Xây xẩm mặt mày là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Xây xẩm mặt mày là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Linh Chi

    04/04/24

    Gần đây chúng tôi có nhận được câu hỏi của cô Phan Thùy Trang (45 tuổi, thành phố Vũng Tàu) về tình trạng xây xẩm mặt mày. Cô cho biết: “Tôi thường xuyên bị xây xẩm mặt mày, chóng mặt nhất là khi đứng lên ngồi xuống. Không biết liệu đây có phải là dấu hiệu của bệnh gì trầm trọng không?”.

    5/5 - (23 bình chọn)

    Bài viết dưới đây sẽ phần nào giải đáp được thắc mắc của cô Trang cũng như không ít người cùng gặp phải tình trạng này.

    1. Xây xẩm mặt mày là gì?

    Đây là tình trạng bạn đột nhiên cảm thấy tối sầm mắt, hoa mắt, loạng choạng. Nhiều người miêu tả cảm giác này như say sóng, cơ thể bị mất thăng bằng. Hiện tượng này kéo dài từ vài giây cho tới vài phút, có thể xuất hiện thoáng qua hoặc lặp lại thường xuyên.

    Xây xẩm mặt mày là gì

    2. Triệu chứng xây xẩm mặt mày

    Đối với mỗi người tần suất và những triệu chứng đi kèm xây xẩm có thể không giống nhau. Dưới đây là các dấu hiệu mà bạn có thể gặp phải:

    • Xây xẩm mặt mày buồn nôn
    • Xây xẩm mặt mày khó thở
    • Đau đầu xây xẩm mặt mày
    • Chóng mặt xây xẩm mặt mày

    Tìm hiểu thêm:

    3. Nguyên nhân gây xây xẩm mặt mày

    Là một hiện tượng nhiều người gặp phải nhưng không phải ai cũng biết rõ nguyên nhân của tình trạng này. Vậy tại sao bị xây xẩm mặt mày? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây.

    3.1. Xây xẩm mặt mày do mất nước

    Uống ít nước hoặc lao động dưới trời nắng, vận động mạnh đổ mồ hôi nhiều, sốt cao có thể bị hoa mắt, chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu. Đây là phản ứng của cơ thể do thiếu nước làm giảm áp lực máu, thân nhiệt tăng.

    3.2. Xây xẩm mặt mày khi mang thai

    Trong 6 tháng đầu thai kỳ, bà bầu có thể gặp phải tình trạng chóng mặt. Nguyên nhân là do những thay đổi trong tuần hoàn để đáp ứng với sự phát triển của thai nhi gây hạ huyết áp. Tình trạng này có thể được cải thiện ở cuối thai kỳ và sau khi sinh.

    Xây xẩm mặt mày khi mang thai

    Bà bầu thường bị chóng mặt xây xẩm trong 6 tháng đầu thai kỳ

    3.3. Hạ huyết áp tư thế

    Nhiều người bị xây xẩm mặt mày khi thay đổi tư thế đột ngột. Điều này được lý giải bởi nguyên nhân hạ huyết áp tư thế. Thường bị xây xẩm mặt mày khi đứng dậy quá nhanh do tim không kịp điều chỉnh việc bơm thêm máu. Điều này khiến huyết áp giảm xuống đột ngột trong khoảng khắc, làm giảm lượng oxy và đường huyết tới võng mạc. Lúc này võng mạc phản ứng lại bằng cách tối sầm hoặc ánh sáng lóe lên bất thường. Nhưng hiện tượng này chỉ xảy ra trong giây lát trước khi tim có thể điều chỉnh lại huyết áp về bình thường.

    3.4. Xây xẩm mặt mày do thiếu máu não

    Câu trả lời phổ biến cho xây xẩm mặt mày là bệnh gì chính là thiếu máu não. Lượng máu cần thiết tới não bị suy giảm khiến cho não bộ không đủ oxy và chất dinh dưỡng để thực hiện chức năng của mình. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, suy giảm tập trung, rối loạn cảm xúc.

    Xây xẩm mặt mày do thiếu máu não

    Thiếu máu não không chỉ gây xây xẩm mà còn có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng

    3.5. Rối loạn tiền đình gây xâm xẩm mặt mày

    Tiền đình kiểm soát khả năng thăng giữ thăng bằng cho cơ thể. Rối loạn tiền đình sẽ gât mất thăng bằng từ đó làm người bệnh thường xuyên bị choáng váng, hoa mắt, chóng mặt.

    3.6. Hệ quả của bệnh lý tim mạch

    Tim bơm máu tới các cơ quan trong cơ thể, trong đó có não bộ. Khi hệ tim mạch gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình lưu thông máu cho não. Đây chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng choáng váng, hoa mắt, xây xẩm, đau đầu, ù tai…

    3.7. Vấn đề về hô hấp

    Các vấn đề hô hấp có thể kể đến như tác nghẽn phổi mạn tính, hen suyễn, phù phổi… Chức năng hô hấp bị ảnh hưởng khiến cơ thể không được cung cấp đủ oxy gây choáng váng.

