Trước thực tế thuốc Tây trị mỡ máu có thể gây ra các tác dụng phụ, nhiều người không khỏi băn khoăn uống thuốc điều trị mỡ máu bao lâu thì dừng. Có nhiều yếu tố cần xem xét để trả lời cho câu hỏi này. Đó là mức độ đáp ứng thuốc, tình trạng bệnh lý, thể trạng của từng đối tượng cụ thể.
1. Mỡ máu cao bao nhiêu thì phải uống thuốc?
Mỡ máu cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ mắc huyết áp cao, gan nhiễm mỡ, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, đe dọa tới tính mạng. Việc chỉ định sử dụng thuốc hay không sẽ dựa trên xét nghiệm mỡ máu. Với những trường hợp sau đây, bác sĩ có thể kê thuốc:
- Cholesterol toàn phần trên 240mg/dL
- LDL-Cholesterol trên 160mg/dL
- HDL-Cholesterol dưới 40mg/dL
- Triglyceride trên 200mg/dL.
Bên cạnh đó các yếu tố nguy cơ cũng được xem xét để quyết định cho người bệnh sử dụng thuốc. Nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng dưới đây thì khả năng sẽ phải dùng thuốc cao hơn do những lo ngại về sự trầm trọng của bệnh và biến chứng có thể xảy ra:
- Nằm trong độ tuổi từ 45 – 70
- Mắc bệnh tiểu đường
- Có nguy cơ mắc bệnh tim cao
- Từng bị đau tim, đột quỵ, mắc bệnh động mạch ngoại biên
2. Uống thuốc điều trị mỡ máu bao lâu?
2.1. Uống thuốc điều trị mỡ máu theo chu kỳ điều trị
2.2. Phụ thuộc sự chuyển biến của bệnh
Nếu chỉ số mỡ máu cải thiện tốt có thể bác sĩ sẽ xem xét giảm liều hoặc ngưng liều. Tuy nhiên, dù chỉ số mỡ máu của bạn có “đẹp lên” mà vẫn tồn tại các nguy cơ cao về bệnh tim, đột quỵ thì bác sĩ sẽ vẫn duy trì dùng thuốc, thậm chí là dùng lâu dài. Vì thuốc uống điều trị mỡ máu trong trường hợp này là để dự phòng biến chứng.
2.3. Xuất hiện các tác dụng phụ khi dùng thuốc
Việc uống thuốc điều trị mỡ máu trong bao lâu cũng phụ thuộc vào việc bạn có gặp phải các tác dụng phụ của thuốc hay không. Thông thường thuốc Tây sẽ có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn nhưng với tần suất, mức độ ở mỗi người không giống nhau. Do đó, nếu bạn gặp phải dấu hiệu bất thường hãy thông báo ngay với bác sĩ. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của tác dụng phụ mà bác sĩ sẽ chỉ định ngưng thuốc hoặc thay bằng thuốc khác.
Như vậy bạn đã biết câu trả lời cho uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không và đây là những tác dụng phụ mà bạn có thể gặp phải.
2.3.1. Gây ra các triệu chứng khó chịu tại hệ tiêu hóa
Đây là một trong những tác dụng phụ thường gặp của thuốc hạ mỡ máu. Thuốc nhóm statin có thể gây đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón, đau bụng, chán ăn… Thuốc nhóm fibrat có thể gây rối loạn tiêu hóa. Chất cô lập axit mật có thể gây táo bón, ợ nóng, buồn nôn…
2.3.2. Uống thuốc điều trị mỡ máu có thể ảnh hưởng xấu tới gan
Câu trả lời cho uống thuốc mỡ máu có hại gan không là có thể. Vì loại thuốc này có thể gây tăng men gan SGOT/SGPT gây rối loạn chức năng gan. Biểu hiện của tình trạng này là mệt mỏi, nước tiểu sậm màu, vàng da vàng mắt… Đây chính là lý do mà người bệnh thường được chỉ định xét nghiệm men gan định kỳ khi dùng thuốc mỡ máu. Một số nhóm thuốc điển hình gây tình trạng này là statin, fibrat, niacin.
