Ngải cứu là nguyên liệu dễ tìm, xuất hiện trong nhiều mẹo dân gian trị bệnh xương khớp từ xa xưa tới nay. Một trong số đó phải kể tới cách chữa đau vai gáy bằng ngải cứu.
1. Tác dụng của ngải cứu đối với người bị đau vai gáy
Đau vai gáy là một trong những tình trạng khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Nó không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn gián tiếp ảnh hưởng tới hoạt động hàng ngày và công việc. Để giảm bớt tình trạng này, nhiều người đã lựa chọn cách chữa đau vai gáy bằng ngải cứu vì những tác dụng mà nó đem lại.
Theo y học cổ truyền, ngải cứu có tính ấm, vị cay đắng, có khả năng làm ấm kinh, trừ hàn thấp… Theo khoa học hiện đại, ngải cứu chứa các hoạt chất như cineol, tricosanol, este dehydro matricaria… giúp giảm đau thần kinh. Vì vậy nó có thể hỗ trợ trị đau mỏi cổ vai gáy, đau lưng, thoát vị đĩa đệm…
Những lợi ích mà ngải cứu có thể đem lại cho người bị đau vai gáy là:
- Cải thiện tình trạng đau nhức
- Tăng cường lưu thông khí huyết
- Giãn cơ, giảm co cứng, tê bì
- Đem tới cảm giác thư giãn
Hơn nữa, bạn có thể dễ dàng tìm mua ngải cứu với giá rẻ. Ngoài ra vì có nguồn gốc thiên nhiên nên mẹo chữa đau vai gáy bằng ngải cứu khá lành tính.
Tìm hiểu nguyên nhân gây đau mỏi cổ vai gáy
2. Chi tiết 7 cách chữa đau vai gáy bằng ngải cứu
Có nhiều cách sử dụng ngải cứu trị đau vai gáy. Bạn có thể áp dụng một hoặc một vài cách dưới đây.
2.1. Nước sắc ngải cứu
Nếu quen với vị đắng của ngải cứu thì bạn có thể dùng nước sắc ngải cứu. Cách này đặc biệt thích hợp cho những người bị đau vai gáy do khí huyết ứ trệ vì sai tư thế và thường xuyên lao động nặng.
- Lấy 50g ngải cứu tươi nhặt sạch, rửa sạch, để ráo.
- Nấu ngải cứu với 1,5 lít nước cho tới khi còn lại 1 lít.
- Chắt lấy nước uống trong ngày.
- Thực hiện trong vòng 7 ngày.
2.2. Chườm ngải cứu chữa đau vai gáy
Một trong những mẹo chữa đau vai gáy phổ biến khác là chườm ngải cứu. Vậy chườm ngải cứu có tác dụng gì? Chườm ngải cứu sẽ giúp lưu thông khí huyết, hỗ trợ giảm co cơ, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép.
- Rửa sạch 300g lá ngải cứu, để ráo. Giã dập ngải cứu.
- Sao nóng ngải cứu cho tới khi có mùi thơm.
- Để ngải cứu nguội bớt rồi cho vào một miếng vải sạch và chườm lên vùng vai gáy bị đau trong 15 phút.
- Thực hiện 1 hoặc 2 lần mỗi ngày.
Lưu ý tới độ nóng để tránh làm bỏng da. Trong trường hợp đang chườm mà ngải cứu bị nguội có thể sao nóng lại. Sau khi chườm có thể massage nhẹ nhàng vùng vai gáy.
2.3. Ngải cứu và muối biển
Nhiều người không khỏi thắc mắc muối rang ngải cứu có tác dụng gì, tại sao lại kết hợp chúng với nhau. Muối biển khi rang nóng giúp hoạt huyết, là chất dẫn giúp thảo dược có thể dễ dàng đi vào kinh mạch.
- Rửa sạch, để ráo 300g ngải cứu tươi.
- Sao nóng ngải cứu với một nắm muối biển cho tới khi có mùi thơm.
- Để hỗn hợp nguội bớt rồi cho ra khăn vải sạch bọc lại rồi chườm lên vùng vai gáy bị đau trong từ 10 – 15 phút.
2.4. Cách chữa đau vai gáy bằng ngải cứu và giấm
Ngoài kết hợp với muối, ngải cứu còn có thể dùng chung với giấm gạo. Giấm giúp giảm đau, tiêu viêm.
- Lấy 300g ngải cứu tươi rửa sạch, cắt đoạn nhỏ rồi giã nát.
- Trộn ngải cứu với 200ml giấm ăn rồi nấu cho ấm hỗn hợp.
- Bọc hỗn hợp vào túi vải rồi chườm lên vùng vai gáy 15 phút.
- Thực hiện 1 lần/ngày.
