{Update} 7 loại thuốc điều trị viêm gan B mạn tính phổ biến hiện nay
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GAN

    {Update} 7 loại thuốc điều trị viêm gan B mạn tính phổ biến hiện nay

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    27/04/23

    Thuốc điều trị viêm gan B có tác dụng ức chế sự phát triển của virus, hạn chế biến chứng nguy hiểm xảy ra. Để hiểu rõ hơn về cơ chế tác dụng cũng như những thông tin khi sử dụng thuốc, người bệnh có thể tham khảo bài viết dưới đây.

    5/5 - (95 bình chọn)

    1. Viêm gan B là bệnh gì?

    Viêm gan B là bệnh lý do virus viêm gan B gây ra. Đây là bệnh lý truyền nhiễm ở gan thường gặp hiện nay. Theo thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam, ước tính có khoảng 7 – 8 triệu người nhiễm virus viêm gan B.

    Viêm gan B được tiến triển qua 2 giai đoạn: Cấp tính và mạn tính. Trong đó, giai đoạn cấp tính, người bệnh thường xuất hiện triệu chứng nhẹ hoặc không có biểu hiện.

    Khi cơ thể không thể loại bỏ được virus sau khi nhiễm bệnh trong 6 tháng đầu, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính. Lúc này, người bệnh thường có biểu hiện vàng da, chán ăn, mệt mỏi, đau tức hạ sườn phải… Khi đã chuyển sang giai đoạn này, người bệnh phải tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra.

    thuốc điều trị viêm gan B

    >>>Viêm gan B – Bệnh lý truyền nhiễm, đọc ngay để phòng tránh

    2. Khi nào dùng thuốc điều trị viêm gan B?

    Thực tế, những người nhiễm virus viêm gan B đều lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình và băn khoăn không biết khi nào nên dùng thuốc. Và nếu dùng thuốc thì nên dùng loại gì?

    Theo các chuyên gia gan mật, khi bị nhiễm virus viêm gan B sẽ có 4 trường hợp xảy ra:

    • Trường hợp 1: Chỉ số xét nghiệm HBsAg (+), HBeAg (+) chứng tỏ virus đang sinh sôi. Lúc này, người bệnh sẽ có các biểu hiện lâm sàng như chán ăn, vàng da, vàng mắt… Đồng thời, chỉ số men gan ALT tăng cao gấp 2 lần trở lên thì người bệnh cần phải sử dụng thuốc điều trị viêm gan B.
    • Trường hợp 2: Chỉ số HBsAg (+) nhưng HBeAg (-) nghĩa là cơ thể có virus HBV nhưng virus không có dấu hiệu sinh sôi. Trường hợp người lành mang mầm bệnh, chưa phải sử dụng thuốc điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học.
    • Trường hợp 3: HBsAg (+) và HBeAg (+) nhưng không có dấu hiệu lâm sàng. Trường hợp này nghĩa là virus đang sinh sôi nhưng người bệnh lại dung nạp được miễn dịch. Lúc này, người bệnh chưa cần phải sử dụng thuốc nhưng vẫn phải theo dõi liên tục. Khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng phải thăm khám lại.
    • Trường hợp 4: Xét nghiệm HBsAg (+) và HBeAg (-) chứng tỏ không có dấu hiệu virus sinh sôi nhưng lại có biểu hiện lâm sàng. Kết quả này cho thấy bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính. Trường hợp này người bệnh chưa cần dùng thuốc. Tuy nhiên, vẫn phải theo dõi sát sao, xét nghiệm định lượng virus thường xuyên.

    3. Top 7 loại thuốc điều trị viêm gan B thế hệ mới được bác sĩ chỉ định nhiều nhất hiện nay

    Sử dụng thuốc điều trị viêm gan B không chỉ có tác dụng kiểm soát sự nhân lên của virus mà còn ngăn chặn virus làm tổn thương gan. Tuy nhiên, thuốc cũng tồn tại những tác dụng phụ. Do đó, người bệnh nên hiểu về những loại thuốc mình đang sử dụng để tránh những tác dụng phụ.

