Bài tập thể dục giảm cholesterol vừa giúp đào thải mỡ xấu, vừa tăng cường đề kháng, ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch, xương khớp. Với nhiều tác dụng như vậy, người bị mỡ máu cao có thể thực hiện được những bộ môn nào, nguyên tắc tập luyện và lưu ý gì, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Tác dụng của tập thể dục giảm cholesterol, giảm mỡ máu
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), tập thể dục có thể làm giảm cholesterol trong máu và giảm huyết áp cao. Chỉ cần đi bộ 5 lần mỗi tuần, mỗi lần trong khoảng 1 tiếng có thể làm tăng cholesterol tốt trong cơ thể. Từ đó giúp giảm cholesterol xấu.
Đối với người bị mỡ máu cao, việc tập thể dục sẽ giúp:
- Cải thiện số lượng và kích thước của các hạt mang cholesterol trong cơ thể.
- Những người thường xuyên tập thể dục, các ‘hạt cholesterol’ trong máu sẽ mềm hơn và ít có nguy cơ làm tắc nghẽn động mạch.
- Giúp giảm cholesterol xấu LDL, triglycerid, ngăn ngừa các biến chứng tim mạch
- Tăng sức đề kháng cho cơ thể
Ngoài ra, theo Tạp chí béo phì, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, những đối tượng thừa cân béo phì nếu đi bộ, chạy bộ hay đạp xe kết hợp chế độ ăn giảm cholesterol sẽ cải thiện được cholesterol toàn phần, cholesterol LDL và chất béo trung tính triglyceride, từ đó giảm nguy cơ mỡ máu cao và các biến chứng tim mạch.
Vậy có những bài tập thể dục giảm cholesterol nào, dưới đây là 6 bài tập, bộ môn thể thao bạn có thể tham khảo để giảm mỡ máu.
Điều trị rối loạn mỡ máu: Chọn Đông y hay Tây y?
2. Top 6 bài tập thể dục giảm cholesterol hiệu quả người bị mỡ máu cao, béo phì nên áp dụng
Theo Hiệp hội Tim mạch của Mỹ, vừa kết hợp các bài tập thể dục với chế độ ăn uống sinh hoạt điều độ có thể giảm cholesterol trong máu hiệu quả. Cụ thể, bạn có thể áp dụng một số bài tập thể dục sau:
2.1. Chạy bộ là phương pháp hiệu quả đốt mỡ thừa
Chạy bộ thường xuyên mang đến lợi ích cho sức khỏe, giúp cải thiện sức khỏe tinh thần, giảm cân, từ đó làm giảm được lượng mỡ xấu nhất định trong cơ thể, tăng cường lưu thông máu.
Đánh giá năm 2019 đăng tải trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh chỉ ra, bất kỳ hoạt động thể chất chạy bộ nào cũng có thể giảm được tới 27% nguy cơ tử vong do các nguyên nhân gây ra. Ngoài ra, chạy bộ cũng giúp giảm lượng cholesterol xấu LDL trong máu.
2.2. Bài tập thể dục giảm cholesterol, giảm mỡ xấu bằng đi bộ
Đi bộ hay đi bộ tốc độ nhanh hơn đều có tác dụng đối với sức khỏe tim mạch. Trên tạp chí Bệnh xơ cứng động mạch, Huyết khối và Sinh học máu năm 2013 chỉ ra, người đi bộ nhưng tiêu tốn nhiều sức lực, calo giúp giảm cholesterol và giảm huyết áp cao.
Nên đi bộ một tiếng đồng hồ vào 5 ngày trong tuần và kiên trì thực hiện để thấy hiệu quả, đặc biệt với người mỡ máu cao.
2.3. Đạp xe là cách giảm cholesterol xấu hiệu quả
Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy những người thường xuyên đạp xe đạp ít có nguy cơ tăng cholesterol trong máu hơn so với những người không đạp xe. Không chỉ vậy, bộ môn này còn làm giảm tần suất đau tim đối với người trong tầm tuổi 50 – 65.
