Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì và kiêng gì để giảm đau là chủ đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi lẽ, đây là bệnh lý không thể chữa khỏi hoàn toàn nên người bệnh cần kết hợp chế độ ăn uống với sử dụng thuốc đặc trị để kiểm soát tiến triển của bệnh.
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn uống với người bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp (hay còn được gọi là thấp khớp) là một bệnh lý chưa rõ nguyên nhân, rất khó điều trị dứt điểm. Do đó để sống chung với nó, ngoài điều trị theo phác đồ, người bệnh cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Nhiều loại thực phẩm có chứa lượng lớn chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa giúp kiểm soát viêm và xây dựng nền tảng sức khỏe tốt. Chúng nên được bổ sung khoa học vào bữa ăn hàng ngày để hỗ trợ điều trị triệu chứng bệnh, ngăn ngừa biến chứng.
Ngược lại, một số loại thực phẩm có chứa thành phần kích thích phản ứng viêm, tăng sưng, đau, cứng khớp. Người bệnh cần nhận diện để hạn chế, thậm chí loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn nếu không muốn tình trạng bệnh trở nên tồi tệ.
Vậy viêm khớp dạng thấp nên ăn gì và kiêng gì? Hãy cùng Dược sỹ Hoàng Mạnh Cường tìm hiểu ngay sau đây.
Viêm khớp dạng thấp – Cách nhận biết đơn giản và chữa trị hiệu quả
2. Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì?
Nguyên tắc khi xây dựng thực đơn lành mạnh cho người viêm khớp dạng thấp là vừa phải chú ý tới việc đảm bảo dinh dưỡng, hỗ trợ trị bệnh vừa phải hợp khẩu vị. Những loại rau quả, hạt, gia vị và cá giàu vitamin, chất chống oxy hóa, chống viêm là lựa chọn phù hợp.
2.1. Ăn nhiều rau xanh
Các loại rau xanh nên có trong thực đơn hàng ngày của người bị viêm khớp dạng thấp là: Bông cải xanh, cải xoăn, rau bina, súp lơ, bắp cải… Rau xanh chứa nhiều vitamin A, C, K và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng, làm chậm quá trình tổn thương xương khớp.
2.2. Tăng cường các loại cá
Các loại cá được ưu tiên là: cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích, cá cơm, cá ngừ… Trong cá chứa nhiều Omega-3 giúp giảm đau và kháng viêm. Vitamin D thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi, hỗ trợ tốt quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp và ngăn ngừa sự xuất hiện của các bệnh xương khớp khác.
2.3. Bổ sung tỏi, gừng, nghệ và hành
Các loại này thường được dùng để gia tăng hương vị, màu sắc cho món ăn. Bên cạnh đó nó còn có khả năng ức chế sự hoạt động và phát triển của các tác nhân gây viêm, kích thích hệ miễn dịch.
- Tỏi: Hợp chất lưu huỳnh thiacremonone trong tỏi có khả năng giảm sưng tấy và viêm khớp
- Nghệ: Tiến sĩ Deborah Weatherspoon cho rằng curcumin trong nghệ có khả năng chống viêm, chống oxy hóa. Bởi nó có thể ngăn chặn một số enzym và cytokine dẫn đến viêm. Bạn có thể sử dụng bột nghệ trong món cà ri, thêm vào món ăn hoặc uống trà nghệ. Tuy nhiên những người đang sử dụng đồng thời thuốc tiểu đường, chất làm loãng máu không nên dùng nghệ.
2.4. Thêm các loại quả mọng vào thực đơn
Các loại quả mọng chứa hàm lượng lớn folateanthocyanins, vitamin, giúp chống sưng và giảm viêm. Chúng bao gồm: Dâu tây, việt quất, nho, mận, anh đào…
2.5. Ăn các loại hạt giàu canxi, chất xơ, protein
Người bị viêm khớp dạng thấp có thể sử dụng các loại hạt để bổ sung vào bữa ăn hàng ngày như: Hạnh nhân, óc chó, mắc ca, hạt điều… Các loại hạt này giàu chất xơ, canxi, kẽm, protein… làm giảm yếu tố gây viêm.
2.6. Viêm khớp dạng thấp nên uống gì?
- Nước ép, sinh tố hoa quả: Ngoài việc ăn trực tiếp trái cây, người bệnh có thể uống nước ép, sinh tố. Đồ uống dành cho người viêm khớp dạng thấp có thể được chế biến từ việt quất, nam việt quất, anh đào, dâu tây…
- Trà xanh: Người bệnh có thể dùng 1 ly trà xanh mỗi ngày. Bởi trong trà xanh chứa chất chống oxy hóa là polyphenol giúp giảm viêm và ngăn chặn quá trình phá hủy sụn. EGCG có trong trà xanh cũng giúp giảm quá trình tổn thương tại khớp ở người bệnh viêm khớp dạng thấp.
3. Viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì?
Những loại thực phẩm dưới đây sẽ khiến các triệu chứng sưng, cứng, đau khớp trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy hãy xem xét loại bỏ chúng ra khỏi bữa ăn hàng ngày của bạn.
3.1. Tránh xa thức ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ
Thức ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ như: Xúc xích, thịt nguội, jambon, lạp xưởng, đồ hộp, đồ ăn nhanh, đồ chiên xào… chứa hàm lượng lớn đường, muối, chất bảo quản và chất béo bão hòa. Việc sử dụng các loại thực phẩm này làm cho tình trạng sưng tấy ở bề mặt khớp trở nên nghiêm trọng hơn, tần suất đau tăng lên và tăng nguy cơ viêm.
