Đĩa đệm cột sống L5-S1 hay còn gọi là khớp liên đốt sống, giúp chuyển tải trọng từ cột sống vào xương chậu và có cấu trúc giải phẫu đặc biệt, có thể nhận mức độ căng thẳng cơ học và tải trọng cao hơn các đốt sống trên. Vì vậy đốt sống hay đĩa đệm L5-S1 dễ bị chấn thương, thoái hóa, thoát vị đĩa đệm và đau dây thần kinh hơn. Vậy cấu tạo, các bệnh lý liên quan và cách chữa thoát vị đĩa đệm L5-S1 ra sao, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Thoát vị đĩa đệm L5-S1 là gì?
Đĩa đệm L5-S1 nằm ở phần cuối thắt lưng, là khớp liên đốt sống, nối giữa đốt sống lưng thứ 5 (L5) và đốt xương cùng thứ nhất (S1). Đây là vị trí phải chịu nhiều sức ép từ tải trọng từ cột sống và có cấu trúc giải phẫu đặc biệt, có thể nhận mức độ căng thẳng cơ học và tải trọng cao hơn các đốt sống ở phía trên.
Vì vậy, đốt sống hay đĩa đệm L5-S1 dễ bị chấn thương, thoát vị đĩa đệm và đau dây thần kinh hơn.
Thoát vị đĩa đệm L5-S1 là tình trạng nhân nhầy đốt sống L5-S1 cũng như L4-L5 phải chịu nhiều tác động từ các hoạt động như cúi, nghiêng người, khom người, vặn mình, ngồi xuống bị chệch ra khỏi vị trí vốn có.
Đây là nơi rất dễ bị tổn thương, bao gồm những cơn đau bắt nguồn từ chính đĩa đệm và/hoặc đau liên quan đến đĩa đệm đè lên dây thần kinh gần đó.
Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
2. Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm L5-S1
L5-S1 nằm ở dưới cùng của cột khớp động nối với khớp bán động nên thường chịu áp lực cơ sinh học quá mức dẫn đến nhiều tải hơn và tăng nguy cơ chấn thương. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng đĩa đệm L5 S1 bị thoát vị như:
- Tuổi tác: Càng lớn tuổi, mức độ thoái hóa, thoát vị đĩa đệm càng lớn. Đĩa đệm bị bào mòn, dễ chệch ra khỏi vị trí ban đầu
- Sai tư thế: ưỡn người, ngồi lâu, mang vác vật nặng sai tư thế, đứng lâu
- Chấn thương: tai nạn giao thông, tai nạn hàng ngày khiến rách vòng xơ đĩa đệm L5S1
- Di truyền: Di truyền chỉ chiếm 10% nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm, 80% do tác động và 10% còn lại do cơ địa mỗi người
- Chế độ sinh hoạt: việc ăn uống thiếu chất hoặc thừa chất, sử dụng nhiều rượu bia thuốc lá cũng ảnh hưởng đến hệ thống xương khớp
- Đặc thù công việc: Người thường xuyên phải làm việc nặng nhọc hoặc ngồi lâu một tư thế như nha sĩ, nhân viên văn phòng, lái xe, nông dân, công nhân…
3. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm L5 S1
Trong số các trường hợp thoát vị, có tới 45-50% người bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5-S1. Các cơn đau thường biểu hiện theo từng giai đoạn:
Giai đoạn đau cấp:
Giai đoạn này có những biến đổi của vòng sợi bị lồi ra sau hoặc đĩa đệm lồi ra sau nhưng không làm tổn thương vòng sợi.
- Đau vùng thắt lưng gần mông sau chấn thương hoặc gắng sức
- Cơn đau kéo dài, giảm khi nghỉ ngơi
Giai đoạn chèn ép rễ thần kinh:
Vòng sợi lúc này bị đứt, một phần nhân nhầy bị thoát ra ngoài, chèn ép dây thần kinh
- Đau lưng lan xuống mông và một trong hai mặt của chân
- Đau khi đứng, ngồi lâu hoặc khi ho, rặn
- Đau lưng khi hắt hơi
- Tê ở chân đến các ngón chân
- Lúc này, các dây thần kinh ở đốt sống S1 bị kích thích do thoát bị đĩa đệm L5-S1 trung ương
- Nếu tê ở ngón chân cái do đĩa đệm bị lệch sang một bên ở dây thần kinh cột sống L5
- Đau, căng ở gân kheo, cẳng chân và bắp chân
- Hiện tượng đau xuất hiện do các cơ hoặc khu vực kết nối với cơ kết nối ngược trở lại với dây thần kinh S1
- Chỉ có một đốt gây đau là L5-S1
>>Tìm hiểu ngay: Đau lưng khi hắt hơi liên quan đến bệnh gì? Xem ngay chuyên gia giải đáp
