Mùa hè, thời tiết nắng nóng, vi khuẩn phát triển mạnh, đồ ăn dễ bị ôi thiu cộng với thói quen ăn uống quá đà khiến cho triệu chứng đau bụng, đi ngoài tái phát liên tục, “hành hạ” người viêm đại tràng. Tham khảo ngay bí kíp dưới đây để không còn “mất ăn mất ngủ” bởi căn bệnh oái oăm này.
1. Nắng nóng “bùng phát” bệnh viêm đại tràng
“Ăn không phải để no, ăn để lo cho sức khỏe”, thế nhưng với những bệnh nhân bị viêm đại tràng, cuộc sống lại tước đi của họ điều bình dị này. Đặc biệt là những ngày nắng nóng của mùa hè, bệnh càng diễn tiến nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống.
Vì sao viêm đại tràng lại “bùng phát” dữ dội vào mùa hè?
Theo bác sĩ Y học cổ truyền Đỗ Thị Lành, có 3 lý do khiến bệnh viêm đại tràng tái phát dịp hè, cụ thể:
Thứ nhất, thay đổi thời tiết từ ấm áp của mùa xuân sang nóng bức của mùa hè khiến cơ thể chưa kịp thích nghi, đặc biệt là hệ miễn dịch. Hơn nữa, dưới cái nắng chói chang, không khí oi bức, cơ thể dễ bị mất nước và điện giải, hệ thống tiêu hóa nói chung và đại tràng nói riêng bị rối loạn gây ra hiện tượng đầy bụng, chán ăn, khó tiêu… Với những người chưa bị viêm đại tràng, đây là thời điểm xuất hiện những triệu chứng cấp tính đầu tiên.
Thứ hai, nhiệt độ cao ảnh hưởng tới việc bảo quản thực phẩm, quá trình phân hủy và lên men của thức ăn diễn ra nhanh hơn. Những người có hệ tiêu hóa kém, khi ăn những món ăn được chế biến từ thực phẩm không bảo quản kỹ, mất vệ sinh dễ gây đau bụng, đi ngoài, thậm chí là ngộ độc thực phẩm. Trường hợp bị bệnh viêm đại tràng sẽ thấy triệu chứng bệnh rõ rệt sau khi ăn.
Thứ ba, khí hậu nóng bức, mồ hôi ra nhiều khiến cơ thể luôn có nhu cầu hạ nhiệt. Vì thế bia, đồ ăn lạnh được nhiều người ưa thích. Chính việc dung nạp thực phẩm lạnh khiến cho nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, dễ gây đau bụng, đi ngoài.
2. Bí kíp nói “KHÔNG” với viêm đại tràng mùa nắng nóng
2.1. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Thực hiện nguyên tắc ăn chín, uống sôi; không ăn thực phẩm tươi sống chưa được chế biến kĩ như: gỏi cá, tiết canh, rau sống…
Thức ăn sau khi nấu chín nếu chưa sử dụng ngay thì nên đậy lồng bàn, đặt nơi thoáng gió, mát mẻ. Nếu còn dư để ngày hôm sau nên bảo quản trong tủ lạnh. Trước khi nấu ăn nên rửa tay sạch sẽ, tránh mầm bệnh lây từ tay sang thức ăn.
Ngoài ra, những thực phẩm chứa nhiều chất béo, đồ ngọt, gia vị cay nóng, đồ ăn nhanh… cũng được liệt kê vào danh sách hạn chế của người bị viêm đại tràng. Bạn nên ghi nhớ để không bị triệu chứng đau bụng, đi ngoài “ghé thăm”.
2.2. Tăng cường axit béo omega-3
Bổ sung axit béo omega-3 là bí kíp hỗ trợ điều trị viêm đại tràng. Vì sao vậy? Theo chuyên gia dinh dưỡng, omega-3 có tác dụng chống viêm mạnh mẽ, đồng thời cung cấp năng lượng cho các tế bào nằm trong đường ruột, giảm triệu chứng viêm loét đại tràng.
Bạn có thể bổ sung omega-3 từ các thực phẩm như: cá hồi, cá thu, cá trích, hàu, cá mòi, trứng cá muối…
2.3. Dùng liệu pháp tâm lý cải thiện stress
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, stress ảnh hưởng nghiêm trọng tới bệnh đường ruột như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…
Trong nghiên cứu IBD của Thụy Sĩ, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu dựa trên 2700 người trưởng thành, cho thấy mối liên hệ giữa trầm cảm, lo lắng và triệu chứng của bệnh viêm đại tràng.
Để cải thiện tình trạng căng thẳng, bạn có thể áp dụng các cách sau:
Thư giãn: Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn mỗi ngày để đầu óc được thoải mái.
Ngủ đủ giấc: Mỗi ngày nên ngủ đủ 8 tiếng.
Duy trì thói quen tập thể dục: Các bài tập yoga, hít thở sâu, thư giãn cơ thể giúp giải tỏa căng thẳng trong bạn. Hãy thường xuyên luyện tập.
2.4. Áp dụng bài thuốc từ thiên nhiên
Bài thuốc từ “cây nhà lá vườn” là bí kíp giúp bạn cải thiện bệnh viêm đại tràng hiệu quả.
- Lá ổi
Với những người bị viêm đại tràng, thường xuyên xuất hiện triệu chứng đi ngoài, ruột co thắt có thể áp dụng bài thuốc từ lá ổi. Thành phần flavonoid trong lá ổi có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, cầm tiêu chảy tốt.
Cách thực hiện: Hái 50g búp ổi, rửa sạch, cho vào nồi, đổ thêm 2 bát nước, đun sôi trong 15 phút. Uống mỗi lần một chén, sử dụng hết trong ngày.
- Nghệ vàng và mật ong
Thành phần curcumin trong nghệ vàng có tác dụng chống và làm lành vết viêm loét, hỗ trợ tiêu hóa. Kết hợp với mật ong sẽ tạo bài thuốc tốt, hỗ trợ điều trị viêm đại tràng.
Cách thực hiện: 50g nghệ tươi, cạo vỏ, rửa sạch, sau đó giã nhỏ và vắt lấy nước. Pha nước nghệ trộn với 3 thìa mật ong, uống 2 lần mỗi ngày trước bữa ăn.
Ngoài 4 bí kíp trên, để “khống chế” bệnh viêm đại tràng an toàn, hiệu quả, người bệnh có thể tham khảo các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược. Đây là phương pháp được giới chuyên gia đánh giá cao và đông đảo người bệnh tin dùng.
Viêm đại tràng không chỉ khiến cho sức khỏe giảm sút mà còn làm cho cuộc sống của người bệnh gặp phải nhiều phiền toái. Để căn bệnh oái oăm này không “ghé thăm” bạn vào mùa hè, hãy nghiêm túc thực hiện những biện pháp trên. Đừng quên liên hệ tới hotline 0865344349 để được các chuyên gia tư vấn, giải đáp thắc mắc.
XEM THÊM:
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.