3.2. Giảm thực phẩm giàu omega-6 và axit oxalic
Omega-6 và axit oxalic được liệt vào danh sách đen của những người mắc bệnh xương khớp, nhất là viêm khớp dạng thấp. Do những chất này sẽ kích thích phản ứng viêm nhiễm ở các khớp. Chúng có trong: Dầu hạt lanh, dầu bắp, dầu hướng dương…
3.3. Kiêng các loại thịt đỏ
Người bị viêm khớp dạng thấp nên kiêng các loại thịt đỏ như: Thịt bò, thịt trâu, thịt chó, thịt dê… Do trong các loại thịt này chứa một lượng lớn chất béo bão hòa. Nó có khả năng kích thích phản ứng viêm và làm tăng trọng lượng cơ thể.
3.4. Không nên ăn thực phẩm chứa nhiều đường
Việc ăn các loại bánh kẹo, đồ ăn vặt quá ngọt có thể khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn. Ăn quá nhiều đường còn làm tăng cân, gây áp lực lớn hơn lên xương khớp. Người bị thấp khớp được khuyến cáo không dùng quá 15g đường/ngày.
3.5. Hạn chế ăn muối
Muối và các loại đồ ăn chứa nhiều muối đều gây ảnh hưởng xấu cho xương khớp và các bộ phận khác trên cơ thể. Bởi nó gây trữ nước, phù, từ đó làm tăng áp lực lên khớp. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo chỉ nên dùng tối đa 10g muối/ngày.
3.6. Một số loại rau củ người viêm khớp dạng thấp nên kiêng
Dù được khuyên là nên ăn nhiều rau xanh nhưng vẫn có những loại rau củ người thấp khớp nên hạn chế. Vì nó sẽ làm gia tăng phản ứng viêm trong cơ thể, khiến quá trình điều trị gặp khó khăn hơn. Đó là: Nấm, măng tây, súp lơ, cây họ đậu…
3.7. Viêm khớp dạng thấp kiêng uống gì?
- Bia rượu: Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh xương khớp như: thấp khớp, đau thần kinh tọa, gout,… Việc thường xuyên sử dụng rượu, bia sẽ làm cho hàm lượng Protein C-reactive trong máu tăng cao. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để tình trạng viêm, sưng trở nên nghiêm trọng hơn. Chúng cũng làm tăng tần suất lặp lại của những cơn đau do thấp khớp.
- Nước ngọt: Như trên đã đề cập, người viêm khớp dạng thấp không nên dùng thực phẩm chứa nhiều đường. Nước ngọt không chỉ chứa nhiều đường mà còn không cung cấp thêm bất kỳ chất dinh dưỡng nào cho cơ thể.
4. Lời khuyên của chuyên gia
Trước khi quyết định áp dụng chế độ ăn dành riêng cho người bị thấp khớp nên tham vấn ý kiến của bác sĩ. Tùy từng trường hợp có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bổ sung một loại thực phẩm với lượng lớn hơn hoặc cắt bỏ hoàn toàn một loại thực phẩm nào đó. Đừng cố nhịn ăn hoặc lạm dụng thực phẩm được coi là có lợi mà hãy ăn uống hợp lý.
Ngoài việc xác định thấp khớp nên ăn gì và kiêng gì, người bệnh cần chú ý tới chế độ sinh hoạt, vận động.
4.1. Chế độ sinh hoạt
- Ăn ngủ đúng giờ
- Không làm việc quá sức. Hạn chế mang vác vật nặng.
- Vận động nhẹ nhàng sau khoảng 1 giờ làm việc lâu trong một tư thế. Điều này sẽ giảm tình trạng co cứng cơ.
- Duy trì trạng thái tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.
4.2. Chế độ vận động
- Rèn luyện thể lực bằng các môn thể thao phù hợp hoặc các bài tập dành cho người viêm khớp dạng thấp.
- Các bài tập căng duỗi, vận động ở bàn tay, ngón tay và các khớp lớn sẽ giúp tăng độ linh hoạt cho xương khớp. Đồng thời nó cũng tăng cường sức mạnh cơ bắp.
4.3. Theo dõi sức khỏe
- Khám sức khỏe định kỳ, tái khám theo đúng lịch hẹn
- Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bệnh và những biểu hiện bất thường của cơ thể. Nếu sau một thời gian điều trị mà bệnh không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu lạ hãy thông báo ngay với bác sĩ.
Những thông tin viêm khớp dạng thấp nên ăn gì và kiêng gì là gợi ý trong quá trình xây dựng thực đơn cho người thấp khớp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào có liên quan hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi qua tổng đài tư vấn sức khỏe 0865 344 349.
XEM THÊM:
- #10 Bài thuốc dân gian chữa viêm khớp dạng thấp – Dễ tập mà hiệu quả
- Viêm đa khớp – Bệnh lý nguy hiểm cần phòng tránh
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Thực phẩm tốt nhất và tồi tệ nhất cho bệnh viêm khớp dạng thấp
https://www.webmd.com/rheumatoid-arthritis/ra-foods - Chế độ ăn uống chống viêm cho bệnh viêm khớp dạng thấp
https://www.healthline.com/health/anti-inflammatory-ra-diet - 12 loại thực phẩm theo mùa giúp kiểm soát bệnh viêm khớp dạng thấp (RA)
https://www.healthline.com/health/rheumatoid-arthritis/seasonal-foods-ra
Tham Vấn Y Khoa
Dược sĩ Hoàng Mạnh CườngTốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.