Viêm khớp cổ chân ăn gì và kiêng gì là câu hỏi do bạn Nguyễn Lan Hương (Gia Viễn – Ninh Bình) gửi tới chuyên gia của chúng tôi. Để giải đáp cho thắc mắc ấy, TTƯT, Ths.Bs. Nguyễn Thị Hằng sẽ chia sẻ những thông tin cần biết trong bài viết sau đây.
1. Những điều cần biết về viêm khớp cổ chân
Viêm khớp cổ chân là tình trạng hư hỏng phần sụn đệm giữa hai đầu xương do giảm sút lượng dịch nhầy bôi trơn, nên gây ra triệu chứng đau khớp mắt cá chân và cứng khớp. Bệnh chủ yếu gặp ở người trung niên từ trên 40 tuổi, đặc biệt là lứa tuổi sau 60. Nếu như không có phương pháp điều trị kịp thời sẽ gây ra tình trạng viêm bao hoạt dịch cổ chân, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. (Theo Arthritis-health)
Nguyên nhân gây bệnh do một số bệnh lý hoặc dị dạng xương khớp, chấn thương, lão hóa hoặc do nạp vào cơ thể quá nhiều thực phẩm giàu chất đạm, chất béo dẫn tới béo phì, thừa cân.
Để điều trị viêm khớp cổ chân, bạn có thể sử dụng thuốc tây, các bài thuốc dân gian. Bên cạnh đó các bài tập vận động và việc thay đổi chế độ ăn uống cũng hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh.
Xem thêm:
- Viêm đau khớp ngón tay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Viêm đa khớp: Nguyên nhân – Triệu chứng – Phương pháp điều trị
- 5 nguyên nhân tràn dịch khớp gối và cách phòng ngừa hiệu quả nhất
2. Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng trong điều trị viêm khớp cổ chân
Như trên đã đề cập, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học cũng là một trong những tác nhân gây bệnh. Và để hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị cần phải điều chỉnh cả thực đơn hàng ngày. Thêm vào đó, việc ăn uống lành mạnh sẽ giúp tạo nên một nền tảng sức khỏe tốt chống lại bệnh tật.
Do đó, bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sỹ, người bệnh cần nắm rõ viêm khớp cổ chân ăn gì và kiêng gì.
Nguyên tắc dành cho người bị viêm khớp cổ chân là lựa chọn thực phẩm giúp chống viêm, bảo vệ xương khớp. Đồng thời, loại bỏ khỏi thực đơn những loại đồ ăn, thức uống khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
3. Viêm khớp cổ chân nên ăn gì
3.1. Các loại rau xanh
Các loại rau xanh như: cải xoong, rau chân vịt, súp lơ xanh,… là nguồn cung cấp vitamin và chất xơ lý tưởng, giúp xương chắc khỏe. Đặc biệt là cà rốt giàu vitamin A và E giúp bảo vệ bao khớp và đầu xương.
3.2. Trái cây
Trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Hoa quả giúp cơ thể đào thải độc tố ra ngoài và giảm tình trạng oxy hóa ở các khớp xương. Các loại quả thích hợp cho người bị viêm khớp cổ chân là: việt quất, dâu tây, cam, lựu,…
3.3. Các loại cá giàu Omega-3
Omega-3 có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm sưng đau và phòng ngừa oxy hóa. Nó có trong cá thu, cá mòi, cá trích,… Người bệnh nên ăn 2 hoặc 3 bữa ăn có cá mỗi tuần. Điều này sẽ giúp tăng tiết dịch khớp, tăng khả năng tái tạo sụn khớp.
3.4. Các loại gia vị
Không chỉ gia tăng hương vị cho các món ăn mà các loại gia vị như: gừng, tỏi, nghệ,… còn là những vị thuốc tốt. Chúng giúp cơ thể chống viêm cũng như giảm đau vùng khớp cổ chân.
3.5. Trà xanh
Trà xanh là một loại thức uống giúp thanh lọc cơ thể hiệu quả. Uống trà xanh mỗi ngày giúp tăng khả năng kháng viêm và làm chậm quá trình lão hóa. Tuy nhiên chỉ nên uống trà tươi và tránh uống nước trà quá đặc.
3.6. Dầu ô liu
Dầu ô liu cũng là một gợi ý tốt cho người bị viêm khớp cổ chân. Chất oleocanthal có trong dầu oliu có khả năng ức chế quá trình sinh ra enzyme gây viêm. Hơn nữa, dầu oliu cũng chứa hàm lượng lớn omega-3.
