Tôi mới bị chẩn đoán bị gút tháng trước, tuân thủ kiêng khem rất kỹ. Nhưng tôi đặc biệt thích món yến sào, xin hỏi bệnh gút ăn tổ yến được không? Tôi thấy người nói ăn được, người khuyên không nên ăn.
(Hoàng Thị Hậu – Kiến Xương, Thái Bình)
Thạc sĩ, bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Thị Hằng sẽ giải đáp thắc mắc của bệnh nhân Hoàng Thị Hậu trong bài viết dưới đây.
1. Giá trị dinh dưỡng của tổ yến
XEM THÊM:
- Bệnh (gout) gút có được ăn cá hồi không? Nên ăn những loại cá gì?
- Bệnh gout(gút) có nên ăn sữa chua không? Chuyên gia giải đáp
- Bệnh (gout) gút có nên ăn thịt vịt? Chuyên gia giải đáp
Tổ yến (yến sào) được làm từ nước bọt của chim yến vào mùa sinh sản.
Đây là một món ăn ngon, vô cùng bổ dưỡng mà trước đây thường chỉ có giới vương công quý tộc mới được ăn.
Tuy nhiên hiện nay, món ăn này không quá khan hiếm ở Việt Nam dù giá thành khá đắt đỏ.
1.1. Trong thành phần dinh dưỡng của tổ yến có chứa:
– Chủ yếu là hàm lượng protein (40% – 55%)
– Các axit amin không thể thay thế được và rất cần thiết cho con người như: cystein, phenylalanine, tyrosin…
– Các khoáng chất như canxi, sắt, kali, phốt pho và magie.
1.2. Phân loại tổ yến
Dựa theo màu sắc, yến được chia làm 3 loại: bạch yến, hồng yến và huyết yến.
– Bạch yến: có màu trắng, là loại yến phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Và đây là loại có giá thành rẻ nhất trong 3 loại.
– Hồng yến: có màu vàng cam. Hồng yến có màu càng đậm thì giá thành sẽ càng cao.
– Huyết yến: có màu đỏ tươi và có giá thành cao nhất bởi chúng rất hiếm.
Theo các chuyên gia, 3 loại yến trên đều có hàm lượng dinh dưỡng như nhau nhưng vì độ khan hiếm nên chúng mới có giá thành chênh lệch như vậy.
1.3. Tác dụng của tổ yến
– Tăng cường hệ miễn dịch
– Làm chậm quá trình lão hóa
– Bồi bổ cho hệ thần kinh
– Giúp hấp thụ vitamin D tốt hơn
– Bổ thận, mạnh gân xương.
2. Bệnh gút ăn tổ yến được không?
Trả lời câu hỏi bị bệnh gút ăn yến sào được không, bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Thị Hằng cho rằng, người bệnh gout hoàn toàn có thể ăn được loại thực phẩm giàu dinh dưỡng này. Cụ thể:
– Không chỉ có tác dụng bồi bổ cơ thể khi bị bệnh, tổ yến còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng giúp cho người bệnh “chiến đấu” với các triệu chứng của gút.
– Các khoáng chất canxi, sắt, kali… có trong tổ yến giúp bảo vệ xương chắc khỏe, tái tạo các mô sụn khớp, làm tăng tiết dịch nhầy tại bọc sụn, giúp giảm đau nhanh, cho người bệnh cảm giác dễ chịu.
– Người bệnh gút có thể bổ sung yến sào vào thực đơn vì chúng ít nhân purin nên không gây hại cho sức khỏe.
– Đặc biệt, một số chất trong đó còn có khả năng kích thích đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Nhờ thế mà giảm được triệu chứng bệnh và có lợi hơn với người bị gút.
3. Người bệnh gút ăn tổ yến thế nào để an toàn?
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hằng, dù các thành phần có trong tổ yến an toàn cho người bệnh gút. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người bệnh gút cần biết dùng đúng cách như sau:
Trong những ngày đầu tiên sử dụng các món chế biến từ yến, người bệnh cần theo dõi phản ứng của cơ thể. Cụ thể, người bệnh cần chú ý xem biểu hiện và triệu chứng bệnh gút có tái phát hay không.
Theo khuyến cáo, người bệnh chỉ nên dùng không quá 3g yến tinh/ ngày. Và không quá 3 lần/ tuần. Bởi nếu ăn quá nhiều hệ tiêu hóa của bệnh nhân có thể sẽ không phân giải và hấp thụ hết những dưỡng chất từ tổ yến, nhất là những người cao tuổi, việc sử dụng liên tục tổ yến sẽ tác động xấu đến hệ thống tiêu hóa. Sử dụng tổ yến một cách không khoa học sẽ làm cho bạn bị khó chịu, chướng bụng. Trước khi sử dụng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị về dự định dùng tổ yến bồi bổ sức khỏe cho bệnh nhân gút của mình. Tránh việc tự ý sử dụng mà chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
Vì tổ yến là thực phẩm quý, đắt đỏ nên việc hàng giả hàng kém chất lượng trôi nổi trên thị trường là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, trước khi mua, bạn cần chú ý đến nguồn gốc và chất lượng tổ yến để tìm mua tại các cơ sở uy tín, chất lượng, đảm bảo. Trong đó, Khánh Hòa là địa phương nổi tiếng với số lượng chim yến đảo tự nhiên lớn và nghề nuôi chim yến nhà phát triển.
4. Cách chế biến tổ yến
Người bệnh gút có thể tham khảo món ăn yến chưng đường phèn vừa ngon vừa lành dưới đây:
Chuẩn bị:
– 1g yến tinh
– 2-3 viên đường phèn
– 1 vài lát gừng tươi đã cạo vỏ cắt thành sợi nhỏ.
– 1-2 táo đỏ, hạt sen, bạch quả.
Cách làm:
– Tổ yến làm sạch ngâm trong nước ấm để rã thành sợi.
– Dùng tay bóp nhẹ để ráo nước.
– Cho yến vào bát ngập nước sao cho nước ngập 2/3 bát, thêm đường phèn và các nguyên liệu khác.
– Chưng cách thủy khoảng 30 phút là có thể dùng được.
Trên đây Ths.Bs Y học cổ truyền Nguyễn Thị Hằng đã trả lời câu hỏi bệnh gút có ăn tổ yến được không của bệnh nhân Hoàng Thị Hậu. Để tìm hiểu những thông tin hữu ích khác về bệnh gout, bạn có thể truy cập tại website tambinh.vn. Chúc bạn sức khỏe!
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.