2.4. Bơi lội cũng làm giảm mỡ máu
Bơi lội có lẽ là bài tập aerobic hữu hiệu, không chỉ thư giãn xương khớp mà còn cải thiện mức độ mỡ xấu trong cơ thể. Khi tiến hành thử nghiệm bơi lội và đi bộ ở phụ nữ từ 50 đến 70 tuổi cho thấy, bơi lội giúp cải thiện trọng lượng cơ thể, phân phối chất béo trong cơ thể và làm giảm LDL cholesterol hơn so với đi bộ.
2.5. Tập nâng tạ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Rèn luyện sức đề kháng cho cơ thể cũng là cách hữu ích cho người tăng cholesterol máu. Người thường xuyên tập luyện như nâng tạ, đẩy tạ giúp cơ thể tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng có khả năng loại bỏ LDL trong máu nhanh hơn và giảm cholesterol toàn phần.
Vì vậy, đừng nghĩ mình quá già để bắt đầu tập tạ. Hãy cố gắng nâng tạ dần dần từ mức 3kg-5kg và đẩy cao hơn tùy vào tình trạng sức khỏe.
2.6. Thực hiện bài tập yoga giảm cholesterol
Tạp chí Tim mạch Ấn Độ cho rằng, tập yoga trong vòng 3 tháng kiên trì giúp giảm lượng cholesterol toàn phần và cholesterol LDL. Đồng thời, tập yoga cũng cải thiện nồng độ cholesterol HDL ở bệnh nhân tiểu đường.
Bạn nên duy trì tập bài tập thể dục yoga giảm mỡ máu mỗi lần 1 tiếng để tiêu thụ calo hiệu quả.
>> Tìm hiểu thêm: [Bật mí top 10+] Bài thuốc dân gian giảm mỡ máu – hạ cholesterol tại nhà
3. Nguyên tắc tập thể dục để giảm mỡ máu, giảm cholesterol
Đối với những bài tập có tính lặp đi lặp lại như bơi lội, đạp xe, đi bộ, chạy bộ, nên tập luyện từ từ theo nguyên tắc dưới đây:
- Nên khởi động trước khi tập từ 5-10 phút
- Bắt đầu với nhịp độ thấp và đi chậm từ 10-15 phút sau đó có thể tăng tốc
- Duy trì mỗi bài tập tối thiểu 30 phút
- Đặt mục tiêu tập ít nhất 200 phút thể dục mỗi tuần (chia 30 phút trong 7 ngày hoặc 40 phút trong 5 ngày)
- Bài tập từ vừa phải đến hơi nặng để cơ thể có thể đào thải tốt mỡ thừa
- Người trên 50 tuổi không nên vận động quá mạnh với các bài tập như đá bóng, bóng rổ
4. Lưu ý khi thực hiện bài tập thể dục giảm cholesterol
Theo Ths. Nguyễn Minh Hoàng, đối với bất kỳ bài tập thể dục nào cũng cần đảm bảo sự thoải mái khi tập luyện. Do vậy cần lưu ý một số điểm khi luyện tập thể dục thể thao:
- Giữ cơ thể đủ nước trong khi tập luyện
- Mặc quần áo và giày tập thoải mái để giảm chấn thương
- Cố gắng tập thể dục vào một thời điểm trong ngày
- Nên tập vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát
- Thận trọng khi tập thể dục sau bữa ăn, khi thời tiết nắng nóng hoặc ẩm ướt
- Có thể tập theo nhóm để tăng động lực tập luyện
- Ghi lại các hoạt động thể lực hoặc chỉ số cơ thể để thấy sự thay đổi
- Có thể kết hợp các bài tập để tạo hứng thú
- Tận dụng khoảng thời gian để tập thể dục duy trì thói quen
- Cần kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt để cải thiện chỉ số mỡ xấu
Trên đây là một số bài tập thể dục giảm cholesterol, giảm mỡ xấu bạn có thể tham khảo. Bất kỳ bộ môn thể dục thể thao nào tiêu tốn calo cũng đều mang đến lợi ích đốt mỡ thừa. Do đó, bạn hãy tích cực tập luyện để tăng sức đề kháng, giúp cơ thể dẻo dai và chống lại bệnh tật.
Nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua hotline 0865344349 để được tư vấn giải đáp.
XEM THÊM:
- Vạch trần 9 thói quen xấu khiến mỡ máu tăng cao – Bạn có đang gặp phải
- Top 12 bài tập yoga điều trị tai biến – Áp dụng ngay
- Chữa mỡ máu bằng diện chẩn là gì? Phác đồ chi tiết từ chuyên gia
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Bài tập giúp giảm cholesterol trong máu
https://www.medicalnewstoday.com/articles/does-exercise-lower-cholesterol - Bài tập thể dục tốt nhất cho người tăng cholesterol
https://www.healthline.com/health/high-cholesterol/treating-with-statins/best-exercises - Cách giảm mỡ máu hiệu quả bằng bài tập thể dục
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-cholesterol/in-depth/reduce-cholesterol/art-20045935 - Bài tập giúp giảm mỡ xấu
https://www.webmd.com/cholesterol-management/features/exercise-to-lower-cholesterol - Đi bộ giúp giảm mỡ máu
https://www.hindawi.com/journals/jobe/2012/985902/
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Nguyễn Minh HoàngTốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.
Chào bác sĩ. Tôi 40 tuổi, trước đây tôi hay đá bóng, nhưng gần đây tôi không đá được lâu do nhanh mệt và đau tức ngực, tôi có đi khám sưc khỏe thì phát hiện tôi bị mỡ gan và mỡ máu cao. Vậy tôi có nên chơi đá bóng được nữa không? Phải uống thuốc gì thì cải thiện?
Chào bạn việc tập luyện thể dục thể thao cũng là 1 trong những yếu tố để hỗ trợ giảm tình trạng mỡ máu, mỡ gan vì giúp tiêu hao năng lượng dư thừa, vì vậy bạn vẫn nên chơi thể thao. Tuy nhiên nếu trong trường hợp bệnh lý làm bạn thấy nhanh mệt và đau tức ngực bạn nên chơi hoặc tập luyện thể dục những bài tập có cường độ thấp hơn và đặc biệt khi đau tức ngực thì nên dừng lại.
Chúc bạn sức khỏe!
Tôi không bị mỡ máu cao có áp dụng được bài tập này không ạ?
Chào bạn, các bài tập thể dục trên đều rất tốt cho sức khỏe vì giúp làm giảm căng thẳng stress, giúp tiêu hao năng lượng dư thừa, tăng cường thể lực. Vì vậy người không bị mỡ máu cao vẫn có thể áp dụng những bài tập này bạn nhé.
Chúc bạn sức khỏe!
Tôi bị mỡ máu cao khoảng 1 năm nay. Sau khi nghe lời khuyên của bác sĩ về việc tập thể dục điều độ, tôi đã thử với bộ môn chạy và đạp xe nhưng lại cảm thấy nhanh mệt và sức khỏe không đủ để duy trì vận động thường xuyên. Năm nay tôi 56 tuổi, theo bác sĩ tôi có thể tập bộ môn nào để vừa đảm bảo sức khỏe vừa giảm mỡ máu.
Chào bạn, trường hợp bạn thấy nhanh mệt khi đạp xe bạn có thể tập các bài tập nhẹ nhàng hơn như đi bộ nhanh hoặc các bài tập yoga. Sau này khi thể lực của bạn đã được tăng cường bạn có thể tập các bài tập nặng dần như chạy bộ và đạp xe.
Chúc bạn sức khỏe!
