Viêm đại tràng “hành hạ” sau Tết và bí kíp “thoát khổ”
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Viêm đại tràng “hành hạ” sau Tết và bí kíp “thoát khổ”

    Tham vấn y khoa: Ths.Ds Nguyễn Minh Hoàng

    Biên tập viên: Linh Chi

    27/01/24

    Trở lại làm việc, học tập sau những ngày nghỉ Tết, nhiều người phải đối mặt với tình trạng viêm đại tràng sau Tết. Đây chính là hệ quả của mâm cao cỗ đầy, nhậu nhẹt triền miên cùng nhịp sinh hoạt bị đảo lộn dịp Tết. Làm sao để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này là mối bận tâm của không ít người. Hãy cùng tìm lời giải trong bài viết dưới đây.  

    5/5 - (3 bình chọn)

    1. Tại sao viêm đại tràng bùng phát sau Tết?

    Sau những ngày Tết đầm ấm bên gia đình, người người nhà nhà trở lại với guồng quay hối hả thường ngày. Tuy nhiên đối với không ít người, dư âm không mấy dễ chịu của Tết vẫn còn ở lại. Đó chính là viêm đại tràng sau Tết. Những cơn đau dọc theo khung đại tràng đi kèm rối loạn đại tiện, đầy hơi, chướng bụng, mệt mỏi… gây khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt, công việc.

    Tại sao viêm đại tràng bùng phát sau Tết

    Click xem thêm Tất tần tật thông tin về viêm đại tràng

    Tình trạng này chính là hệ quả của việc sinh hoạt, dinh dưỡng thiếu khoa học vào những ngày Tết dưới đây:

    1.1. Ăn uống thất thường

    Những ngày xuân năm mới khiến chúng ta bận rộn đi chúc Tết họ hàng, du xuân; với nhiều người thì đây là thời điểm để thỏa sức ngủ nướng mà không phải lo muộn giờ làm, giờ học. Những lịch trình này khiến chúng ta lơ là việc ăn uống, ăn không đúng giờ, thậm chí là bỏ bữa. Điều này khiến hệ tiêu hóa bị “bỏ đói” gây rối loạn hoạt động của nhu động ruột. Thêm vào đó, việc thức quá khuya, thậm chí là thức xuyên đêm và ngủ bù vào ban ngày cũng ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa; kích thích phản ứng viêm.

    1.2. Viêm đại tràng sau Tết do quá tải thực phẩm

    Ngược lại với tình trạng bỏ bữa thì việc ăn quá nhiều vào ngày Tết cũng khiến đại tràng bị quá tải. Mâm cao cỗ đầy và đồ ăn vặt ngày Tết khiến chúng ta vô tình nạp liên tục vào cơ thể một lượng lớn thực phẩm. Điều này sẽ gây quá tải cho hệ tiêu hóa.

    Viêm đại tràng sau Tết do quá tải thực phẩm

    Ăn quá nhiều sẽ khiến hệ tiêu hóa bị quá tải

    1.3. Nạp vào cơ thể nhiều thực phẩm không lành mạnh

    Ngày Tết chúng ta có xu hướng chiều bản thân hơn với những món ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, thức uống có ga. Bên cạnh đó là việc quên hoặc ăn rất ít trái cây, rau xanh, uống ít nước. Điều này vừa gây đầy bụng, khó tiêu, vừa có thể dẫn tới tình trạng táo bón, tạo điều kiện thuận lợi cho viêm nhiễm phát triển.

    1.4. Viêm đại tràng hành hạ sau Tết do rượu bia triền miên

    Rượu bia là đồ uống không thể thiếu trên mâm cỗ ngày Tết. Những cái cụng ly đi kèm lời chúc Tết là điều khó chối từ. Quá chén vào những ngày Tết không chỉ gây ra tình trạng đau bụng, tiêu chảy, nôn… mà còn để lại những ảnh hưởng xấu tới đại tràng.

    Rượu bia khi đi vào cơ thể sẽ làm rối loạn nhu động ruột, giảm tiết enzyme tiêu hóa, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Cồn trong bia rượu khiến cho các chất độc dễ xâm nhập vào đại tràng. Rượu bia cũng kích thích hình thành các ổ viêm, viêm loét tại đại tràng.

    Viêm đại tràng hành hạ sau Tết do rượu bia triền miên

    Uống nhiều bia rượu gây tổn thương đại tràng

    1.5. Nhiễm khuẩn do thực phẩm không đảm bảo

    Lượng thực phẩm tích trữ lớn vào những ngày Tết không được tiêu thụ hết để lưu cữu trong tủ lạnh. Việc tiếp tục sử dụng những thực phẩm này mà không chú ý tới chế biến có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường ruột. Vi khuẩn, virus xâm nhập gây tổn thương niêm mạc đại tràng. Lâu dần là khởi nguồn của viêm đại tràng sau Tết.

