Thực hư tin đồn ăn cóc chữa ung thư gan – Cẩn thận để không mất mạng
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GAN

    Thực hư tin đồn ăn cóc chữa ung thư gan – Cẩn thận để không mất mạng

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    31/12/22

    Gần đây, trên mạng lan truyền thông tin nhiều người ăn cóc chữa ung thư gan hiệu quả. Vậy, thực hư tác dụng cóc với bệnh ung thư gan thế nào? Có chữa được ung thư gan thật không? Theo dõi bài viết dưới đây.

    5/5 - (3 bình chọn)

    1. Tác dụng của cóc?

    Cóc có tên Bufo melanostictus Schneder, thuộc họ Cóc – Bufonidae.

    Trong Đông y, từ thế kỷ 14 dưới thời danh y Tuệ Tĩnh, cóc đã được dùng làm thuốc, có nhiều tài liệu ghi chép chứng minh về vị thuốc này.

    Bộ phận dùng làm thuốc từ con cóc gồm có: nhựa cóc (thiềm tô), thịt cóc (thiềm thừ) hoặc cả con cóc sau khi bỏ phủ tạng, đốt tồn tính.

    Về giá trị dinh dưỡng, thịt cóc chứa nhiều axit amin và chất vi lượng cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, thịt cóc cũng là món ăn ngon, bổ dưỡng tốt cho sức khỏe.

    Ngoài ra, vài năm gần đây nhiều người còn thông tin về việc sử dụng cóc hoặc mật cóc chữa bệnh, đặc biệt là ung thư gan. Vậy thực hư thế nào?

    Cóc có tốt cho sức khỏe như chúng ta vẫn nghĩ?

    Cóc có tốt cho sức khỏe như chúng ta vẫn nghĩ?

    2. Ăn cóc chữa ung thư gan có đúng không?

    Ăn cóc chữa ung thư gan có đúng không? Câu trả lời là không. Theo các chuyên gia, ăn thịt cóc có thể xảy ra ngộ độc đáng tiếc, bởi con cóc có nọc độc (bufotoxin) tiết ra ở tuyến dưới da. Ngoài tuyến dưới da, nọc độc của cóc còn có nhiều trong bộ phận như trứng, gan.

    Chất Bufotoxin trước đây được ngành y tế sử dụng để kích thích thần kinh, trợ tim mạch. Tuy nhiên, sau một thời gian nghiên cứu, họ phải ngưng sử dụng vì độc tính và khả năng gây nghiện của người dùng.

    Các chuyên gia cũng phân tích, chất bufotoxin có đặc tính không bị phân hủy vì nhiệt. Do đó, dù nấu, xào, rang.. thì đều không mất hoạt tính. Khi con người ăn phải độc tính này có thể gây tan máu, liệt cơ, suy thận cấp, vô niệu…

    Ngoài ra, trong nọc cóc cũng có những thành phần gây ảo giác cho người sử dụng. Vì vậy, khi sử dụng cóc với liều phù hợp có thể làm giảm đau, tạo ảo giác cho người bệnh quên đi đau đớn, bệnh tật.

    Tuy nhiên, về tác dụng cóc chữa ung thư gan thì hiện nay vẫn chưa có tài liệu khoa học chứng minh tác dụng này. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu cho biết, nọc độc của một con cóc có thể giết chết 4 – 5 người trưởng thành. Vì vậy, Bộ Y tế cũng khuyến cáo cấm sử dụng cóc trong việc chữa bệnh.

    ăn cóc chữa ung thư

    Xem thêm: Ung thư gan – Bệnh lý nguy hiểm nhưng ngày càng phổ biến ở Việt Nam

    3. Các phương pháp chữa ung thư gan hiện nay

    Ung thư gan là bệnh lý nặng, nguy hiểm, do đó người bệnh không nên tự ý điều trị tại nhà. Những trường hợp không may mắn mắc phải bệnh này cần được thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

    Hiện nay, y học phát triển, có rất nhiều phương pháp chữa ung thư gan như: phẫu thuật, điều trị tại chỗ, hóa xạ trị, liệu pháp miễn dịch… Mỗi bệnh nhân lại có tình trạng bệnh, sức khỏe khác nhau, phù hợp với phương pháp điều trị khác nhau.