Tôi muốn xin tư vấn một số bài vận động nhẹ nhàng cho người cao tuổi để giảm mõ máu với ạ. Mẹ tôi năm nay 65 tuổi nên không vận động mạnh vì xương khớp của bà cũng yếu cộng thêm việc bà bị tiền đình.
Chào bạn, bạn có thể tham khảo bài tập luyện cho người mỡ máu ở đây nhé:
https://tambinh.vn/bai-tap-the-duc-giam-cholesterol/
Do mẹ bạn đã 65 tuổi vì vậy bài tập tốt nhất nên tập đó là đi bộ, yoga.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Chào bác sĩ, tôi năm nay 36 tuổi. Do ăn uống không điều độ nên mỡ máu tôi hơi cao. Tôi muốn hỏi là việc sử dụng sản phẩm mỡ máu Tâm Bình có ảnh hưởng đến việc chơi những môn thể thao vận động có cường độ cao không?
Chào bạn, TPBVSK Mỡ máu Tâm Bình gồm các thành phần từ thảo dược nên khá an toàn. Vì vậy bạn có thể yên tâm sử dụng. Tuy nhiên để việc hấp thu được tốt nhất bạn lưu ý không nên vận động quá mạnh trong vòng 30 phút từ khi uống. Vì nếu bạn vận động quá mạnh có thể làm ảnh hưởng đến nhu động ruột, dạ dày, đại tràng khiến việc vận chuyển sản phẩm trong đường tiêu hóa bị ảnh hưởng.
Chúc bạn sức khỏe!
Tôi bị mỡ máu cao nhưng tôi đi thường đạp xe đạp nhiều khoảng 10km/ngày như vậy có tốt cho sức khỏe không?
Chào bạn, việc đạp xe nói riêng hay tập luyện thể dục nói chung sẽ tùy theo tình trạng sức khỏe của từng người nên không thể có con số cụ thể. Nhưng thông thường được khuyến cáo là:
Đạp xe trong khoảng 30-60 phút, 3-5 ngày một tuần. Bắt đầu với một màn khởi động nhẹ. Đạp với tốc độ chậm, nhẹ nhàng trong 5-10 phút. Sau đó, tăng tốc độ để bắt đầu đổ mồ hôi. Nếu đang đạp xe cố định, chỉ cần thay đổi cài đặt để có tốc độ nhanh hơn. Khi đã sẵn sàng để hoàn thành công việc, hãy dành thêm 5 phút để hạ nhiệt bằng cách đạp xe với tốc độ chậm hơn.
Tất nhiên như đã nói, thời gian, cường độ, quãng đường còn phụ thuộc vào cơ địa của bạn nhé.
Chúc bạn sức khỏe!
Bài viết rất hay, rất mong dược Tâm Bình có nhiều bài viết hữu ích cho những người bệnh bị mỡ máu
Cám ơn bạn, những lời động viên của bạn là động lực để Tâm Bình tiếp tục cho ra những thông tin hữu ích góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Giá sản phẩm Mỡ Máu Tâm Bình bao nhiêu? Tư vấn giúp tôi
Chào bạn, sản phẩm có giá 208.000 VNĐ/hộp 60 viên, 1 hộp dùng được trong 10 ngày (liều thông thường ngày 2 lần mỗi lần 3 viên)
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin sản phẩm ở đây nhé:
https://tambinh.vn/mo-mau-tam-binh/
Chúc bạn sức khỏe!
Tôi bị mỡ máu cao 5 năm nay, tôi cũng bị thoát hóa cột sống thắt lưng nữa, tôi thường xuyên đi bơi có tốt cho bệnh mỡ máu không? ngoài bơi tôi có nên đạp xe đạp hay tập môn thể thao nào nữa không?
