này.

    2.3. Tĩnh mạch

    Tĩnh mạch cũng có cấu tạo tương tự như động mạch với 3 lớp. Tuy nhiên, so với động mạch thì tĩnh mạch nhỏ hơn, lớp áo trong của mạch này có van tĩnh mạch. Chúng thực hiện nhiệm vụ mang máu về tim. Kích thước của tĩnh mạch càng lớn thì vị trí càng gần về tim. Tĩnh mạch lớn nhất là ở phần đầu hai tay về tim, còn tĩnh mạch chủ dưới mạch máu từ bụng về hai chi dưới.

    3. Mạch máu thực hiện chức năng gì?

    Mạch máu gồm có hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương, đây là 3 thành phần chính không thể thiếu cho sự sống.

    Để giữ cơ thể luôn hoạt động bình thường, mạch máu thực hiện 2 chức năng chính sau:

    Chức năng của mạch máu

    Chức năng của mạch máu

    3.1. Vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng

    Mạch máu vận chuyển oxy từ phổi đến tế bào và vận chuyển CO2 từ tế bào đến phổi. Đồng thời, mạch máu cung cấp chất dinh dưỡng từ cơ quan tiêu hóa đến bộ phận trong cơ thể. Nhờ sự di chuyển của máu mà axit amin, chất béo, glucose được cung cấp đầy đủ cho các tế bào.

    Ngoài ra, máu cũng thực hiện công việc ngược lại, làm trung gian vận chuyển chất thải đến thận, cơ quan bài tiết của cơ thể. Đồng thời, giúp điều hòa nhiệt độ bằng cách tống nhiệt khỏi cơ thể khi đưa đến hệ thống da.

    3.2. Bảo vệ và điều hòa cơ thể

    Chức năng bảo vệ cơ thể được thực hiện thông qua tế bào bạch cầu. Thành phần này có vai trò cầm máu, làm lành vết thương. Đồng thời, kháng lại yếu tố gây hại, bảo vệ cơ thể.

    Ngoài ra, trong máu có chứa thành phần hormone có khả năng điều hòa quá trình trao đổi chất, từ đó máu thực hiện nhiệm vụ điều hòa cơ thể.

    4. Các bệnh lý phổ biến về mạch máu

    Mạch máu thực hiện chức năng giúp cơ thể hoạt động bình thường, tuy nhiên khi mạch máu gặp vấn đề sẽ gây ra các bệnh lý nguy hiểm, cụ thể:

    4.1. Bệnh lý xảy ra ở động mạch

    – Đau thắt ngực

    – Nhồi máu cơ tim

    – Phình động mạch chủ bụng

    – Xơ vữa động mạch

    4.2. Bệnh lý xảy ra ở mao mạch

    – Viêm mao mạch dị ứng

    – Hội chứng rò mao mạch hệ thống

    4.2. Bệnh lý ở tĩnh mạch

    – Huyết khối tĩnh mạch sâu

    – Viêm tĩnh mạch

    – Giãn tĩnh mạch

    – Suy van tĩnh mạch

    5. Lưu ý giúp mạch máu luôn khỏe mạnh

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, để mạch máu lưu thông khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh lý như: Xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, phình động mạch… người bệnh cần lưu ý những điều sau:

    5.1. Tập thể dục thể thao thường xuyên

    Tập thể dục ít nhất 150 phút/ tuần giúp lưu thông máu, tinh thần thoải mái, cơ thể sảng khoái.

    Ngoài ra, tập luyện thể dục, thể thao hàng ngày còn giảm rủi ro các bệnh về tim mạch. Đồng thời, kiểm soát cân nặng, giảm mỡ thừa bám vào thành mạch.

    Bạn có thể tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng hoặc chơi những môn thể thao như: Chạy bộ, bơi lội, đạp xe…

    5.2. Mát xa thư giãn

    Mát xa không chỉ thư giãn đầu óc, mà còn giúp các mạch máu nới lỏng, máu được lưu thông đến các cơ thể.

    Ví dụ, để tăng cường lưu thông máu đến chân, bạn nên mát xa chân, ngâm chân với nước ấm.

    5.3. Hạn chế uống rượu bia, đồ ăn nhiều cholesterol

    Rượu bia, đồ uống có cồn, thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao là nguyên nhân làm tăng mỡ máu, mỡ bám vào thành mạch sẽ cản trở quá trình lưu thông máu.

    Vì vậy, để máu được lưu thông tốt, mỗi người nên xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học, hạn chế rượu bia, đồ ăn nhiều cholesterol, thực phẩm chiên rán. Đồng thời, bổ sung rau xanh, hoa quả nhiều màu sắc.

    5.4. Giảm bớt lượng muối hấp thụ

    Chúng ta đều biết ăn mặn ảnh hưởng tới huyết áp và tim mạch. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu còn chỉ ra muối ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu.

    Vì vậy, người bệnh nên hạn chế muối trong khẩu phần ăn hàng ngày để giảm nguy cơ mắc bệnh.

    Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu về vai trò và cấu tạo của mạch máu. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình.

    Xem thêm:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Vì sao có máu nhiễm mỡ ở người gầy? Xem ngay câu trả lời từ chuyên gia 12/07/21
      Chào chuyên gia, tôi thường xuyên thấy biểu hiện hoa mắt chóng mặt, tức ngực khó thở, đến khi đi…
      Chỉ số HDL – Cholesterol là gì? Những cách cải thiện HDL tốt nhất! 18/06/21
      HDL – Cholesterol là một trong những thành phần mỡ tốt quan trọng đối với sức khỏe tim mạch. Duy…
      Lọc mỡ máu là gì? Chi phí tốn kém không? Quy trình chi tiết 29/06/21
      Lọc mỡ máu là giải pháp nhanh chóng giúp loại bỏ các thành phần mỡ xấu trong máu, ít biến…
      6+ cách giảm mỡ máu không cần thuốc từ chuyên gia 27/05/21
      Mỡ máu cao với những biến chứng nguy hiểm đã trở thành nỗi ám ảnh của không ít người. Tuy…
      Xem thêm