    3.8. Thoái hóa đốt sống cổ

    Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, sai tư thế trong thời gian dài… khiến đốt sống cổ bị thoái hóa. Thoái hóa đốt sống cổ gây ra những cơn đâu cổ vai gáy, đau đầu, chóng mắt. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn có thể gây tê yếu tay.

    3.9. Tác dụng phụ của thuốc

    Một số loại thuốc có thể gây tình trạng chóng mặt. Tuy nhiên sự xuất hiện của tác dụng phụ này ở mỗi người là không giống nhau. Các thuốc có thể kể đến là thuốc lợi tiểu, thuốc an thần, thuốc trị cao huyết áp

    4. Đối tượng có nguy cơ cao

    Một số đối tượng hay bị xây xẩm mặt mày hơn những người khác. Đây chính là lý do mà những người thuộc nhóm đối tượng này cần đặc biệt cẩn trọng hơn.

    • Người cao tuổi: Thường bị hạ huyết áp tư thế cũng như mắc phải nhiều bệnh lý.
    • Người mắc bệnh lý tim mạch, hô hấp, rối loạn tiền đình, thiếu máu…
    • Người sử dụng thuốc tây dài ngày.
    • Phụ nữ có thai.
    • Người lao động nặng nhọc, tập luyện thể dục cường độ cao.
    đối tượng hay bị xây xẩm mặt mày

    Người lao động nặng nhọc là đối tượng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này

    5. Xây xẩm mặt mày có nguy hiểm không?

    Tình trạng này có thể đẩy người bệnh vào tình huống nguy hiểm như vấp ngã trong sinh hoạt, tai nạn trong lao động, tham gia giao thông. Nếu nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng, trong đó phải kể tới đột quỵ, thậm chí là tử vong.

    6. Khi nào cần tới gặp bác sĩ?

    Xây xẩm mặt mày nếu xuất hiện thoáng qua khi đột ngột thay đổi tư thế, do lao động quá mức không quá đáng ngại. Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn cần tới sự can thiệp y tế:

    • Xây xẩm mặt mày sau khi gặp chấn thương tại vùng đầu
    • Xây xẩm kéo dài, tái đi tái lại
    • Chóng mặt gây mất thăng bằng, dẫn tới tai nạn.
    • Xây xẩm mặt mày đi kèm với các triệu chứng khác.

    Đặc biệt, nếu xây xẩm kèm theo các triệu chứng dưới đây thì người bệnh cần được cấp cứu ngay lập tức vì đây là báo hiệu cho một cơn đột quỵ:

    • Buồn nôn, nôn
    • Đổ mồ hôi
    • Đau đầu
    • Suy giảm thị lực
    • Khó phát âm

    7. Chẩn đoán

    Bác sĩ có thể áp dụng một số phương pháp chẩn đoán xác định hoặc loại trừ.

    • Khám lâm sàng: Hỏi người bệnh về triệu chứng, tiền sử bệnh…
    • Đo huyết áp.
    • Xét nghiệm máu.
    • Chẩn đoán hình hình như chụp CT, chụp MRI, chụp X-quang

    8. Điều trị xây xẩm mặt mày

    Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này mà sẽ có biện pháp giải quyết tương ứng. Nếu xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý, khi điều trị tích cực các bệnh lý này thì triệu chứng xây xẩm cũng dần được cải thiện. Nếu nguyên nhân đến từ tác dụng phụ của thuốc, bác sĩ có thể cân nhắc để đổi loại thuốc.

    Nhiều người không khỏi thắc mắc bị xây xẩm mặt mày nên uống thuốc gì. Một số loại thuốc có thể được dùng để giảm bớt các triệu chứng khó chịu như:

    • Thuốc giảm chóng mặt, buồn nôn: Thuốc kháng histamin, thuốc kháng cholinergic.
    • Thuốc chống lo âu: Diazepam
    • Thuốc giảm đau nửa đầu

    Ngoài ra, khi gặp phải tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp tại chỗ để giảm triệu chứng.

    8.1. Nghỉ ngơi

    Ngay khi có dấu hiệu xây xẩm điều cần làm để giảm thiểu nguy cơ là cần ngồi hoặc nằm nghỉ ngơi. Bạn không nên di chuyển xa hoặc vận động mạnh. Hãy từ từ ngồi hoặc nằm xuống vị trí gần nhất và an toàn nhất mà bạn có thể bước tới. Khi cơn chóng mặt qua đi bạn có thể ngủ một giấc để phục hồi lại cơ thể.