Chào bạn, theo khuyến cáo việc chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao, mỗi ngày 30 phút đến 1 tiếng dành cho các hoạt động ngoài trời không chỉ giúp sức khỏe bạn tốt hơn mà còn giúp tinh thần thêm thoải mái, vui vẻ hơn, từ đó phòng chống bệnh tật được hiệu quả. Trong đó bơi là một trong những môn thể thao có giúp hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp, cột sống như đau lưng, thoát vị đĩa đệm rất tốt. Theo các chuyên gia, bơi lội được đánh giá là môn thể thao giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, phòng chống bệnh tật, giúp cơ thể khỏe mạnh. Bởi khi bơi toàn bộ vùng cơ bụng, cơ đùi, đầu gối, cơ tay, dây chằng…sẽ hoạt động. Đặc biệt khi bơi toàn bộ cơ thể sẽ phải hoạt động, phần xương cột sống có xu hướng trườn lên phía trước và giúp các cơ bắp được dẻo dai, săn chắc. Sự hoạt động nhịp nhàng của phần cơ lưng, xương cột sống được kéo giãn làm tăng tính đàn hồi của cột sống, vùng cơ lưng, vùng xương cột sống thắt lưng trở nên chắc khỏe hơn.
Chính vì vậy bạn có thể bơi lội để hỗ trợ cho tình trạng thoái hóa cột sống nhé. Ngoài bơi lội bạn cũng có thể tập thêm các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ nhanh, hít đất, yoga cũng rất tốt cho cột sống…
Chúc bạn sức khỏe!
Tôi 34t thường xuyên đi tập yoga, vừa rồi có đi xét nghiệm mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ, có phải yoga nhẹ nhàng quá không tiêu hao được năng lượng nên tôi vẫn bị mỡ máu đúng không? Tôi có nên chuyển sang tập gym không?
Chào bạn, theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, tập yoga mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có giảm mỡ máu. Cụ thể:
-Kiểm soát cholesterol và triglyceride.
-Giảm cân với những trường hợp thừa cân, béo phì.
-Cải thiện tình trạng cao huyết áp, mất ngủ, lo âu.
-Giúp giảm bớt tình trạng căng thẳng, stress kéo dài.
-Ngăn ngừa bệnh tim mạch
Tất nhiên Yoga chỉ là liệu pháp hỗ trợ, nếu tập yoga nhưng chức năng gan kém, hoặc ăn uống quá nhiều chất béo hoặc do gen di truyền thì bạn vẫn có thể bị mỡ máu cáo. Đồng thời không rõ các chỉ số mỡ máu của bạn là bao nhiêu. Đặc biệt thành phần Triglyceride là năng lượng dự trữ của cơ thể nên nếu Triglyceride tăng cao thì ngoài việc phải tăng cường chức năng gan, chữa bệnh lý đi kèm (tiểu đường…) thì việc tập các bài tập tiêu hao nhiều năng lượng hơn là cần thiết.
Chúc bạn sức khỏe!
Tôi bị mỡ máu di truyền. Tôi có tập thể dục và ăn kiêng nhưng vẫn cao. Tôi đang uống thuốc tây nhưng sợ hại cơ thể. Mong bác sĩ tư vấn!
Chào bạn, Hiện bạn đang thực hiện các bài tập gì, chế độ ăn như nào và có bệnh lý nền gì mắc kèm không? Bạn nên xem lại các bài tập và chế độ ăn uống đã phù hợp với bạn chưa, nên chia sẻ tình trạng với bác sĩ đang điều trị bạn trực tiếp để có những chỉ dẫn cụ thể và lời khuyên hợp lý nhé. Bên cạnh đó, việc dùng thuốc Tây điều trị mỡ máu bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả.
Ngoài ra, để hỗ trợ điều trị và hạn chế tác dụng phụ, bạn có thể tìm hiểu thông tin và sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc thảo dược giúp hỗ trợ giảm mỡ máu an toàn và hiệu quả nhé.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể chủ động liên hệ Hotline 0343 446699 để được giải đáp sớm nhé!
Chúc bạn sức khỏe!