    3.1. Thuốc kháng virus điều trị viêm gan B – Tenofovir disoproxil

    Tenofovir disoproxil là loại thuốc kháng virus được dùng phổ biến trong điều trị viêm gan B mạn tính. Thuốc giúp ức chế sự phát triển của virus, giảm tổn thương gan.

    Liều dùng được khuyến cáo cho người lớn là ngày uống 1 viên, trong vòng 6 tháng đến 1 năm hoặc lâu hơn. Đây được xem là thuốc điều trị viêm gan B mạn tính có tỷ lệ kháng thuốc thấp.

    Ngoài ra, Tenofovir disoproxil (Viread/TDF) cũng có ưu điểm ít tác dụng phụ.

    Tenifovir Disoproxil được chỉ định trong các trường hợp viêm gan B mạn tính

    Tenifovir Disoproxil được chỉ định trong các trường hợp viêm gan B mạn tính

    3.2. Tenofovir alafenamide

    Tenofovir alafenamide cũng là thuốc thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị bệnh viêm gan B. Đây là nhóm thuốc ức chế phiên mã ngược nucleotide dùng trong điều trị viêm gan B mạn tính ở trẻ em từ 12 tuổi (cân nặng ít nhất 35kg) và người lớn. So với Tenofovir disoproxil thì Tenofovir alafenamide được chứng minh có tác dụng kháng virus cao hơn.

    Tenofovir alafenamide được chỉ định dùng 1 lần/ ngày và được uống mỗi ngày. Trong trường hợp lỡ quên liều mà khoảng thời gian từ thời điểm quên đến lúc phát hiện là 18 giờ thì người bệnh cần uống 1 liều. Liều tiếp theo vẫn được uống vào thời điểm bình thường trong ngày.

    Người bệnh cũng cần lưu ý, không tự ý dừng uống khi chưa được sự chỉ định của bác sĩ. Vì, trong trường hợp ngưng thuốc không phù hợp có thể khiến bệnh viêm gan trầm trọng hơn, thậm chí nguy hiểm tính mạng.

    3.3. Entecavir – Thuốc điều trị viêm gan B thế hệ mới

    Entecavir là thuốc kháng virus, hoạt động bằng cách ức chế men sao chép ngược nucleoside của virus viêm gan B. Từ đó, thuốc có tác dụng làm chậm sự phát triển của virus, giảm lượng virus viêm gan B trong cơ thể. Do đó, các bác sĩ thường chỉ định Entecavir để ngăn cản virus tấn công gan.

    Thuốc được uống mỗi ngày một lần, thời gian kéo dài ít nhất 1 năm hoặc lâu hơn. Do hiệu quả cao, ít tác dụng phụ nên Entecavir được xem là thuốc đầu tay trong điều trị viêm gan B mạn tính.

    Entecavir có tác dụng kháng virus hiệu quả

    Entecavir có tác dụng làm chậm sự phát triển của virus hiệu quả

    3.4. Thuốc Peginterferon alfa-2a

    Thuốc Peginterferon alfa-2a được bác sĩ xem xét và kê đơn trong điều trị viêm gan B ngắn hạn. Thuốc này phù hợp với những trường hợp không muốn điều trị dài hạn bằng thuốc NAs.

    Ngoài ra, thuốc cũng có thể sử dụng cho bệnh nhân bị đồng nhiễm viêm gan B , viêm gan C và chỉ số ALT cao.

    Liều lượng điều trị phù hợp dành cho người lớn là 180 microgram/kg/ tuần.

    Khi sử dụng thuốc, người bệnh cần cẩn thận bởi có thể gặp phải tác dụng phụ như mệt mỏi, giảm bạch cầu, rối loạn tâm thần, chán ăn, sụt cân…

    Sử dụng Peginterferon-alfa-2a cần lưu ý tác dụng phụ

    Sử dụng Peginterferon-alfa-2a cần lưu ý tác dụng phụ

    3.5. Thuốc Telbivudine

    Thuốc Telbivudine được FDA phê chuẩn trong điều trị viêm gan B mạn tính. Thuốc có tác dụng giúp làm giảm số lượng virus viêm gan B.

    Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý, thuốc Telbivudine có khả năng kháng thuốc cao khi điều trị lâu dài. Đây được xem là nhược điểm lớn khiến cho thuốc này ít được sử dụng.

