Xuyên tâm liên là vị thuốc gì? Tác dụng như thế nào? Có điều trị được Covid không? là những câu hỏi đang được nhiều người quan tâm. Bởi, gần đây xuất hiện thông tin vị thuốc Xuyên tâm liên có khả năng điều trị Covid-19. Thực hư thông tin này ra sao xin mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
1. Xuyên tâm liên là cây gì?
Tên khoa học là: Andrographis paniculata
Tên khác: Cây Cồng cộng, Lam khái liên, Cây lá đắng, Khổ đảm thảo…
Dược liệu có nguồn gốc từ Ấn Độ, Sri Lanka, sau đó di thực và được trồng phổ biến ở Nam Á, Đông Nam Á, miền nam Trung Quốc, Trung Mỹ, Châu Phi…
Đặc điểm của cây là mọc thẳng đứng, có chiều cao chừng 1m. Thân vuông, nhiều nhánh, cành mọc 4 hướng. Lá mọc đối nhau, cuống ngắn. Hoa của vị thuốc nhỏ, có màu trắng, mọc thành từng chùm ở nách lá hoặc ở ngọn. Quả nang dài, hạt hình trụ, thuôn dài, màu nâu nhạt.
Vị thuốc này được biết đến trong các bài thuốc Y học cổ truyền có công dụng thanh nhiệt, giải độc, đồng thời hỗ trợ điều trị các bệnh lý như: viêm nhiễm đường hô hấp do vi khuẩn, vi rút…
2. Thành phần
Thành phần hóa học trong Xuyên tâm liên gồm có: tanin, 14 loại hợp chất Glucozit, Flavon…
Hoạt chất chính là Andrographolide, Neoandrographolid, Sndrographisid… thành phần quan trọng có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn.
3. Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng làm thuốc là toàn bộ cây, bao gồm cả phần lá, cành, thân và rễ.
Xuyên tâm liên có thể thu hoạch quanh năm. Rễ thường hái vào mùa đông, lá và thân được thu hoạch vào mùa hè.
Cách chế biến rất đơn giản, sau khi thu hái về rửa sạch, cắt ngắn và phơi khô.
Lựa chọn nơi khô ráo, thoáng gió để bảo quản được lâu hơn.
4. Tác dụng của vị thuốc Xuyên tâm liên trong điều trị bệnh
4.1. Theo Y học cổ truyền
Tài liệu ghi chép cổ của Trung Quốc, vị thuốc này có công dụng thanh nhiệt, giải độc, điều trị bệnh đường hô hấp, bệnh dạ dày, viêm họng…
Nhà nghiên cứu dược học Đỗ Tất Lợi cho biết, vị thuốc này còn có công dụng chữa đau nhức xương khớp, điều trị rắn cắn.
Ngoài ra, kinh nghiệm dân gian còn sử dụng trong điều trị:
– Thuốc bổ cho phụ nữ sau sinh, bế kinh nguyệt.
– Bệnh viêm nhiễm do virus, vi khuẩn gây ra trên toàn cơ thể.
4.2. Theo Y học hiện đại
Thử nghiệm đối chứng của Burgos và các cộng sự cho biết, vị thuốc Cồng cộng này có tác dụng giảm nhanh triệu chứng cảm cúm như: Mệt mỏi, sổ mũi, sốt, đau đầu.
Nghiên cứu khác ở Thụy Điển cũng chứng minh được công dụng điều trị bệnh nhiễm khuẩn, virus gây ra. Cụ thể, chống viêm, giảm nhanh triệu chứng và cắt ngắn thời gian điều trị bệnh cảm cúm, viêm màng não, cúm gà…
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu ở Châu Âu cũng phát hiện vị thuốc này có tác dụng:
– Trị long đờm
– Chữa viêm da
– Thuốc chống đông máu
– Chữa herpes
– Trị chứng nhuận tràng
– Điều trị viêm quanh răng trong
– Bảo vệ gan, lợi mật
– Phòng ngừa ung thư hóa do hóa chất thực nghiệm
5. Xuyên tâm liên có hỗ trợ điều trị covid-19 không?
Theo Báo Sức khỏe và đời sống, tại Ấn Độ, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trường Cao Đằng dược JSS cho thấy, thành phần Andrographolide và Dihydroxy dimethoxy flavone – hoạt chất chính trong Xuyên tâm liên có tác dụng ức chế Covid-19. Cơ chế tác dụng là ức chế enzyme protease chính của virus trên thử nghiệm In silico.
Tại Trung Quốc, đã thực hiện chương trình khuyên dùng Xiyanping tiêm trong điều trị lâm sàng Covid-19. Xiyanping là sản phẩm tiêm bán tổng hợp có nguồn gốc từ hoạt tính cây Xuyên tâm liên. Chế phẩm chống viêm, kháng virus được cấp phép sử dụng tại Trung Quốc.
Không chỉ có Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, tác dụng chống Covid-19 của Xuyên tâm liên đã được khẳng định hơn khi cuộc thử nghiệm lâm sàng đầu tiên đã được Viện nghiên cứu Y học cổ truyền Thái Lan tiến hành trên những bệnh nhân có biểu hiện Covid-19 nhẹ.
