HBV DNA là gì? Khi nào cần tiến hành xét nghiệm?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GAN

    HBV DNA là gì? Khi nào cần tiến hành xét nghiệm?

    Tham vấn y khoa: Ths.Ds Nguyễn Minh Hoàng

    10/03/23

    Xét nghiệm định lượng HBV DNA là một trong những xét nghiệm cần thiết trong quá trình điều trị viêm gan B. Dưới đây là chi tiết quy trình xét nghiệm và những lưu ý cần biết.

    5/5 - (3 bình chọn)

    1. HBV DNA là gì?

    Virus viêm gan B (HBV) sở hữu cấu trúc DNA với 10 kiểu gen khác nhau được ký hiệu từ A – J. Dựa vào đặc điểm này của HBV, các nhà khoa học đã tiến hành xét nghiệm định hượng virus viêm gan B (xét nghiệm HBV DNA).

    Vậy HBV-DNA là gì, HBV-DNA là xét nghiệm gì? Đây là xét nghiệm xác định số lượng hay nồng độ của virus trong một đơn vị thể tích huyết tương hoặc huyết thanh.

    HBV DNA

    Xem thêmDấu hiệu nhận biết bản thân đã bị nhiễm virus viêm gan B

    2. Chỉ số HBV-DNA bao nhiêu là bình thường?

    Thực chất để xác định độ bình thường của chỉ số phải dựa vào từng đối tượng và thời điểm cụ thể. Một chỉ số được coi là bình thường nếu ở thời điểm người bệnh đã điều trị được 3 tháng nhưng sẽ là bất thường với người chưa từng trải qua đợt điều trị nào.

    Nhìn chung, nồng độ virus được đánh giá dựa trên bảng sau:

    Nồng độ (IU/mL) >10.000 2.000 – 10.000 <2.000
    Mức độ Cao Trung bình  Thấp

    3. Mục đích xét nghiệm HBV DNA

    Bác sĩ sẽ là người quyết định khi nào cần xét nghiệm định lượng HBV-DNA. Kết quả của xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ:

    • Tầm soát bệnh viêm gan B.
    • Đánh giá việc tiêm vắc xin HBV đã có tác dụng hay chưa.
    • Quyết định bắt đầu cho bệnh nhân dùng thuốc kháng virus.
    • Đánh giá hiệu quả điều trị, khả năng đáp ứng thuốc. Xét nghiệm HBV DNA sẽ được thực hiện đình kỳ mỗi từ 3 – 6 tháng cùng với các xét nghiệm định lượng men gan (AST, ALT), HBeAg, Anti-HBe…
    • Quyết định thời điểm ngừng điều trị.
    • Phát hiện đột biến kháng thuốc.
    • Đánh giá có bị tái phát virus không sau khi ngưng dùng thuốc hay không.
    mục đích xét nghiệm hbv dna

    HBV DNA là một trong những căn cứ để bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng virus

    4. Đối tượng cần xét nghiệm

    Một số đối tượng sẽ cần được chỉ định xét nghiệm này, đó là:

    • Người được chẩn đoán viêm gan B.
    • Đối tượng có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh, người hiến máu.
    • Người bị suy giảm chức năng gan, tổn thương tế bào gan.
    • Người đang điều trị viêm gan B .
    • Người vừa dừng một đợt điều trị viêm gan B.

    5. Quy trình xét nghiệm HBV DNA

    Quy trình xét nghiệm này khá đơn giản. Bạn không cần quá lo lắng về những rủi ro có thể gặp phải đối với dạng xét nghiệm này.

    5.1. Chỉ định xét nghiệm

    Qua thăm khám lâm sàng và dựa vào kết quả của một số xét nghiệm khác, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm HBV DNA nếu cần thiết. Xét nghiệm này được thực hiện trên mẫu máu tĩnh mạch của người bệnh. Bạn sẽ không cần phải nhịn ăn trước khi lấy máu.

