Không ít người gặp phải tình trạng tê đầu ngón tay và băn khoăn không biết tê đầu ngón tay là bệnh gì, có nguy hiểm không. Việc tìm ra nguyên nhân cũng như cách xử lý sẽ giúp bạn thoát khỏi sự lo lắng này.
Chuyên gia của chúng tôi đã nhận được câu hỏi của chị Vũ Thanh Quý (Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội): “Thời gian gần đây tôi thường xuyên gặp hiện tượng tê đầu ngón tay gây bất tiện trong sinh hoạt. Tôi rất lo lắng không biết tê đầu ngón tay là bệnh gì. Xin chuyên gia giải đáp giúp.”
Để trả lời cho câu hỏi của chị Thanh Quý, chuyên gia của Tâm Bình sẽ lý giải về nguyên nhân gây ra tình trạng này cũng như đưa tới chị các cách xử lý và phòng tránh.
1. Tê đầu ngón tay là bệnh gì?
Tê đầu ngón tay là việc mất cảm giác ở một hoặc nhiều đầu ngón tay, gây khó khăn trong điều khiển đầu ngón tay. Hiện tượng này có thể chỉ xuất hiện thoáng qua. Nhưng khi nó kéo dài đi kèm với các dấu hiệu bất thường khác thì rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý cần cẩn trọng.
2. Triệu chứng tê đầu ngón tay
Dấu hiệu tê đầu ngón tay bao gồm:
- Đầu ngón tay có cảm giác như kim châm
- Ngứa đầu ngón tay
- Nóng rát
- Khó khăn khi nhặt đồ
- Yếu tay
3. Nguyên nhân gây tê đầu ngón tay
Để giải tỏa lo lắng của chị Thanh Quý về tê đầu ngón tay là bệnh gì hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này.
3.1. Bệnh lý dây thần kinh gây tê đầu ngón tay
Những tổn thương ở dây thần kinh có liên quan có thể gây ra tình trạng tê bì đầu ngón tay. Dưới đây là một số bệnh lý có thể gây ra tình trạng này.
3.1.1. Viêm dây thần kinh ngoại biên
Bệnh xảy ra khi dây thần kinh truyền tín hiệu từ não và tủy sống đến các bộ phận của cơ thể bị tổn thương. Nguyên nhân gây bệnh có thể do nhiễm trùng, thiếu vitamin B và thiếu máu tới đầu ngón tay. Tùy vào từng vị trí dây bị tổn thương mà triệu chứng sẽ khác nhau nhưng dấu hiệu chủ yếu là mất xúc giác ở đầu ngón tay.
3.1.2. Tổn thương thần kinh Ulnar
Đây là tình trạng tổn thương dây thần kinh cẳng tay và cánh tay trên do chấn thương hoặc bị chèn ép do khối u. Tổn thương này sẽ gây tê ngón tay út và tê đầu ngón tay đeo nhẫn ở cùng một bên. Bên cạnh đó nó có thể gây khó khăn trong vận động tay.
3.1.3. Chèn ép thần kinh trụ
Khi dây thần kinh trụ ở trong cánh tay bị chèn ép nó sẽ làm mất cảm giác ở ngón áp út. Từ đó gây tê đầu ngón tay út.
3.1.4. Đa dây thần kinh do uống quá nhiều rượu bia
Uống nhiều rượu bia trong thời gian dài có thể là nguyên nhân gây tê đầu ngón tay. Chất cồn trong bia rượu làm tổn thương dây thần kinh, dẫn tới bệnh đa dây thần kinh. Từ đó gây ra một loạt các triệu chứng như tê đầu ngón tay, ngón chân, thậm chí cả bàn tay, bàn chân và cánh tay; đau tay chân; dễ ngã; yếu cơ; khó nuốt.
3.1.5. Hội chứng ống cổ tay
Để trả lời cho câu hỏi tê đầu ngón tay cái là bệnh gì hay tê đầu ngón tay trỏ là bệnh gì không thể không nhắc tới hội chứng ống cổ tay. Tình trạng này xảy ra khi không gian bên trong ống cổ tay bị hẹp lại, gây tổn thương dây thần kinh giữa. Đây là dây thần kinh kiểm soát hoạt động và xúc giác của tay, trong đó có đầu ngón tay. Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là tê đầu ngón tay cái, tê đầu ngón tay trỏ hoặc tê đầu ngón giữa.
3.2. Bệnh lý xương khớp gây tê đầu ngón tay
Một số bệnh lý xương khớp cũng có thể dẫn tới hệ quả là những cơn tê bì đau nhức đầu ngón tay đi kèm với các triệu chứng khác.
3.2.1. Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là tình trạng rối loạn tự miễn gây nên các cơn đau, sưng ở các khớp đối xứng, trong đó có khớp ngón tay. Một trong những biểu hiện của bệnh là cứng khớp, nóng và tê ở đầu ngón tay.
3.2.2. Thoái hóa khớp ngón tay
Tê đầu ngón tay phải và bị tê đầu ngón tay trái cũng có thể là biểu hiện của bệnh thoái hóa khớp. Quá trình thoái hóa khớp ngón tay có thể do tuổi tác, chấn thương. Bên cạnh đó, đặc thù công việc cũng là yếu tố thúc đẩy. Vì vậy, dân văn phòng thường xuyên đánh máy sẽ có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp ngón tay.