    3.6. Thuốc điều trị viêm gan B Lamivudin

    Lamivudin là thuốc kháng virus viêm gan B, hoạt động bằng cách làm chậm sự phát triển của virus. Từ đó, thuốc giúp giảm tổn thương gan mà virus gây ra.

    Thuốc được sử dụng để điều trị viêm gan B mạn tính với liều lượng 1 viên/ lần/ ngày. Thời gian dùng thuốc phù thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, thông thường, thời gian dùng kéo dài từ 1-2 năm, thậm chí là 3 năm.

    Trước kia, Lamivudin được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm gan B vì giá thành rẻ. Tuy nhiên, những năm gần đây, thuốc này ít được sử dụng vì hoạt tính chống virus kém hơn, độ kháng thuốc cao.

    Lamivudin làm giảm tổn thương gan do virus viêm gan B gây ra

    Lamivudin làm giảm tổn thương gan do virus viêm gan B gây ra

    3.7. Interferon alfa – thuốc điều chỉnh miễn dịch

    Tác dụng chính của thuốc Interferon alfa là tăng cường hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Thuốc được chỉ định bằng đường tiêm và tùy vào  độ tuổi và tình trạng bệnh, thông thường 3l/ tuần và dùng kéo dài 3 tháng  – 6tháng.

    Dựa vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp. Người bệnh chú ý không tự ý mua thuốc về dùng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

    4. Những lưu ý khi sử dụng thuốc kháng virus viêm gan B

    Để thuốc kháng virus mang lại hiệu quả điều trị tối ưu, cũng như giảm thiểu tác dụng phụ, người bệnh cần lưu ý:

    • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Điều này giúp hạn chế tối đa hậu quả không mong muốn, ảnh hưởng tới sức khỏe.
    • Bệnh nhân đang được chỉ định dùng thuốc kháng virus để điều trị viêm gan cần tuân thủ lịch tái khám. Mục đích nhằm theo dõi sức khỏe của người bệnh, khả năng đáp ứng thuốc cũng như phát hiện sớm biến chứng.
    • Nhiều bệnh nhân đang sử dụng thuốc kháng virus nhưng ngừng thuốc giữa chừng hoặc chuyển sang phương pháp điều trị khác như thuốc nam, đông y… Việc làm này có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng, khi quay lại điều trị có thể tốn kém chi phí, thời gian cũng lâu hơn.
    • Quá trình sử dụng thuốc tây có thể xảy ra tình trạng kháng thuốc. Lúc này, người bệnh nên thông báo với bác sĩ để được đổi phác đồ điều trị khác.
    • Tuyệt đối không tự ý dừng, tăng, giảm thuốc điều trị khi chưa được sự cho phép của bác sĩ. Vì thuốc kháng virus thường phải uống hàng ngày.
    • Trong quá trình dùng thuốc điều trị viêm gan B, nếu có ý định sử dụng thêm sản phẩm bổ gan, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

    Kết luận

    Trên đây là những thông tin về thuốc điều trị viêm gan B cũng như những lưu ý trong quá trình sử dụng. Hi vọng, thông tin sẽ giúp người bệnh có thêm kiến thức góp phần vào chăm sóc sức khỏe bản thân, gia đình nếu chẳng may mắc phải bệnh này.

    Xem thêm:

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Truyền nước giải độc gan có tốt không? Khi nào nên áp dụng? 08/08/22
      Vài năm gần đây, nhiều người bàn tán về hiệu quả của việc truyền nước giải độc gan. Có người…
      Bật mí 12 cách giảm nồng độ cồn trong hơi thở 24/04/23
      Cách giảm nồng độ cồn trong hơi thở là điều mà không ít người quan tâm sau mỗi cuộc nhậu.…
      Thuốc Silymarin – Công dụng, liều dùng và lưu ý 27/06/22
      Đối với những người mắc các bệnh lý về gan có thể đã từng nghe nói hoặc sử dụng thuốc…
      Giải đáp nổi mề đay có được nằm quạt không và cách dùng đúng 24/02/22
      Gần đây chuyên gia của chúng tôi có nhận được câu hỏi nổi mề đay có được nằm quạt không…
      Xem tất cả bài viết