    3.1. Phẫu thuật

    Gan là cơ quan nội tạng đặc biệt, có cơ chế tự bảo vệ và tái tạo tế bào gan khỏe mạnh, thay thế tế bào gan đã chết. Vì thế, phương pháp phẫu thuật loại bỏ khối u hoặc ghép một phần gan khỏe mạnh được sử dụng điều trị ung thư gan mang lại kết quả tốt.

    Các phẫu thuật được áp dụng trong điều trị ung thư gan như:

    • Phẫu thuật cắt bỏ khối u
    • Phẫu thuật ghép gan

    3.2. Điều trị tại chỗ

    Phương pháp điều trị tại chỗ tác động trực tiếp vào tế bào ung thư hoặc khu vực quanh khối u ung thư. Từ đó, chúng tiêu diệt phần lớn hoặc hoàn toàn ung thư gan.

    Phương pháp điều trị tại chỗ gồm:

    • Ướp lạnh
    • Đốt
    • Tiêm cồn tuyệt đối
    • Tiêm thuốc hóa trị

    3.3. Xạ trị chữa ung thư gan

    Xạ trị là phương pháp sử dụng nguồn tia sáng năng lượng cao, ví dụ như tia X để tiêu diệt tế bào ung thư. Đa phần xạ trị được sử dụng trước phẫu thuật hoặc kỹ thuật điều trị khác khi kích thước khối u quá lớn.

    Trường hợp ung thư gan di căn, xạ trị cũng được dùng để hạn chế sự di căn cũng như kiểm soát triệu chứng bệnh, kéo dài sự sống.

    Nhiều trường hợp phải áp dụng phương pháp xạ trị để điều trị ung thư gan

    Nhiều trường hợp phải áp dụng phương pháp xạ trị để điều trị ung thư gan

    3.4. Hóa trị

    Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư gan tốc độ cao. Tuy nhiên, hóa trị cũng tiêu diệt nhiều tế bào khỏe mạnh và gây ra tác dụng phụ, vì vậy, bác sĩ cũng cân nhắc khi cho người bệnh áp dụng phương pháp này.

    3.5. Điều trị bằng thuốc

    Y học hiện đại cũng đã nghiên cứu và phát minh ra một số loại thuốc tiêu diệt tế bào ung thư. Các loại thuốc chống ung thư thường được chỉ định như: Mitomycin, doxorubicin, cisplatin… Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với những bệnh nhân ung thư đột biến gen.

    Có thể nói, ăn cóc chữa ung thư gan là phương pháp chữa bệnh thiếu căn cứ khoa học. Vì vậy, người dân không nên tin và áp dụng, tránh “rước họa vào thân”. Khi mắc bệnh lý này, tốt nhất nên theo chỉ định và lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.

    Xem thêm:

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Vàng da nên ăn gì kiêng gì? Gợi ý 5 nhóm thực phẩm cần bổ sung 05/04/22
      Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và phòng ngừa bệnh vàng da. Nắm…
      Mẩn ngứa sau sinh – Nguyên nhân không ngờ và điều trị an toàn 22/03/22
      Mẩn ngứa không chỉ xuất hiện trong thai kỳ mà còn “làm phiền” phụ nữ cả sau khi sinh. Việc…
      Nóng trong người nên ăn gì kiêng gì để làm mát cơ thể? 16/06/22
      Nóng trong người gây ra những bức bối, khó chịu cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe. Để cải thiện…
      Ung thư gan: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 10/10/22
      Ung thư gan là một trong những bệnh lý ác tính phổ biến ở Việt Nam. Theo thống kê, mỗi…
      Xem thêm