4. Viêm khớp cổ chân kiêng ăn gì
Bên cạnh các loại thực phẩm nên ăn, có một danh sách khá dài các dạng thực phẩm không tốt cho người viêm khớp cổ chân.
4.1. Các loại thịt đỏ
Người bị viêm khớp cổ chân nên hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thịt đỏ như: thịt bò, thịt dê, thịt trâu,… Bởi chúng có thể làm gia tăng tình trạng viêm trong cơ thể. Bạn có thể thay thế thịt đỏ bằng thịt trắng.
4.2. Nội tạng động vật
Nội tạng động vật chứa nhiều photpho, một chất có hại với người bị viêm khớp nói chung và viêm khớp cổ chân nói riêng. Do chất này khiến xương khó hấp thụ canxi.
4.3. Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Nếu không muốn các triệu chứng bệnh ngày càng trầm trọng thì bạn nên “tránh xa” các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ. Do trong các món ăn này có chứa rất nhiều cholesterol ảnh hưởng đến xương khớp, tim mạch. Thêm vào đó, thực phẩm nhiều dầu mỡ còn khiến người bệnh khó kiểm soát cân nặng dẫn đến thừa cân, béo phì.
4.4. Đồ ăn chế biến sẵn
Người viêm khớp cổ chân nên kiêng ăn thực phẩm chế biến sẵn. Bởi trong loại thực phẩm này có nhiều muối, đường, chất phụ gia, chất bảo quản. Những chất này khiến phản ứng viêm diễn ra mãnh liệt hơn.
4.5. Thực phẩm chứa nhiều muối
Khi bạn đang trong quá trình điều trị viêm khớp cổ chân thì không nên ăn thức ăn chứa nhiều muối. Muối ăn có chứa natri và clorua. Hai nguyên tố vi lượng này làm tăng quá trình bài tiết canxi qua đường nước tiểu.
4.6. Lúa mì, yến mạch, lúa mạch
Chắc hẳn bạn sẽ khá ngạc nhiên khi loại thực phẩm vốn được coi là tốt cho sức khỏe này lại nằm trong danh sách người viêm khớp cổ chân nên kiêng. Lý do là bởi chúng có chứa hàm lượng lớn glycemic, gây phản ứng viêm tại khớp. Đồng thời, ăn nhiều loại thực phẩm này cũng dễ dẫn tới thừa cân béo phì.
4.7. Các loại rau củ chứa solanine
Rau xanh là loại thực phẩm tốt cho người bị viêm khớp cổ chân. Tuy nhiên có một số loại rau củ chứa solanine mà người bệnh nên tránh. Đó là: cà tím, khoai tây, cà chua, măng,…
4.8. Sữa và các sản phẩm từ sữa
Trong sữa và các sản phẩm từ sữa như: phô mai, bơ,… có chứa casein. Loại protein này dễ gây kích ứng mô quanh khớp cổ chân.
4.9. Rượu, bia, nước ngọt có ga, chất kích thích
Nói chung rượu, bia, nước ngọt có ga, chất kích thích là những thứ không tốt cho sức khỏe.
Bia, rượu làm giảm mật độ xương, tăng nguy cơ béo phì. Đây còn là tác nhân khiến cơn đau trở nên dữ dội hơn, gia tăng tình trạng sưng tấy ở người bị viêm khớp.
Nước ngọt có ga chứa axit phosphoric, một chất khiến mật độ xương thấp, dễ đau nhức. Ngoài ra, nước ngọt có ga còn chứa hàm lượng đường và chất bảo quản cao.
5. Lời khuyên của chuyên gia
Bên cạnh việc duy trì một chế độ ăn uống khoa học, người viêm khớp cổ chân cũng cần chú ý tới chế độ sinh hoạt và rèn luyện. Sau đây là một vài lời khuyên TTƯT,Ths.Bs. Nguyễn Thị Hằng dành cho người bệnh:
– Kiểm soát cân nặng, không để thừa cân, béo phì
– Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức, tránh căng thẳng.
– Duy trì rèn luyện thể lực phù hợp để tăng khả năng lưu thông máu, giúp cơ thể dẻo dai.
– Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sỹ.
Qua bài viết, chắc hẳn viêm khớp cổ chân ăn gì và kiêng gì đã không còn là vấn đề quá phức tạp đối với bạn. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào bạn có thể gọi vào hotline 0865 344 349.
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.