2.3.3. Tác hại đối với hệ cơ, xương, khớp
Nếu dùng thuốc điều trị mỡ máu kéo dài, bạn cũng có thể gặp phải các vấn đề về cơ xương khớp. Điển hình có thể kể đến là đau nhức xương khớp, yếu cơ, đau cơ, cứng khớp… Thậm chí nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn tới teo cơ, đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp. Một số nhóm thuốc có thể gây tác dụng phụ này là: statin, chất ức chế hấp thu cholesterol, chất ức chế lyase citrate, chất ức chế hấp thu cholesterol kết hợp statin.
2.3.4. Tác động tới hệ thần kinh
Một số ảnh hưởng tới hệ thần kinh cũng cần được xem xét. Đó có thể là suy giảm trí nhớ, nhầm lẫn, mắc bệnh thần kinh ngoại biên…
2.3.5. Ảnh hưởng tới da
Tình trạng này không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung mà còn gây mất thẩm mĩ khiến bạn thiếu tự tin. Các triệu chứng dễ gặp ở da là mẩn ngứa, nổi mề đay… Thuốc có thể gây tình trạng này điển hình phải kể tới niacin.
3. Một số lưu ý khi uống thuốc điều trị mỡ máu
Để hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chỉ dùng thuốc khi được bác sĩ chỉ định. Sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng thời gian được kê đơn. Không được tự ý ngưng liều, tăng liều, dừng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.
- Chia sẵn thuốc vào hộp, cài đặt nhắc nhở trên điện thoại để không quên uống thuốc. Luôn mang theo thuốc khi đi công tác, đi chơi xa để đảm bảo uống thuốc đủ liều, đúng giờ.
- Thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng để tránh tương tác với thuốc mỡ máu.
- Trong quá trình dùng thuốc mỡ máu nếu thấy dấu hiệu bất thường hãy thông báo ngay với bác sĩ.
- Kết hợp dùng thuốc với duy trì lối sống khoa học, dinh dưỡng lành mạnh. Hạn chế thực phẩm chứa nhiều dẫu mỡ, nội tạng động vật, thức ăn chế biến sẵn, rượu bia, nước ngọt… Bổ sung vào bữa ăn rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, cá béo… Duy trì tập luyện thể dục thể thao đều đặn, vừa sức.
- Tái khám theo đúng lịch hẹn.
KẾT LUẬN
Việc uống thuốc điều trị mỡ máu bao lâu phụ thuộc vào mức độ đáp ứng thuốc, tình trạng bệnh lý, thể trạng và các tác dụng phụ gặp phải. Việc dùng loại thuốc gì, bao lâu thì ngưng, lúc nào cần tiếp tục dùng do bác sĩ điều trị chỉ định. Hãy tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
Việc sử dụng thuốc Tây điều trị mỡ máu sẽ có thể gây ra những tác dụng phụ, ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan khác và sức khỏe nói chung. Do đó nhiều người đã tìm tới sự trợ giúp của các loại dược liệu có nguồn gốc thiên nhiên với những ưu điểm như khá lành tính, thích hợp sử dụng lâu dài. Điển hình có thể kể tới lá sen, giảo cổ lam, actiso, nần vàng, nanocurcumin, bergamot… Bên cạnh việc sử dụng đơn độc một vị thảo dược, tinh chất, bạn có thể sử dụng sản phẩm có chứa các thành phần này. Điều quan trọng là lựa chọn sản phẩm của thương hiệu uy tín, được giới chuyên môn và người dùng đánh giá cao.
XEM THÊM
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Điều trị Cholesterol: Thuốc men và thay đổi lối sống
https://www.webmd.com/cholesterol-management/cholesterol-treatment-lifestyle-medication
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Nguyễn Minh HoàngTốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.