4. Thoát vị đĩa đệm L5-S1 có nguy hiểm không?
Đã có nghiên cứu chỉ ra, thoát vị đĩa đệm có thể gây nên chứng rối loạn chức năng sinh dục và cơ vòng, yếu cơ. (Theo Thư viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ)
Bên cạnh đó, thoát vị đĩa đệm ở đốt sống L5-S1 còn để lại một số biến chứng như:
- Đau rễ thần kinh
- Rối loạn cảm giác như không cảm nhận được sự nóng lạnh ở một số vùng da trên cơ thể
- Rối loạn vận động đi lại khó khăn, thậm chí tê liệt
- Rối loạn thần kinh thực vật như: không kiểm soát tiểu tiện, vã mồ hôi, bàn chân lạnh, đôi lúc nóng ran…
Với những biểu hiện trên, lúc này thoát vị đĩa đệm đã ở mức độ nặng, nhân nhầy bị thoát khỏi bao xơ nhiều, chèn ép lên dây thần kinh.
Bạn nên chủ động thăm khám kịp thời để các bác sĩ tiến hành chẩn đoán và điều trị.
5. Chẩn đoán
Để biết chính xác vị trí thoát vị, các bác sĩ sẽ điều tra tiền sử bệnh lý, hoàn cảnh phát bệnh và mức độ đau tiến triển đến đâu.
Ngoài ra, các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp chẩn đoán qua hình ảnh như:
Chụp X-quang quy ước:
- Chẩn đoán tình trạng đốt sống có hẹp khe đĩa đệm L5-S1 hay không, có lệch vẹo cột sống, mất ưỡn cột sống hay không
- Kiểm tra tình trạng trượt đốt sống, khuyết eo, mất vững cột sống
Chụp Cộng hưởng từ (MRI)
- Xác định vị trí, số tầng thoát vị
- Xác định hình thái thoát vị ở trung tâm, cạnh trung tâm hay lỗ ghép
- Xác định hình thái phình (phồng) đĩa đệm L5-S1 hay xẹp đĩa đệm L5-S1
Chụp cắt lớp vi tính kết hợp chụp bao rễ cản quang
- Xác định chính xác vị trí thoát vị
- Chẩn đoán chính xác mức độ chèn ép của thoát vị đĩa đệm
6. Điều trị thoát vị đĩa đệm L5-S1
Việc điều trị thoát vị đĩa đệm L5S1 thường được xem xét theo giai đoạn: giai đoạn đau cấp và giai đoạn chèn ép rễ thần kinh. Tùy vào mức độ đau để điều trị.
6.1. Điều trị theo Tây y
Trường hợp thoát vị đĩa đệm tầng L5-S1, khi mới xuất hiện các cơn đau cấp tính, các bác sĩ có thể kê đơn như:
- Thuốc giảm đau: paracetamol
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): ibuprofen, naproxen
- Trường hợp cơn đau nghiêm trọng có thể dùng thuốc theo toa như opioid, tramadol và/hoặc corticosteroid
- Thuốc giãn cơ: myonal, decontractyl
6.2. Điều trị theo vật lý trị liệu
Phương pháp này không cần sử dụng thuốc, sử dụng nhiệt, điện, sóng siêu âm để tác động vào đốt sống L5S1 làm giảm các cơn đau và chèn ép dây thần kinh ở khu vực này.
Một số phương pháp trị liệu như:
- Nhiệt trị liệu: sử dụng các nguồn sinh nhiệt để tác động đến vị trí thoát vị như chiếu đèn, sóng ngắn
- Điện trị liệu: sử dụng dòng điện ức chế dẫn truyền thần kinh lên não giúp giảm đau, thường dùng cho người bệnh đau cấp tính
- Laser: triệt tiêu nhân nhầy bị thoát ra ngoài, giải phóng sự chèn ép lên dây thần kinh
- Siêu âm: sử dụng dòng điện cao tần gắn trong đầu máy siêu âm để sinh nhiệt làm giãn cơ, giãn mạch, tăng tuần hoàn máu
- Kéo giãn, nắn chỉnh cột sống: dùng lực tác động để nới rộng khoang đốt sống, giảm áp lực lên đĩa đệm, tăng không gian cho đĩa đệm
Lưu ý: Các phương pháp này chỉ nên áp dụng trong trường hợp lồi đĩa đệm, đĩa đệm chưa bị rách bao xơ, thoái hóa đĩa đệm độ I, độ II.