2.5. Ngải cứu và gừng
Gừng có tính ấm, vị cay nồng, giúp giảm đau nhức đặc biệt là do nhiễm lạnh. Bởi gừng sẽ giúp lưu thông máu, giảm co cứng, làm ấm cơ. Dùng ngải cứu và gừng sẽ giúp giảm bớt các cơn đau mỏi vai gáy.
- Lấy 200g lá ngải cứu tươi và một củ gừng rửa sạch rồi giã nát.
- Cho ngải cứu và gừng vào chảo sao nóng cho tới khi có mùi thơm.
- Bọc hỗn hợp vào miếng vải sạch rồi chườm lên vai gáy trong 15 phút.
- Thực hiện 1 hoặc 2 lần mỗi ngày.
2.6. Ngải cứu, lá lốt và rượu trắng
Lá lốt có tính ấm, vị cay, mùi thơm, giúp tán hàn, hạ khí. Lá lốt thường xuất hiện trong nhiều mẹo chữa bệnh xương khớp. Trong lá lốt chữa nhiều thành phần giúp kháng viêm, giảm đau. Ngải cứu kết hợp cùng lá lốt và rượu trắng giúp gia tăng hiệu quả. Cách này giúp giữ ấm cho khớp, tiêu phong trừ thấp, thông kinh lạc.
- Lấy 200g ngải cứu tươi và 200g lá lốt tươi rửa sạch, để ráo.
- Giã nát ngải cứu và lá lốt rồi trộn với 500ml rượu trắng.
- Cho hỗn hợp vào nồi nấu cho tới khi khô rồi cho vào túi vải bọc lại để chườm lên vùng vai gáy.
- Thực hiện 1 lần/ngày.
2.7. Cách chữa đau vai gáy bằng món ăn từ ngải cứu
Cách đơn giản nhất chính là dùng ngải cứu như một nguyên liệu chế biến món ăn. Đó có thể là trứng rán ngải cứu, canh ngải cứu, gà tần ngải cứu…
Trứng rán ngải cứu:
- Nhặt, rửa sạch một nắm lá ngải cứu non, để ráo rồi thái nhỏ.
- Cho ngải cứu vào bát trộn cùng 2 quả trứng gà, nêm gia vị vừa ăn.
- Áp chảo hỗn hợp trứng và ngải cứu.
Canh ngải cứu
- Nhặt, rửa sạch một nắm lá ngải cứu non, cắt khúc vừa ăn.
- Ướp 100g thịt nạc băm rồi xào qua.
- Đổ nước vào thịt đun sôi rồi cho ngải cứu vào và tắt bếp.
Gà tần ngải cứu
- Làm sạch 1 con gà khoảng dưới 1,5kg.
- Nhặt và rửa sạch khoảng 600g ngải cứu.
- Ướp gà với gói gia vị thuốc bắc vùng một chút muối trong 30 phút.
- Phủ 1 lớp ngải cứu xuống dưới đáy nồi và nhồi một ít vào bụng gà. Phần còn lại phủ lên trên gà.
- Hầm gà với 3 bát nước trong 45 phút.
3. Lưu ý khi chữa đau vai gáy bằng ngải cứu
- Cách chữa đau mỏi vai gáy bằng ngải cứu này chỉ phù hợp cho trường hợp nhẹ và chỉ giúp cải thiện triệu chứng. Một số trường hợp không nên áp dụng biện pháp này là: Phụ nữ mang thai và cho con bú, người bị bệnh gan, thận, rối loạn tiêu hóa.
- Nhiều người không khỏi băn khoăn liệu chữa đau vai gáy bằng ngải cứu có hiệu quả không? Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này bởi hiệu quả đạt được tùy thuộc vào cơ địa từng người.
- Trong quá trình sử dụng nếu cơ thể có dấu hiệu bất thường cần ngưng ngay và báo cho bác sĩ.
- Nếu sau một thời gian dùng ngải cứu mà tình trạng không được cải thiện hãy chuyển sang phương pháp khác.
- Kết hợp với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học. Hạn chế duy trì một tư thế trong thời gian dài, bê vác nặng.
Cách chữa đau vai gáy bằng ngải cứu nêu trên chỉ mang tính tham khảo. Trong tình trạng cơn đau kéo dài hoặc tăng nặng hãy tới các cơ sở y tế để được thăm khám. Nếu cần tư vấn thêm về tình trạng đau vai gáy hãy gọi tới tổng đài 0343 44 66 99.
XEM THÊM
- Tham khảo mẹo chữa đau vai gáy tại nhà đơn giản
- Đau vai gáy nên ăn gì và kiêng gì theo gợi ý từ chuyên gia
- TPBVSK hỗ trợ giảm triệu chứng của đau vai gáy
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.