Viêm gan E là gì? Triệu chứng và cách phòng tránh
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GAN

    Viêm gan E là gì? Triệu chứng và cách phòng tránh

    Tham vấn y khoa: Ths.Ds Nguyễn Minh Hoàng

    Biên tập viên: Linh Chi

    11/08/22

    So với viêm gan B hay C thì viêm gan E không phổ biến bằng. Dù không phải ai cũng biết tới căn bệnh này nhưng có một thực tế là mỗi năm có khoảng 20 triệu người nhiễm virus HEV theo thống kê của WHO. Do đó, việc nhận diện triệu chứng, tìm ra cách xử lý và phòng tránh căn bệnh này là rất cần thiết.

    5/5 - (3 bình chọn)

    1. Viêm gan E là bệnh gì?

    Đây là một dạng viêm gan do virus viêm gan E (HEV) xâm nhập và tấn công gan. Loại virus này có 8 kiểu gen chính. Trong đó, kiểu gen 1 và 2 chủ yếu gây bệnh trên người. Kiểu gen 3 và 4 phát hiện ở động vật như lợn, nai… và có thể lây sang người. HEV lây truyền từ người sang người qua đường phân – miệng. Chủ yếu là qua nguồn nước bị ô nhiễm. Căn bệnh này thường xảy ra ở những nơi thiếu nguồn nước sạch, tình trạng vệ sinh kém, thường xuyên xảy ra mưa lũ.

    Viêm gan E là bệnh gì

    2. Phân loại

    Tình trạng này có thể được phân ra thành 2 dạng là cấp tính và mạn tính. Mỗi dạng có đặc điểm khác nhau.

    2.1. Viêm gan E cấp tính

    Trường hợp này, người bệnh có các biểu hiện lâm sàng nhưng thường tự khỏi trong vòng 2 – 6 tuần. Tuy nhiên, một số ít trường hợp có thể chuyển thành suy gan cấp và dẫn tới tử vong, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai. Viêm gan E cấp có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh lý về gan có sẵn.

    2.2. Viêm gan E mạn tính

    Người nhiễm HEV kiểu gen 1 và 2 dạng cấp tính dường như không tiến triển thành mạn tính. Nhưng đối với người nhiễm HEV kiểu gen 3 có thể dẫn tới viêm gan mạn tính. Các trường hợp mạn tính chủ yếu ghi nhận ở những bệnh nhân sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, người ghép tạng và có HIV.

    Thời gian tồn tại của HEV trong cơ thể dạng mạn tính thường kéo dài. Một khi vẫn còn virus HEV trong người thì người bệnh sẽ vẫn có thể truyền bệnh cho người khác.

    3. Triệu chứng của viêm gan E

    Một số trường hợp mắc bệnh viêm gan siêu vi E không xuất hiện triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ khiến người bệnh chủ quan. Các dấu hiệu bệnh cũng khá giống với các trường hợp viêm gan A, viêm gan B hay C, D. Triệu chứng lâm sàng thường kéo dài từ 1 – 6 tuần. Bệnh chia ra các giai đoạn như sau:

    Thời kỳ khởi phát:

    Thường dễ nhầm lẫn với bệnh cảm cúm thông thường. Các biểu hiện lâm sàng là:

    • Sốt nhẹ
    • Mệt mỏi
    • Chán ăn
    • Buồn nôn

    Thời kỳ toàn phát:

    Biểu hiện bệnh sẽ mang những dấu hiệu đặc trưng của bệnh gan hơn.

    • Đau khớp
    • Đau vùng hạ sườn phải
    • Nước tiểu sẫm màu, phân nhạt
    • Vàng da, vàng mắt
    • Gan hơi to
    • Sụt cân nhanh

    Trong 2 giai đoạn cuối, khi tiến hành xét nghiệm sẽ thấy men gan tăng, sắc tố mật trong máu cao.

    Triệu chứng của viêm gan E

    Sụt cân nhanh là biểu hiện của thời kỳ toàn phát bệnh

    4. Viêm gan E lây qua đường nào?

    Nhiều người thắc mắc viêm gan E có lây không. Câu trả lời là loại viêm gan này có lây truyền qua đường phân – miệng. Người bệnh có thể đào thải virus vài ngày trước khi phát bệnh cho tới 4 tuần sau khi phát bệnh. Virus có trong phân của người bệnh hoặc động vật nhiễm bệnh rồi xâm nhập vào nguồn nước uống bị ô nhiễm hoặc thức ăn. Người uống hoặc ăn phải đồ uống, thức ăn đó sẽ nhiễm bệnh. Thời gian ủ bệnh là từ 15 – 60 ngày và trung bình là 40 ngày sau khi phơi nhiễm.

    Bên cạnh đó, dù ít phổ biến hơn, bạn cũng có thể mắc bệnh nếu ăn thịt động vật bị nhiễm bệnh mà chưa được nấu chín.

    Viêm gan E lây qua đường nào

    Người lành có thể nhiễm bệnh khi uống phải nước bị ô nhiễm chứa HEV

    5. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

    Nếu thuộc một trong các nhóm đối tượng sau, nguy cơ nhiễm HEV của bạn sẽ cao hơn.

