Viêm gan B là bệnh lý về virus, phổ biến ở Việt Nam. Khi mắc bệnh, hầu hết mọi người đều băn khoăn và đặt câu hỏi viêm gan B có nguy hiểm không? Nếu bạn chẳng may mắc phải bệnh này, dành 3 phút đọc bài viết dưới đây.
1. Bệnh viêm gan B là gì?
Viêm gan B là một trong những bệnh lý nguy hiểm do virus HBV gây ra. Bệnh kéo dài hơn 6 tháng được cho là giai đoạn mạn tính.
Virus viêm gan B lây truyền qua đường máu, quan hệ tình dục không an toàn hoặc lây từ mẹ sang con.
Virus HBV không loại trừ một ai, ai cũng có khả năng bị lây nhiễm. Bệnh có triệu chứng âm thầm, biểu hiện không rõ ràng nên hầu hết người mắc phải đều có tâm lý chủ quan, hoặc nhầm tưởng sang bệnh khác.
>>>Viêm gan B – Hầu hết người bệnh chưa nắm được nguyên tắc chữa bệnh
2. Viêm gan B có nguy hiểm không?
Viêm gan B có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Theo các chuyên gia, viêm gan B được đánh giá là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, bởi lẽ:
2.1. Tỷ lệ mắc và tử vong cao
Theo thống kê của Bộ Y tế, viêm gan B là một trong những bệnh lý mạn tính nguy hiểm, gây ra hơn 600.000 người chết mỗi năm trên toàn thế giới. Hiện nay, trên toàn cầu có hơn 300 triệu người mắc bệnh, con số này không ngừng tăng lên 3 – 4 triệu mỗi năm.
Thống kê cho thấy, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ người mắc viêm gan B cao trên thế giới. Ước tính có khoảng 8-10% dân số (tương đương 8 – 10 triệu người) nhiễm virus viêm gan B. Trong đó, có khoảng 5 triệu người trong tình trạng viêm gan mạn tính, xơ gan hoặc ung thư gan.
2.2. Không có triệu chứng rõ ràng
Nhiều người bị viêm gan B không gặp bất kỳ triệu chứng nào khiến họ chủ quan và nghĩ mình không bị bệnh. Hoặc những người gặp triệu chứng nhưng là lầm tưởng sang bệnh khác. Vì vậy, đến khi đi khám nhiều người phải nhập viện cấp cứu vì tình trạng nặng. Các triệu chứng bệnh thường nhầm lẫn như sau:
- Mệt mỏi, sốt, đau nhức giống cúm thông thường;
- Chán ăn thì hầu như ai cũng gặp ít nhất vài lần trong đời;
- Tiêu chảy thường không ai nghĩ mình bị viêm gan B;
- Đau bụng là triệu chứng phổ biến liên quan hệ tiêu hóa khiến họ không nghĩ tới viêm gan B;
- Vàng da, vàng mặt là biểu hiện dễ nhận biết nhưng thường xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn nặng.
2.3. Nguy cơ lây nhiễm cao
Đây là yếu tố chứng minh rõ mức độ nguy hiểm của bệnh. Như chúng ta đã biết, viêm gan B được lây nhiễm qua 3 con đường chính sau:
- Đường tình dục: Virus viêm gan B trong âm đạo và tinh dịch. Vì vậy, quan hệ tình dục là con đường lây nhiễm chính của viêm gan B. Do đó, nếu quan hệ tình dục không an toàn như không dùng bao cao su, quan hệ bằng miệng… với người bị viêm gan B có nguy cơ mắc bệnh.
- Đường máu: Virus viêm gan B tồn tại trong máu. Do đó, bạn có thể bị lây nhiễm viêm gan B nếu dùng chung bơm kim tiêm, tiếp xúc trực tiếp với máu của người bệnh, sử dụng chung vật dụng cá nhân (dao cạo râu, bàn chải, dụng cụ săm hình…)…
- Lây từ mẹ sang con: Phụ nữ bị viêm gan B khi mang thai sẽ lây truyền từ mẹ sang con. Tùy từng giai đoạn sẽ có tỷ lệ lây nhiễm khác nhau.
2.4. Biến chứng bệnh nguy hiểm
Viêm gan B nếu không được phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có thể bị biến chứng xơ gan, ung thư gan.
Tùy theo giai đoạn cấp tính hay mạn tính, bệnh có mức độ nguy hiểm khác nhau.
3. Biến chứng nguy hiểm của viêm gan B
Người bị viêm gan B có nguy cơ gặp phải các biến chứng sau:
3.1. Xơ gan
Theo thống kê, trong số 5 người bị viêm gan B thì thường có 1 người bị biến chứng thành xơ gan.
