Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không? Chuyên gia chia sẻ
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GAN

    Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không? Chuyên gia chia sẻ

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    29/12/22

    Hỏi: Mình năm nay 25 tuổi, mới lập gia đình. Cách đây một tháng chồng mình đi kiểm tra sức khỏe thì phát hiện bệnh viêm gan B. Hiện tại mình đang rất lo lắng không biết chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không? Và phải phòng ngừa thế nào để không bị lây nhiễm từ chồng?

    5/5 - (13 bình chọn)

    (Nguyễn Thị Hoài Anh, Nghệ An)

    Trả lời:

    Chào bạn Hoài Anh, cám ơn bạn đã gửi thắc mắc về cho chúng tôi. Với câu hỏi “chồng vị viêm gan B có lây sang vợ không” hiện đang được rất nhiều người quan tâm. Bởi, nhiều gia đình cũng gặp phải tình huống như nhà bạn và ngược lại. Để có câu trả lời cụ thể, bạn Hoài Anh và độc giả tham khảo bài viết dưới đây.

    1. Viêm gan B là bệnh gì?

    Viêm gan B là bệnh lý viêm gan gây nên bởi virus viêm gan B (Hepatitis B Virus – HBV). Đây được xem là bệnh lý nguy hiểm, có số ca mắc cao ở Việt Nam. Theo thống kê, tại nước ta cứ 8 người thì có 1 người nhiễm virus HBV.

    Viêm gan B sau khi xâm nhập vào cơ thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Vì vậy ở giai đoạn đầu bệnh thường khó phát hiện. Đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, gan bị tổn thương mới xuất hiện các triệu chứng như vàng da, vàng mắt, ngứa ngáy, rối loạn tiêu hóa…

    Để phát hiện bệnh viêm gan B, cách duy nhất là làm xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín hoặc bệnh viện. Do đó, để biết chính xác mình có bị lây nhiễm viêm gan B hay không, chị Hoài Anh nên đến bệnh viện để xét nghiệm.

    Viêm gan B là bệnh lý nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả có thể gây ra biến chứng nặng. Vì vậy, mỗi chúng ta cần thận trọng để tránh trường hợp lây nhiễm, nếu phát hiện phải điều trị kịp thời.

    chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không

    Xem thêm: Viêm gan B – Bệnh lý gan nguy hiểm, cần có biện pháp phòng tránh

    2. Viêm gan B lây nhiễm qua đường nào? Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không?

    Trước khi tìm hiểu về câu trả lời “chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không”, chị Hoài Anh và độc giả phải nắm được bệnh lây nhiễm qua đâu.

    Bệnh viêm gan B lây nhiễm qua 3 con đường sau:

    2.1. Qua đường máu

    Virus viêm gan B tồn tại trong máu của bệnh nhân do đó, bạn có thể bị lây nhiễm virus HBV nếu dùng chung bơm kim tiêm.

    Ngoài ra, việc dùng chung đồ dùng cá nhân như dao cạo râu, lược, bàn chải đánh răng, bấm móng tay… có thể xây xước cũng làm tăng nguy cơ lây bệnh viêm gan B.

    Bên cạnh đó, nếu truyền máu, nhận máu từ người bệnh nhiễm HBV hoặc thực hiện phẫu thuật từ vật tư y tế chưa được xử lý cũng có khả năng cao nhiễm bệnh.

    con đường lây nhiễm virus viêm gan B

    2.2. Lây qua con đường quan hệ tình dục

    Virus HBV còn được tìm thấy ở dịch âm đạo hoặc tinh dịch của bệnh nhân. Do đó, nếu quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh mà không dùng bao cao su thì nguy cơ lây bệnh là rất cao. Thực tế, rất nhiều trường hợp quan hệ tình dục với gái mại dâm, quan hệ tình dục tập thể… đã nhiễm viêm gan B.

    2.4. Lây nhiễm từ mẹ sang con

    Trường hợp mẹ bị viêm gan B khi mang thai thì con cũng có khả năng nhiễm bệnh này nếu không có biện pháp phòng ngừa kịp thời. Khả năng lây nhiễm tăng cao tùy theo giai đoạn phát triển của thai nhi.

    Theo nghiên cứu, tỷ lệ lây nhiễm virus HBV từ mẹ sang con giai đoạn 3 tháng đầu là 1%. Tiếp theo, 3 tháng giữa là 10%. Còn nếu nhiễm viêm gan B ở 3 tháng cuối thì khả năng lây từ mẹ sang con là 60 – 70%. Vì thế, trước khi mang thai và trong suốt thai kỳ, người mẹ bị viêm gan B nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và nhận lời khuyên hữu ích.

    Ngoài ra, mẹ đang cho con bú cũng có thể lây nhiễm viêm gan B sang cho con nếu không may núm vú của mẹ có vết thương hở.

    Bổ gan Tâm Bình – Hỗ trợ giải độc gan, bảo vệ gan

    Thương hiệu: Dược phẩm Tâm Bình

    Tìm hiểu thêmMua ngay

    3. Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không?

    Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không và ngược lại là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Về vấn đề này, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

    Như đã nói ở trên, viêm gan B là bệnh lý có khả năng lây truyền qua đường máu, tinh dịch từ quan hệ tình dục và dịch tiết khác của cơ thể. Vì vậy, câu trả lời “chồng bị viêm gan B có thể lây sang vợ không” là có.  Trường hợp hai người quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp phòng tránh hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân như dao cạo, bàn chải đánh răng…

    Ngoài ra, trong trường hợp vợ để vết thương hở của bản thân tiếp xúc với máu của chồng (nhiễm bệnh) cũng có khả năng bị lây nhiễm.

    Tuy nhiên, nếu chị Hoài Anh đã tiêm phòng viêm gan B,thì khả năng lây nhiễm cũng ở mức thấp. Bởi, cơ thể đã sản sinh ra kháng thể bảo vệ.  Trường hợp chưa tiêm vắc xin thì khả năng lây bệnh từ chồng sẽ cao hơn. Cách tốt nhất, người vợ nên đến bệnh viện để thăm khám và tiêm phòng đầy đủ. Bên cạnh đó, độc giả cũng nên áp dụng biện pháp quan hệ tình dục an toàn để phòng bệnh.

    4. Phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B từ chồng sang vợ và ngược lại

    Chị Hoài Anh và độc giả thân mến, khi chồng bị nhiễm viêm gan B thì khả năng lây cho vợ là rất cao. Vì thế, cả 2 vợ chồng cần có biện pháp phòng ngừa, hạn chế nguy cơ lây nhiễm. Dưới đây là những biện pháp phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B từ chồng sang vợ và ngược lại:

    4.1. Tiêm phòng viêm gan B

    Nếu chưa tiêm phòng viêm gan B thì bạn nên đến cơ sở uy tín để thăm khám và tiến hành tiêm vắc xin ngừa bệnh. Cách này hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus từ chồng sang vợ và ngược lại.

    4.2. Không dùng chung vật dụng cá nhân

    Virus viêm gan B lây qua đường máu, khi người vợ sử dụng chung vật dụng cá nhân như dạo cạo, bàn chải đánh răng, bấm móng tay… của chồng.

    Để phòng ngừa lây nhiễm, người vợ nên sử dụng và để vật dụng này riêng biệt, cách xa đồ của chồng. Tránh để máu bàn chải đánh răng dính sang bàn chải khác.

    Không dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng

    Không dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng

    4.3. Sử dụng bao cao su khi quan hệ

    Quan hệ tình dục không an toàn là con đường lây nhiễm viêm gan B nhanh nhất. Vì thế, vợ hoặc chồng bị viêm gan B, để tránh lây bệnh bạn nên sử dụng bao cao su khi quan hệ.

    4.4. Duy trì thói quen lành mạnh

    Người bệnh cũng cần giữ tâm lý thoải mái, lạc quan khi đối mặt với bệnh. Điều này giúp quá trình điều trị bệnh hiệu quả và tích cực. Ngoài ra, người bệnh cũng nên có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, không nên thức khuya,. Đồng thời, người bệnh cũng nên dành thời gian luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.

    Ngoài ra, người bệnh cũng chú ý chế độ ăn uống, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm giàu acid omega-3… giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng đề kháng.

    4.5. Khám sức khỏe định kỳ

    Nếu có chồng bị nhiễm viêm gan B thì 2 vợ chồng cần thường xuyên khám sức khỏe gan định kỳ 6 tháng/ 1 lần. Việc này phù hợp với người chồng để kiểm tra mức độ tiến triển của bệnh. Đồng thời, kiểm tra người vợ đã bị nhiễm viêm gan B hay chưa để có cách điều trị kịp thời.

    4.6. Tiến hành điều trị dự phòng

    Nếu chồng bị viêm gan B và người vợ đã có tiếp xúc với máu của chồng thì cần đến cơ sở y tế để điều trị dự phòng, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của virus viêm gan B. Lúc này, nếu bị nghi nhiễm bệnh, người vợ sẽ được tiêm loại vắc xin ngừa viêm gan B từ 7 – 14 ngày.

    Tóm lại, viêm gan B là bệnh lây nhiễm, vì vậy chồng bị viêm gan B có thể lây sang vợ và ngược lại. Do đó, bạn Hoài Anh nên thăm khám sức khỏe và lắng nghe tư vấn của bác sĩ để có hướng chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, độc giả cũng cần chú ý sức khỏe và thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm gan B.

    Xem thêm:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Nổi mề đay có nên bôi dầu không? 5 loại dầu có thể sử dụng và lưu ý 09/03/22
      Khi bị nổi mề đay, nhiều người có thói quen dùng dầu thoa lên tạo cảm giác dễ chịu cũng…
      Nổi mề đay vào ban đêm – Nguyên nhân và cách điều trị 14/09/22
      Nổi mề đay vào ban đêm là một trong những tình trạng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ.…
      Cây chó đẻ chữa bệnh gan có tốt không? Thắc mắc của nhiều người bệnh 04/08/22
      Cây chó đẻ hay còn gọi là Diệp hạ châu từ lâu đã trở thành dược liệu quen thuộc trong…
      Người bị nổi mề đay có ăn thịt gà được không? Chuyên gia giải đáp 28/02/22
      2 tháng trở lại đây tôi có biểu hiện nổi mề đay, mẩn ngứa. Không hiểu nguyên nhân do đâu…
      Xem tất cả bài viết