    • Người trong độ tuổi từ 15 – 44
    • Đang sống hoặc đến từ vùng có dịch bệnh này
    • Sống chung với người bị mắc bệnh
    • Sống trong môi trường không đảm bảo vệ sinh, ăn uống phải thực phẩm, thức uống không đảm bảo vệ sinh an toàn.
    • Ăn thịt động vật bị nhiễm bệnh mà chưa được nấu chín
    • Có thói quen sinh hoạt không tuân thủ vệ sinh

    6. Viêm gan E có nguy hiểm không?

    Phần lớn người bệnh sẽ khỏi trong vòng vài tháng và cũng ít gây tổn thương gan nghiêm trọng. Tuy nhiên, dù hiếm gặp nhưng viêm gan siêu vi E có thể chuyển biến thành viêm gan tối cấp, xơ gan và có thể dẫn tới tử vong. Các biến chứng của bệnh có thể kể tới là:

    • Giảm tiểu cầu
    • Viêm tụy cấp
    • Tan máu, giảm sản tủy
    • Viêm màng não cấp, teo cơ thần kinh…
    • Viêm cầu thận, hội chứng cryoglobulin niệu

    Đặc biệt, phụ nữ mang thai trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối bị mắc viêm gan E có thể bị suy gan cấp, sảy thai và tử vong. Có tới 20% phụ nữ mang thai trong 3 tháng cuối thai kỳ mắc viêm gan E bị tử vong.

    Viêm gan E có nguy hiểm không

    Viêm gan E đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai 3 tháng cuối

    7. Xét nghiệm chẩn đoán viêm gan E

    Để xác định bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và thực hiện một số xét nghiệm viêm gan E. Bác sĩ có thể xem xét các triệu chứng bệnh, hỏi về những gì người bệnh đã từng ăn uống có thể bị nhiễm HEV hay có đi du lịch gần đây không. Các xét nghiệm có thể được thực hiện là xét nghiệm máu hoặc phân. Các xét nghiệm này dựa vào kháng thể HEV-IgM hoặc HEV ARN.

    8. Điều trị viêm gan E

    Không có phương pháp điều trị đặc hiệu nào cho bệnh viêm gan E. Hầu hết các trường hợp có thể tự khỏi sau 4 – 6 tuần mà không cần can thiệp y tế. Điều bệnh nhân cần làm là duy trì một lối sống khoa học, dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường chức năng gan. Cụ thể là:

    • Nghỉ ngơi trong thời gian xuất hiện triệu chứng. Vận động nhẹ nhàng và tăng dần cường độ sau khi khỏi bệnh. Tránh làm việc quá sức, vận động quá mạnh.
    • Bổ sung trái cây, rau xanh, hạn chế thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ.
    • Uống nhiều nước, tránh đồ uống có cồn hoặc chất kích thích.

    Trong một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định thuốc điều trị viêm gan E là thuốc kháng virus. Có thể kể đến như: Ribavirin, Interferon… Các loại thuốc này giúp ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh. Người bệnh chỉ dùng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Việc tự ý dùng thuốc có thể vô tình nạp vào cơ thể các thuốc gây tổn thương gan, khiến bệnh càng tồi tệ.

    Điều trị viêm gan E

    Trong trường hợp cần thiết bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng virus Ribavirin

    9. Cách phòng tránh

    Hiện chưa có vacxin viêm gan E nên cách phòng tránh duy nhất là phải hạn chế tối đa khả năng tiếp xúc với nguồn lây. Bên cạnh việc siết chặt quản lý chất lượng nước công cộng, vệ sinh môi trường sống, xử lý rác thải của các cấp quản lý, mỗi người có thể tự bảo vệ bản thân bằng cách:

    • Xây dựng khu vệ sinh hợp chuẩn tránh tình trạng phân của người mang bệnh có thể xâm nhập vào nguồn nước.
    • Sử dụng nguồn nước đạt chuẩn, hợp vệ sinh.
    • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi. Không nên ăn thịt động vật chưa được nấu chín. Virus HEV có thể bị tiêu diệt khi đun sôi từ 2 phút trở lên.
    • Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn hoặc chế biến thức ăn, sau khi tiếp xúc vật dụng nơi công cộng.
    • Khám sức khỏe, kiểm tra chức năng gan định kỳ. Đặc biệt là nhóm đối tượng có nguy cơ cao.
    Cách phòng tránh viêm gan E

    Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên là một trong những cách phòng tránh hữu hiệu

    Bệnh viêm gan E do virus HEV gây ra và lây truyền từ người sang người qua đường phân – miệng. Bệnh có dạng cấp tính và mạn tính. Các triệu chứng của bệnh thường giống với các dạng viêm gan virus khác. Hiện không có phương pháp điều trị đặc hiệu. Nhưng điều đáng mừng là phần lớn bệnh nhân có thể tự khỏi. Dù vậy vẫn có trường hợp bị biến chứng, thậm chí là tử vong, đặc biệt là phụ nữ mang thai 3 tháng cuối. Do đó, bạn không nên chủ quan với căn bệnh này.

    XEM THÊM

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Vôi hóa gan – Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị 26/10/22
      So với các bệnh lý về gan khác thì vôi hóa gan ít được biết tới hơn. Do đó, không…
      8 cách uống rượu bia không say, giúp QUÝ ÔNG bất tử trên bàn nhậu 07/10/22
      Say rượu không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn gây ra nhiều hệ lụy về xã hội. Đó…
      {Hỏi – đáp} Ăn không ngon miệng uống thuốc gì? Chuyên gia tư vấn 04/04/23
      Ăn uống không ngon miệng uống thuốc gì là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi, nó ảnh hưởng…
      Da mặt nổi hạt sần sùi là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục 03/11/23
      Da mặt nổi hạt sần sùi, ngứa ngáy, khó chịu, nổi mẩn, mụn nhọt thậm chí còn kèm tình trạng…
      Xem thêm