6. Bài thuốc từ Xuyên tâm liên
Từ kinh nghiệm dân gian, “thần dược” này được sử dụng trong các bài thuốc sau:
6.1. Chữa cảm mạo, đau đầu
Sử dụng 45g Xuyên tâm liên tán thành bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 2g bột hòa tan trong nước ấm.
Dùng liên tục trong 5 ngày kết hợp với ăn cháo nóng sẽ thấy cải thiện rõ rệt.
6.2. Chữa ho do lạnh
Nguyên liệu: 12g Xuyên tâm liên, 10g Địa cốt bì, 10g Tang bạch bì, 8g Cam thảo.
Cách thực hiện: Cho hết nguyên liệu vào ấm, đổ thêm 3 bát nước. Đun cho tới khi còn 1 bát thì dừng lại. Chia số thuốc đó thành 2 phần, uống hết trong ngày.
Thực hiện bài thuốc này liên tục trong 5 ngày sẽ thấy hiệu quả.
6.3. Hỗ trợ điều trị viêm amidan
Nguyên liệu: Xuyên tâm liên, Huyền sâm, Kim ngân hoa, Mạch môn, mỗi vị 12g.
Cách thực hiện: Cho nguyên liệu vào ấm, đổ 500ml nước, sắc cho tới khi còn chừng 1 bát con thì dừng lại. Chia 2 lần uống hết trong ngày. Dùng liên tục 9 ngày.
6.4. Chữa tiểu tiện nhỏ giọt, nước tiểu vàng
15 lá Xuyên tâm liên tươi, rửa sạch, để ráo giã nát, thêm chút mật ong. Sau đó hãm nước sôi, uống thay nước lọc hàng ngày.
7. Đối tượng không nên dùng Xuyên tâm liên
Vị “thần dược” này có thể gây ra phản ứng phụ không mong muốn. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, những đối tượng sau không nên sử dụng:
– Phụ nữ đang mang thai và cho con bú;
– Người tỳ vị hư hàn
– Người mắc các bệnh liên quan đến sinh sản, đặc biệt khó có con;
– Mắc chứng bệnh không đông máu hoặc bị chấn thương gây chảy máu, người sau phẫu thuật
– Trường hợp bị tụt huyết áp
8. Xuyên tâm liên giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Trước những tác dụng kể trên, đặc biệt là công dụng hỗ trợ điều trị Covid-19, Xuyên tâm liên đang nhận được sự quan tâm của đông đảo người tiêu dùng trên cả nước. Vì vậy, không ít người đặt ra câu hỏi “Mua ở đâu, giá bao nhiêu?”
Xuyên tâm liên được biết đến là vị thuốc có từ lâu đời, trồng nhiều ở Việt Nam nên dược liệu này cũng không khó để tìm mua. Phụ thuộc vào địa chỉ cung cấp, người dùng có thể mua vị thuốc này với giá dao động chừng 300.000 – 450.000 đồng/1kg.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người tiêu dùng nên tìm hiểu, lựa chọn cơ sở cung ứng dược liệu uy tín. Điều này giúp bạn có thể mua đúng Xuyên tâm liên đảm bảo và có giá ổn nhất.
9. Lưu ý khi sử dụng
Xuyên tâm liên được nghiên cứu là dược liệu trong điều trị bệnh, tuy nhiên khi sử dụng cần phải lưu ý:
– Tuyệt đối không được tự ý dùng bừa bãi. Bởi, chúng có thể gây ra phản ứng phụ như: Hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, ảnh hưởng dạ dày, làm chậm quá trình đông máu…
– Xuyên tâm liên là vị thuốc lạnh, sử dụng dài ngày có thể gây tiêu chảy, người tỳ vị hư hàn không nên dùng.
– Tuyệt đối không sử dụng Xuyên tâm liên với liều cao vì có thể gây sưng tuyến các bạch huyết, dị ứng, tăng men gan.
– Chuyên gia khuyến cáo, người đang dùng thuốc tăng huyết áp, aspirin giảm đau, thuốc chống đông máu cần thận trọng khi dùng dược liệu này.
Hiện nay, các bài báo trên mạng đưa thông tin về công dụng điều trị Covid-19 của vị dược liệu “thần thánh” này. Tuy nhiên, người dân không nên vội tin và mua về dùng. Chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, thầy thuốc.
Xuyên tâm liên cũng như các loại dược liệu khác đều có chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ, tương tác thuốc… Nếu người dân tự ý sử dụng, không tuân theo phác đồ hay chỉ định của bác sĩ sẽ gây tổn hại đến sức khỏe. Vì vậy, cần lưu ý để tránh “rước họa vào thân”.
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Báo sức khỏe và đời sống
https://suckhoedoisong.vn/khu-vuc-dieu-tri-benh-nhan-covid-19-nhe-phai-chuan-bi-san-oxy-phong-truong-hop-chuyen-nang-169197469.htm - Xuyên tâm liên - Vị thuốc tiềm năng tròng phòng, chống Covid-19
https://soyte.hanoi.gov.vn/y-hoc-co-truyen/-/asset_publisher/4IVkx5Jltnbg/content/xuyen-tam-lien-vi-thuoc-tiem-nang-trong-phong-chong-covid-19?_101_INSTANCE_4IVkx5Jltnbg_viewMode=view
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.