    2. Cách điều trị viêm đại tràng sau Tết

    Để giảm bớt những triệu chứng khó chịu do viêm đại tràng gây ra, một số biện pháp có thể được sử dụng.

    2.1. Thay đổi lối sống, dinh dưỡng theo hướng khoa học

    Khi phải chịu đựng các triệu chứng của viêm đại tràng cũng là lúc cảnh báo bạn nên thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt một cách hợp lý hơn.

    • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày.
    • Lựa chọn thực phẩm dễ tiêu, thức ăn dạng lỏng.
    • Không ăn thực phẩm cay nóng, cứng, sử dụng đồ uống có cồn vào thời điểm này. Vì chúng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
    • Uống nhiều nước. Điều này sẽ giúp bù lại lượng nước đã mất do tiêu chảy hoặc giúp làm mềm phân trong trường hợp táo bón.
    • Tránh lo lắng, căng thẳng quá mức.

    Đại tràng Extra Tâm Bình – Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng

    Thương hiệu: Dược phẩm Tâm Bình

    Tìm hiểu thêmMua ngay

    2.2. Thuốc tây trị viêm đại tràng sau Tết

    Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.

    • Thuốc giảm đau chống viêm.
    • Thuốc kháng sinh.
    • Thuốc điều hòa nhu động ruột
    • Thuốc cầm tiêu chảy.
    • Thuốc nhuận tràng.

    Lưu ý là sử dụng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ.

    Thuốc tây trị viêm đại tràng sau Tết

    Thuốc cầm tiêu chảy

    2.3. Mẹo trị viêm đại tràng từ “cây nhà lá vườn”

    Các mẹo dân gian này có nguyên liệu dễ tìm từ chính trong gian bếp, ngoài vườn. Tuy nhiên, chúng chỉ phù hợp với trường hợp nhẹ.

    2.3.1. Củ riềng

    Nhớ tới củ riềng, người ta nghĩ ngay tới món giả cầy. Không chỉ là gia vị trong món ăn, củ riềng còn là vị thuốc điều trị bệnh viêm đại tràng hiệu quả.

    Theo Y học cổ truyền, riềng có tính ấm, vị cay với nhiều tác dụng như: tán hàn ôn trung, giữ và làm ấm tỳ vị, tăng cường khả năng tỳ thổ, đồng thời chống nôn và trị tả rất tốt. Do đó, bài thuốc chữa viêm đại tràng từ củ riềng là không thể thiếu.

    Hai cách thực hiện:

    Cách 1 (chữa tiêu chảy): Chuẩn bị 20g riềng tươi, 20g búp ổi, 30g quả chuối xanh. Cho các vị vào ấm, đổ 2 bát nước, đun sôi trong 10 phút. Sau đó chắt ra uống dần.

    Cách 2 (chữa rối loạn tiêu hóa, đau bụng do lạnh): Gừng tươi thái lát, lá lốt (mỗi loại 20g). Tất cả đem cho vào hãm trà, có thể dùng sau 15 phút, uống 2 – 3 ngày sẽ thấy cải thiện rõ rệt.

    2.3.2. Nha đam chữa viêm đại tràng sau Tết

    Nha đam không chỉ được biết đến là “thần dược” chăm sóc da cho chị em phụ nữ mà còn là phương thuốc chữa bệnh viêm đại tràng hiệu quả trong dân gian.

    Theo sách Y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, nha đam là dược liệu có tính hàn, vị đắng, giúp giải độc, thanh nhiệt, thông đại tiện, nhuận tràng, trị táo bón.

    Chữa viêm đại tràng bằng nha đam rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện như sau:

    Cách 1: 5 lá nha đam rửa sạch, lọc phần thịt nha đam xay lấy nước. Sau đó, trộn nước nha đam với mật ong, uống 1 – 2 cốc nhỏ/ngày, mỗi lần 30ml.

    Cách 2:  Chuẩn bị 20g lá nha đam làm sạch, 4g Cam thảo, 12g Bạch truật. Sắc với 500ml nước uống hằng ngày, mỗi lần chia thành 2 phần, sử dụng hết trong ngày.

    Lưu ý: Nha đam có tính tẩy mạnh nên không áp dụng cho bà bầu vì dễ bị sảy thai, người đại tiện phân lỏng, tỳ vị hư nhược.