Xơ gan thường không có triệu chứng đáng chú ý cho đến khi tổn thương gan xảy ra diện rộng. Khi đó, người bệnh sẽ có biểu hiện:
- Mệt mỏi, chán ăn, ăn uống không ngon miệng;
- Sụt cân
- Ngứa ngáy, nổi mề đay
- Đau chướng bụng
- Vàng da, vàng mắt
- Nước tiểu sẫm màu
Xơ gan hiện chỉ kiểm soát triệu chứng và làm chậm sự tiến triển chứ chưa có thuốc hay phương pháp điều trị nào triệt để.
3.2. Suy gan
Bị viêm gan B mạn tính cũng có nguy cơ dẫn đến suy gan. Suy gan được hiểu là các tế bào gan bị tổn thương, suy giảm chức năng gan nghiêm trọng. Khi đó, gan không còn đủ khả năng thực hiện các chức năng gan cơ bản. Để điều trị suy gan, nhiều trường hợp phải thực hiện ghép gan.
3.3. Ung thư gan
Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 5% người bị viêm gan B phát triển thành ung thư gan.
Các triệu chứng của ung thư gan như: sụt cân, chán ăn, ăn uống không ngon miệng, người mệt mỏi, da và mắt màu vàng…
4. Người mắc bệnh viêm gan B sống được bao lâu?
Viêm gan B là căn bệnh nguy hiểm, nếu bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính có thể biến chứng sang xơ gan, ung thư gan, thì thời gian sống chỉ kéo dài vài năm. Tuy nhiên, không phải ai cũng bị biến chứng. Trong trường hợp phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị kịp thời, người bệnh vẫn có thể sống chung hòa bình, lâu dài với viêm gan B.
Nếu ở dạng người lành mang bệnh, chúng ta có thể yên tâm sống khỏe mạnh bình thường. Điều mà bạn cần làm là thường xuyên kiểm tra men gan, định lượng HBeAg khoảng 6 – 12 tháng/ lần và thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học.
5. Điều trị viêm gan B như thế nào?
Sau khi xác định bị nhiễm virus viêm gan B, bạn nên đến ngay bệnh viện để trao đổi với bác sĩ, lúc này bác sĩ sẽ tiêm huyết thanh miễn dịch. Nếu huyết thanh được tiêm trong vòng 12 tiếng sau khi bị phơi nhiễm sẽ ngăn chặn sự phát triển của virus HBV.
Trường hợp viêm gan B cấp tính, người bệnh sẽ tự chăm sóc sức khỏe tại nhà. Lúc này bạn cần có chế độ ăn uống khoa học, dinh dưỡng hợp lý. Tăng cường các thực phẩm giúp thanh lọc, giải độc gan kết hợp với thể dục thường xuyên.
Với người bị viêm gan B mạn tính, cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Lúc này, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc kháng virus, ức chế virus viêm gan B như Tyzeka, Vemlidy, Epivir… Sử dụng thuốc kháng virus giúp kiểm soát tốt tình trạng virus.
Trường hợp gan bị tổn thương quá nhiều, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật ghép gan.
Tuy nhiên, các phương pháp điều trị viêm gan B chỉ nhằm mục đích đưa virus trở về trạng thái bất hoạt (không hoạt động và không nhân lên nữa).
6. Làm gì để phòng ngừa viêm gan B?
Để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh lý này, bạn cần tuân thủ một số các vấn đề sau:
- Việc làm cần thiết được bác sĩ khuyến cáo là tiêm ngừa vắc xin viêm gan B. Tiêm vắc xin ở trẻ trong vòng 24 giờ sau sinh, các mũi tiếp theo khi trẻ được 2, 3 và 4 tháng tuổi. Người chưa bị nhiễm HBV cần làm xét nghiệm HBsAg và anti-HBs trước khi tiêm phòng.
- Không dùng chung bơm kim tiêm hay dụng cụ khác có thể tiếp xúc với máu hoặc dịch từ người khác.
- Quan hệ tình dục an toàn.
- Sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ bổ gan, giải độc gan, tăng cường chức năng gan để có một lá gan khỏe mạnh.
- Ăn uống đầy đủ, rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, hạn chế bia rượu, thuốc lá.
Như vậy, có thể nói, viêm gan B là bệnh lý nguy hiểm, các biến chứng của bệnh có thể đe dọa tính mạng con người. Vì vậy, hãy chủ động bảo vệ sức khỏe lá gan ngay hôm nay bằng các khám sức khỏe định kỳ và sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ bổ gan, tăng cường chức năng gan. Bảo vệ gan chính là bảo vệ chính sức khỏe của bạn.
Xem thêm:
- 10 cách điều trị viêm gan B bằng thuốc nam – Phổ biến và hiệu quả, áp dụng ngay
- Viêm gan B nên ăn gì và kiêng gì? – Top những thực phẩm nhất định bạn phải tránh
- Phác đồ điều trị viêm gan B – Muốn phòng ngừa biến chứng thì cần biết thông tin này
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.