    8.2. Hít thở sâu giúp giảm xây xẩm mặt mày

    Hít thở sâu là cần thiết để tăng cường oxy cho não. Hít thở sâu cũng giúp thư giãn tinh thần, góp phần ổn định tâm trạng.

    8.3. Một số loại nước giúp giảm xây xẩm mặt mày

    Mất nước làm gia tăng cảm giác chóng mặt. Do đó, bổ sung một ly nước lọc lúc này là biện pháp hữu hiệu để bù đắp lượng nước thiếu hụt. Dù không thể ngay lập tức khiến bạn cảm thấy trở lại bình thường nhưng nó sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

    Ngoài nước lọc, một số loại nước cũng tỏ ra hữu ích trong trường hợp này.

    • Nước chanh: Hàm lượng vitamin C dồi dào trong chanh giúp bạn có thể tìm lại sự tỉnh táo.
    • Nước mật ong: Đây là loại nước cung cấp năng lượng nhanh chóng cho cơ thể, giảm tình trạng chóng mặt. Vì trong mật ong có chứa magie, sắt, vitamin C, vitamin B…
    Một số loại nước giúp giảm xây xẩm mặt mày

    Nước mật ong

    8.4. Ăn nhẹ

    Giảm đường huyết có thể là nguyên nhân khiến tình trạng chóng mặt xây xẩm mặt mày của bạn thêm tồi tệ. Lúc này ăn nhẹ những thực phẩm có lượng đường hoặc carbohydrate cao sẽ hữu ích. Một số loại có thể kể đến như socola, sữa chua, chuối, các loại hạt…

    Lưu ý: Khi người bệnh có dấu hiệu đột quỵ, mơ màng, khó thở thì không nên ăn uống bất kỳ thứ gì.

    9. Cách chăm sóc người hay bị xây xẩm mặt mày

    Người gặp phải tình trạng này cần nhận được sự quan tâm đặc biệt trong sinh hoạt, chăm sóc.

    • Tránh thay đổi tư thế đột ngột. Khi đang nằm ngồi dậy hãy xoay người ra phía bên ngoài, dùng tay chống vào giường rồi mới từ từ ngồi dậy. Tương tự khi đứng lên cũng nên có điểm bám và đứng từ từ.
    • Nên sắp xếp nhà cửa gọn gàng, tránh tạo ra các vị trí trơn trượt. Vì người bệnh rất dễ bị mất thăng bằng, vấp ngã.
    • Chế độ dinh dưỡng cũng cần được chú trọng. Vậy xây xẩm mặt mày nên ăn gì? Hãy bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin C, B6 như dâu tây, cam bưởi, bông cải xanh, các loại đậu, cá béo, thịt gà…
    Cách chăm sóc người hay bị xây xẩm mặt mày

    Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C

    10. Cách phòng tránh

    Một số thay đổi trong sinh hoạt hàng ngày có thể giúp bạn tránh gặp phải tình trạng này.

    • Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng. Đặc biệt với người có bệnh lý nền nên tham khảo ý kiến bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng thực đơn phù hợp. Nên ăn đúng giờ, đủ bữa. Đối với người cao tuổi thường ăn kém hãy chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Uống đủ nước, hạn chế đồ uống có cồn, chất kích thích.
    • Rèn luyện thể lực mỗi ngày. Điều này sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh.
    • Dành thời gian nghỉ ngơi thay vì làm việc với cường độ cao liên tục.
    • Thăm khám sức khỏe định kỳ.
    • Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, tái khám đúng hẹn nếu đang mắc bệnh.

    Những thông tin về xây xẩm mặt mày trên đây hy vọng đã làm hài lòng cô Phan Thùy Trang. Những thông tin có liên quan về tình trạng này có tại Bệnh Mất ngủ và an thần.

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      12 Bài tập Yoga trị liệu mất ngủ – Áp dụng ngay dễ dàng tại nhà 07/10/23
      Mất ngủ khiến bạn mệt mỏi, uể oải, mất tập trung. Đó là lý do nhiều người tìm đến yoga…
      [Giải mã công nghệ mới] Chữa mất ngủ bằng sóng điện từ 06/08/24
      Chữa mất ngủ bằng sóng điện từ mở ra hy vọng mới đầy triển vọng đối với những bệnh nhân…
      TOP 14 cây thuốc nam và bài thuốc Đông Y trị mất ngủ tốt nhất 31/10/24
      Thuốc nam trị mất ngủ là phương pháp an toàn, không gây tác dụng phụ, từ xa xưa đã được…
      Top 9 các tình huống gây căng thẳng trong cuộc sống phổ biến nhất 13/09/24
      Chắc chắn bạn đã không ít lần gặp phải các tình huống gây căng thẳng trong cuộc sống. Chúng có…
      Xem thêm