    5.2. Tiến hành lấy mẫu xét nghiệm

    Nhân viên y tế sẽ tiến hành khử trùng vùng lấy mẫu. Sau đó dùng ống tiêm chuyên dụng để lấy 4ml mẫu máu vào ồng nghiệm chứa chất chống đông EDTA. Sau khi lấy mẫu, vùng lấy mẫu sẽ được cầm máu. Người bệnh chờ trong 30 phút để theo dõi, sau đó có thể ra về.

    Ống mẫu sẽ được đưa vào phòng thí nghiệm để ly tâm tách huyết thanh hoặc huyết tương và xét nghiệm trong vòng 6 tiếng kể từ thời điểm lấy mẫu. Nếu không thể xét nghiệm ngay, mẫu tách huyết tương/huyết thanh cần được bảo quản trong nhiệt độ âm.

    lấy mẫu xét nghiệm hbv dna

    Mẫu máu sẽ được lấy vào ồng nghiệm chứa chất chống đông EDTA

    5.3. Đọc kết quả HBV-DNA

    Cách đọc kết quả xét nghiệm HBV-DNA dựa vào chỉ số, thời gian đã tiến hành điều trị trước đó. Trong trường hợp quyết định điều trị hoặc ngưng thuốc kháng virus, bác sĩ sẽ cần kết quả xét nghiệm HBV DNA đi kèm với những kết quả xét nghiệm khác. Nếu bạn có tải lượng virus thấp tới mức không thể phát hiện hoặc dưới 2.000IU/mL, men gan bình thường, không có tổn thương gan thì không cần điều trị.

    Đối với trường hợp đánh giá hiệu quả điều trị: Không đáp ứng thuốc khi nồng độ HBV DNA trong máu giảm dưới 10 lần sau 12 tuần điều trị hoặc dưới 100 lần sau 24 tuần điều trị. Nếu lượng HBV DNA tăng lên thì có khả năng virus kháng thuốc đang điều trị.

    Đối với trường hợp đã ngưng dùng thuốc sau 4 tuần: Người bệnh bị coi là tái phát khi nồng độ HBV DNA tăng gấp 10 lần so với thời điểm dừng thuốc.

    6. Xét nghiệm HBV DNA ở đâu? Giá bao nhiêu?

    Nhiều cơ sở y tế có thể thực hiện được xét nghiệm này. Bạn hãy chọn cơ sở uy tín và thuận tiện về khoảng cách địa lý nhất để tiến hành xét nghiệm.

    Giá xét nghiệm HBV-DNA dao động tùy vào từng cơ sở y tế và thời điểm. Mức giá tham khảo dao động từ 400.000 – 1.800.000 đồng.

    7. Một số lưu ý

    Để quá trình xét nghiệm được diễn ra thông suốt, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

    • Lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để tiến hành xét nghiệm.
    • Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn của nhân viên y tế.
    • Thông báo với bác sĩ về bất kỳ biểu hiện bất thường nào sau khi lấy mẫu xét nghiệm.
    • Tái khám và xét nghiệm đúng lịch hẹn của bác sĩ.

    Những thông tin về HBV DNA trên đây chỉ mang tính tham khảo, không thay thế chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào có liên quan tới các xét nghiệm về gan khác hãy gọi tới tổng đài 0343 44 66 99 để được giải đáp.

    XEM THÊM

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Nóng trong người nên uống vitamin gì? Bật mí 5 loại vitamin 28/10/22
      Nóng trong người nên uống vitamin gì có thể đã từng là thắc mắc của bạn khi tìm cách thoát…
      Chữa ung thư gan bằng Đông y nên hay không? Tham khảo ngay 02/12/22
      Mặc dù Tây y là phương pháp được chỉ định đầu tay trong điều trị ung thư gan, nhưng không…
      Uống thuốc giải độc gan bị nổi mụn, ngứa do đâu? Cách khắc phục 09/08/22
      Hiện nay, nhiều người dùng thuốc giải độc gan gặp phải tình trạng nổi mụn, ngứa không rõ nguyên nhân.…
      Nóng gan uống lá gì? Tham khảo 10 bài thuốc “cây nhà lá vườn” 02/12/22
      Khi bị nóng gan, cơ thể thường có biểu hiện mệt mỏi, mẩn ngứa, nóng trong. Lúc này, hầu hết…
      Xem thêm