6.3. Phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm L5-S1
Trường hợp cần phẫu thuật:
- Điều trị nội khoa không hiệu quả sau 5-8 tuần
- Trường hợp chèn ép thần kinh cấp tính, thoát vị đĩa đệm gây rách bao xơ
- Ảnh hưởng tới hình dạng cột sống
- Các cơn đau tặng mạnh, dùng thuốc giảm đau không có tác dụng
- Thoát vị đĩa đệm gây liệt hoặc hội chứng đuôi ngựa
Các phương pháp can thiệp phẫu thuật thường dùng:
- Phẫu thuật mổ mở thoát vị đĩa đệm L5-S1 hoặc qua ống banh để lấy nhân nhầy thoát vị
- Phẫu thuật nội soi lấy nhân
- Phẫu thuật mini-COD ít xâm lấn, lấy khối thoát vị ra ngoài
6.4. Điều trị bằng các bài thuốc Đông y
Đối với trường hợp thoát vị nhẹ hoặc sau khi điều trị bệnh tình thuyên giảm có thể sử dụng song song với các bài thuốc dân gian, có các thành phần từ tự nhiên để hỗ trợ làm giảm các cơn đau do đĩa đệm chèn ép.
Cụ thể, bạn có thể dùng các bài thuốc xông, chườm, sắc nước uống từ các thảo dược cây nhà lá vườn như:
- Lá lốt
- Lá ngải
- Rễ cây đinh lăng
- Cây cỏ xước
6.5. Một số phương pháp điều trị hỗ trợ
Bên cạnh các phương pháp trên, khi gặp phải trường hợp thoát vị đốt sống L5S1 nói riêng hay thoát vị nói chung, được sử đồng ý của bác sĩ chuyên môn, bạn có thể áp dụng các phương pháp hỗ trợ như:
- Xoa bóp, massage chữa thoát vị đĩa đệm
- Châm cứu, bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm
- Tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm
- Sử dụng đai lưng cột sống thích hợp với tình trạng bệnh
Tổng hợp 10+ Đai lưng cột sống hiệu quả nhất chuyên gia khuyên dùng
7. Lời khuyên từ chuyên gia
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, thoát vị đĩa đệm cột sống L5-S1 là trường hợp thường gặp và khó có thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, khi phát hiện sớm, người bệnh vẫn có thể hạn chế tối đa các cơn đau bằng cách:
- Vận động vừa phải, không nên cử động đột ngột
- Tránh sai tư thế khi làm việc, mang vác
- Thường xuyên tập thể dục để tăng độ dẻo dai và sức khỏe cho hệ xương khớp
- Duy trì cân nặng hợp lý cũng là cách để giảm tải áp lực lên cột sống thắt lưng
- Bổ sung vào chế độ ăn các thực phẩm giàu canxi, vitamin B, omega-3 và các dưỡng chất tốt cho sụn khớp như glucosamine, chondroitin…
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ. Nếu cơn đau kéo dài nên thăm khám kịp thời
Thoát vị đĩa đệm L5-S1 không nguy hiểm nếu biết cách chữa trị kịp thời. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng trên hãy tới các cơ sở y tế để kiểm tra thăm khám. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn giải đáp.
XEM THÊM:
- Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì kiêng gì? Giảm đau đĩa đệm nhờ những thực phẩm này!
- 12 bài tập chữa thoát vị đĩa đệm – Luyện tập thường xuyên giúp giảm đau
- 5 lý do người dân tin dùng Thấp diệu nang Tâm Bình – Xem ngay!
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
https://benhvien108.vn/phau-thuat-dieu-tri-thoat-vi-dia-dem-cot-song-that-lung.htm - Giải phẫu cột sống tầng L5-S1
https://www.spine-health.com/conditions/spine-anatomy/all-about-l5-s1-lumbosacral-joint
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.
Chào bác sĩ! Bác sĩ ơi! Tôi bị thoát vị đĩa đệm l5-S1 rách vòng xơ d=~6.02mm lệch trái. Tôi điều trị đông y được 6 tuần rồi. Lưng tôi đã khỏi đau nhưng chân vẫn còn bị tê và căng bắp chân nếu đứng lâu. Vậy tôi có nên tiếp tục điều trị đông y hay nên đi mổ ạ? Tôi mong bác sĩ tư vấn giúp! Tôi xin cảm ơn bác sĩ ạ!
Chào bạn, thoát bị đĩa đệm L5-S1 là tình trạng khó có thể điều trị dứt điểm nên với tình trạng của mình đã đỡ đau, bạn vẫn nên vận động vừa phải, tránh mang vác, đứng lâu hoặc làm việc quá sức. Bên cạnh đó nên kết hợp với các bài xoa bóp, massage hoặc tập yoga, thể dục nhẹ nhàng cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để cải thiện tình trạng. Khi đang điều trị, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của chuyên gia và kiểm tra lại định kỳ để nắm được tình trạng tiến triển và có được lời khuyên tốt nhất từ những người có chuyên môn trực tiếp điều trị cho mình nhé.
Chúc bạn sức khỏe!