    Nha đam chữa viêm đại tràng sau Tết

    Nha đam giúp giải độc, thanh nhiệt, thông đại tiện, nhuận tràng, trị táo bón

    2.3.3. Nghệ vàng và mật ong

    Nghệ vàng và mật ong được mệnh danh là “khắc tinh” của viêm đại tràng. Vì sao vậy? Mật ong được coi là vị thuốc có tác dụng bổ tỳ vị, giải độc, sát khuẩn. Trong khi đó, thành phần curcumin trong nghệ có tác dụng làm lành vết loét, hỗ trợ tiêu hóa. Do đó, nhiều người xem đây là bài thuốc “trời sinh một cặp” khống chế hiệu quả tình trạng viêm đại tràng.

    Cách thực hiện như sau:

    Sử dụng bột nghệ và mật ong: Chuẩn bị 2 thìa bột nghệ vàng, 1 thìa mật ong, đem hai nguyên liệu trộn với nhau rồi ăn như bình thường. Áp dụng 1 lần/ngày, liên tục trong 30 ngày sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm.

    Sử dụng nghệ tươi và mật ong: Nghệ tươi rửa sạch, cạo vỏ, giã nát lấy nước cốt. Thêm 3 thìa mật ong nguyên chất vào nước cốt nghệ, trộn đều và uống trước bữa ăn 30 phút. Thực hiện mỗi ngày 2 lần.

    2.3.4. Lá ổi trị viêm đại tràng sau Tết

    Lá ổi được xem là bí kíp “cứu cánh” cho những người bị viêm đại tràng, đặc biệt là triệu chứng tiêu chảy. Nghiên cứu khoa học cho biết, trong lá ổi có thành phần flavonoid, tanin – có tác dụng kích thích cơ trơn, giảm đau, kháng khuẩn, cầm tiêu chảy hiệu quả.

    Cách thực hiện: Hái búp ổi non, có thể lựa chọn cả lá non lẫn lá già. Sau đó, cho 50g lá ổi vào nồi, đổ thêm 2 bát nước, sắc lấy nước uống, đun sôi nhỏ lửa chừng 15 – 20 phút. Uống mỗi lần một chén, dùng hết trong 1 ngày. Sau 2 – 3 ngày sẽ có tác dụng.

    Lá ổi trị viêm đại tràng sau Tết

    Lá ổi giúp cầm tiêu chảy

    3. Cách phòng tránh

    Để hạn chế nguy cơ mắc phải hoặc tái phát viêm đại tràng sau dịp Tết hãy lưu ý một số vấn đề sau:

    • Ăn đúng giờ, đủ bữa, không nên ăn quá no vào một bữa.
    • Cân đối chất dinh dưỡng trong khẩu phần. Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn cay, rượu bia. Bổ sung rau xanh, trái cây, uống đủ nước.
    • Chú ý tới vệ sinh an toàn thực phẩm khi lựa chọn và chế biến món ăn.
    • Kiểm soát căng thẳng, lo lắng. Tránh thức khuya.

    Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đọc đã bổ sung cho mình thêm những mẹo “nhỏ nhưng có võ” giúp bạn “khống chế” căn bệnh viêm đại tràng tái phát, không chỉ áp dụng sau Tết mà bất kỳ thời điểm nào trong năm. Để phòng bệnh hiệu quả, ngay hôm nay, mỗi người hãy xây dựng cho mình thói quen ăn uống hợp lý, sinh hoạt khoa học. Nếu cần thêm thông tin đừng ngần ngại gọi tới hotline 0343 44 66 99.

    XEM THÊM

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    95.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Hạt chia là gì? Công dụng, cách dùng và mua ở đâu tốt nhất? 05/11/20
      Hạt chia là gì? Hạt chia có phải hạt é không? Chúng có công dụng và cách sử dụng ra…
      Thuốc Laevolac: Công dụng, liều dùng và cách sử dụng 22/02/22
      Thuốc Laevolac là thuốc nằm trong nhóm điều trị các vấn đề về đường tiêu hóa, đặc biệt giúp nhuận…
      Bị tiêu chảy nên uống nước gì?[13 gợi ý] giúp bạn dùng đâu khỏi đó 06/03/21
      Bị tiêu chảy nên uống nước gì là điều mà rất nhiều người quan tâm. Bởi, đây là hội chứng…
      4 “kẻ giấu mặt” gây rối loạn tiêu hóa khi giao mùa 14/04/20
      Tháng 4 – thời điểm giao mùa, nhiệt độ nóng ẩm thất thường, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn…
      Xem thêm