Chữa bệnh gút bằng củ ráy, chuối hột là bài thuốc dân gian được lưu truyền và áp dụng rộng rãi. Thế nhưng cách sử dụng củ ráy và chuối hột chữa bệnh gout như thế nào, liệu có an toàn và hiệu quả không? Mời các bạn cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây.
1. Tác dụng của củ ráy và chuối hột trong chữa bệnh Gout
Chuối hột và củ ráy là hai nguyên liệu quen thuộc nhưng vẫn còn nhiều người băn khoăn về mức độ an toàn và tác dụng của chúng. Vậy thực chất, chuối hột và củ ráy có thể chữa bệnh gout được không?
1.1. Công dụng của củ ráy
Củ ráy thường mọc hoang ở vùng nông thôn, những nơi có điều kiện ẩm thấp, nhiều nước. Cây có lá hình tim, tán rộng khoảng 40cm, dài từ 10 – 50cm, màu xanh lục. Bên ngoài, cây củ ráy có hình dạng giống cây khoai nước, có vảy nâu, mọc thành từng đốt. Củ ráy có một đặc tính là rất ngứa, nếu dùng tay không sờ vào thì ngứa ran lên cực kỳ khó chịu.
Theo Y dược cổ truyền, củ ráy có tính hàn, cay, vị nhạt với tác dụng giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu và tán ứ. Những củ ráy được dùng để trị bệnh sẽ có tuổi đời từ 1 năm trở lên, có tác dụng trị ghẻ lở, mụn nhọt, tay chân sưng phù và đặc biệt là bệnh gút.
1.2. Công dụng của chuối hột
Chuối hột có hai loại là chuối hột rừng và chuối hột nhà. Chuối hột rừng có tên khoa học là Musa acuminata Colla, thuộc họ chuối (Musaceae), thường mọc dại ở các vùng đồi núi.
Theo Y học cổ truyền, chuối hột có vị chát, công dụng thanh nhiệt, giải độc, thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong cơ thể. Thêm nữa, loại quả này còn có khả năng sát trùng, chống viêm. Vì thế, từ lâu người ta đã dùng chuối hột ngâm rượu để phòng ngừa và điều trị tiểu đường, huyết áp cao, chữa rối loạn tiêu hóa… Để phát huy tác dụng tốt nhất của thuốc, bạn nên chọn những loại chuối hột chín cây, mọc hoang ở trong rừng.
Cả trong chuối hột và củ ráy đều chứa một hàm lượng lớn vitamin, chất xơ và các hoạt chất có tác dụng chữa bệnh gút. Khi kết hợp hai dược liệu này với nhau, công dụng chữa bệnh của nó sẽ tăng lên đáng kể. Do đó, người bệnh gút hoàn toàn có thể sử dụng củ ráy và chuối hột để hỗ trợ điều trị bệnh cho mình.
2. Các bài thuốc chữa bệnh gút bằng củ ráy và chuối hột
Bạn có thể tận dụng chuối hột và củ ráy hỗ trợ làm giảm các cơn đau do gút bằng 1 trong 2 cách dưới đây:
2.1. Xay bột để uống
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Củ ráy: Củ ráy có tuổi đời từ 1 năm trở lên, cạo vỏ, rửa sạch và bỏ phần xơ cứng, thái nhỏ, phơi khô.
- Chuối hột: Ưu tiên chuối hột rừng, mang đi rửa sạch, thái mỏng, phơi khô.
Cách làm:
Trộn củ ráy và chuối hột với tỷ lệ bằng nhau rồi xay thành bột mịn. Để sử dụng được lâu dài, cất bột thuốc trong lọ thủy tinh có nắp đậy kín.
Mỗi lần sử dụng, lấy khoảng một thìa cà phê bột thuốc để hòa tan trong nước ấm rồi uống. mỗi ngày uống 2 lần vào sáng và tối. Thực hiện thường xuyên khoảng một tháng sẽ thấy các triệu chứng bệnh gút giảm bớt.
2.2. Nấu trà củ ráy và chuối hột chữa bệnh gout
Ngoài cách làm trên, bạn cũng có thể sử dụng 2 nguyên liệu này để nấu trà củ ráy, chuối hột. Cách tiến hành như sau:
- Rửa sạch củ ráy, chuối hột thái thành lát mỏng ngâm qua đêm cho hết nhớt.
- Vớt 2 nguyên liệu ra đem rửa sạch rồi cho lên chảo sao vàng với lửa nhỏ.
- Dùng củ ráy và chuối hột khô theo tỷ lệ lần lượt là 5:3 rồi hãm với nước nóng để uống. Mỗi ngày uống 1 chén, thường trước khi ăn 30 phút. Liên tục sử dụng từ 1-2 tháng sẽ cảm nhận được kết quả rõ rệt.
3. Lưu ý khi dùng củ ráy và chuối hột chữa bệnh gout
Để đạt được hiệu quả và an toàn trong khi thực hiện các bài thuốc kể trên từ củ ráy và chuối hột, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Ráy có thể chứa canxi oxalate gây ngứa, đau như kim châm. Tuy nhiên canxi oxalate rất dễ bị phân huỷ khi nấu chín hoặc phơi khô hoàn toàn, vì vậy người dùng nên lưu ý chế biến kỹ để việc sử dụng được an toàn.
- Hiệu quả từ các bài thuốc này thường đến chậm, người bệnh cần kiên trì mới thấy được kết quả.
- Các bài thuốc chỉ có tác dụng với người bệnh gout ở giai đoạn nhẹ, rất ít hiệu quả với các trường hợp bệnh nặng.
- Nếu dùng một thời gian mà bệnh không thuyên giảm, người bệnh nên đi khám để nhận được chỉ định điều trị tốt nhất.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện bất kỳ phương pháp nào.
4. Lời khuyên từ chuyên gia
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, để điều trị bệnh gout đạt hiệu quả tốt nhất, bên cạnh việc tìm kiếm các phương pháp điều trị từ dân gian cho đến Y học hiện đại, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập, nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên khám sức khoẻ định kỳ để sớm phát hiện các vấn đề về sức khoẻ như nồng độ axit uric tăng cao – nguy cơ mắc bệnh gout. Từ đó có phương án xử trí kịp thời.
>>> Xem thêm: 5+ Lý do người bệnh gút tin dùng Viên Gout Tâm Bình
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn nắm rõ hơn về cách chữa bệnh gút bằng củ ráy và chuối hột. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm nhiều bài viết chữa bệnh gút bằng các nguyên liệu tự nhiên khác được cập nhật trên website mỗi ngày.
XEM THÊM:
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.
Tại sao hàng ngày tôi nấu củ ráy + thân cây ráy + chuối hột rừng nhưng bệnh gút vẫn không giảm mặc dù tôi đã uống khoảng 10 ngày rồi
Chào bạn, không biết chỉ số acid uric của bạn là bao nhiêu? Bạn được chẩn đoán gút bao nhiêu năm rồi?. Nếu chỉ số acid uric cao bạn nên đến cơ sở y tế và tuân thủ theo phác đồ dùng thuốc của bác sĩ, ngoài ra còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến chỉ số acid uric như thói quen sinh hoạt, rượu bia thuốc lá, đồ ăn… Và thời gian bạn dùng cũng quá ngắn (10 ngày) nên cũng chưa thể đánh giá được hiệu quả. Bạn vui lòng điều chỉnh thêm cả chế độ ăn uống sinh hoạt: Hạn chế ăn đồ nhiều nhân purin như hải sản, thịt đỏ, hạn chế uống rượu bia, thuốc lá, cà phê, tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và kiên trì để thấy được hiệu quả bạn nhé.