3.2.3. Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ cũng là lời đáp cho bị tê 10 đầu ngón tay là bệnh gì. Nhân nhầy ở đĩa đệm ở đốt sống cổ bị thoát ra ngoài, gây chèn ép các dây thần kinh, trong đó có các dây thần kinh tới bàn tay. Từ đó sẽ khiến tê 10 đầu ngón tay.
3.3. Hệ quả của tình trạng sức khỏe khác
Ngoài những bệnh lý kể trên, một số vấn đề sức khỏe dưới đây cũng có thể gây ra triệu chứng là tê bì đầu ngón tay.
3.3.1. Chấn thương gây tê đầu ngón tay
Chấn thương đám rối cánh tay xảy ra do cử động kéo căng quá mức. Nó dẫn tới mất cảm giác ở cánh tay và ngón tay.
Tê bì đầu ngón tay cũng là một dấu hiệu khẩn cấp sau khi gặp chấn thương não hoặc tủy sống. Nó có thể xuất hiện ngay sau chấn thương hoặc một thời gian sau đó.
3.3.2. Đột quỵ
Đây là một trường hợp khẩn cấp vì nó có thể đe dọa tới tính mạng hoặc để lại những hậu quả nặng nề. Sở dĩ người bị đột quỵ có dấu hiệu bị tê tay, tê đầu ngón tay là do tổn thương não làm gián đoạn tín hiệu thần kinh.
3.3.3. Tiểu đường
Bệnh tiểu đường có thể gây ra những tổn thương ở dây thần kinh các chi. Tê đầu ngón chân, ngón tay là một trong những biểu hiện ban đầu của bệnh.
3.4. Các nguyên nhân khác
Việc bị tê đầu ngón tay chưa chắc đã xuất phát từ bệnh lý. Một số vấn đề dưới đây cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này.
3.4.1. Chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin
Chế độ ăn uống hàng ngày có thể không chứa đủ lượng vitamin cần thiết cho cơ thể. Thiếu hụt vitamin E, B1, B6, B12… sẽ khiến cơ thể phản ứng lại bằng cảm giác tê ngứa đầu ngón tay.
3.4.2. Tác dụng phụ của thuốc gây tê đầu ngón tay
Với câu hỏi tê đầu ngón tay là bệnh gì, đôi khi câu trả lời lại đến từ chính loại thuốc bạn đang sử dụng. Tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể gây tê đầu ngón tay. Đó có thể là thuốc điều trị ung thư, thuốc hóa trị. Nhưng thông thường tình trạng tê bì ở trường hợp này chỉ là tạm thời và sẽ biến mất khi dừng thuốc.
4. Khi nào cần tới gặp bác sĩ?
Với một số trường hợp tình trạng tê bì sẽ tự biến mất mà không cần bất kỳ biện pháp can thiệp nào. Nhưng có những trường hợp đòi hỏi phải được điều trị kịp thời. Hãy tới gặp bác sĩ nếu bạn gặp phải tình trạng dưới đây:
- Tê bì đầu ngón tay kéo dài.
- Đau đầu ngón tay dữ dội
- Phát ban
- Chóng mặt
- Co cơ
- Đi tiểu nhiều
Đặc biệt, những trường hợp sau cần sự trợ giúp y tế khẩn cấp khi tê đầu ngón tay đi kèm:
- Nói lắp.
- Lú lẫn.
- Không cử động được ngón tay.
5. Chẩn đoán
Bạn cần nói cho bác sĩ biết những biểu hiện lâm sàng cũng như tiền sử bệnh của bản thân. Để xác định chính xác bệnh, bác sĩ có thể thực hiện một số phương pháp khác như:
- Chụp cộng hưởng từ
- Xét nghiệm máu
- Điện cơ
6. Điều trị tê đầu ngón tay
Đối với các trường hợp nhẹ, tình trạng tê đầu ngón tay sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu tế đầu ngón tay xuất phát từ bệnh lý thì cần phải điều trị dứt điểm bệnh tình trạng tê mới chấm dứt.
6.1. Thuốc trị tê đầu ngón tay
Khi bị đau tê đầu ngón tay, bạn có thể phải đối mặt với những cơn đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội. Lúc này các loại thuốc giảm đau kháng viêm không chứa steroid có thể giải quyết triệu chứng này như aspirin, ibuprofen… Hoặc bạn có thể được tiêm steroid để giảm viêm. Lưu ý là bạn cần sử dụng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
6.2. Trị liệu thần kinh cột sống
Trị liệu thần kinh cột sống là phương pháp điều trị nội khoa. Bác sĩ sẽ dùng tay và các thiết bị để giải phóng dây thần kinh bị chèn ép, kéo đĩa đệm chưa bị thoát vị nặng về vị trí ban đầu, giãn cơ và tăng cường lưu thông máu. Liệu pháp này bao gồm: kéo giãn, xoa bóp mô mềm, liệu pháp nhiệt, siêu âm, laser…
6.3. Các biện pháp hỗ trợ điều trị
Bạn có thể đeo nẹp tay để giữ tư thế tay ở vị trí thuận lợi, ít gây chèn ép dây thần kinh. Bên cạnh đó, các bài tập cũng có thể giúp tăng cường sự linh hoạt cho ngón tay, tăng lưu thông máu và giảm tê bì tay hiệu quả.
- Duỗi các ngón tay căng hết mức có thể trong 10 giây. Lặp lại 5 – 7 lần.
- Quay nhẹ cổ tay theo chiều kim đồng hồ 10 vòng và lặp lại với chiều ngược lại.
- Tham gia vào các hoạt động như: Lắp ráp mô hình, vẽ tranh…
6.4. Phẫu thuật
Đây thường là lựa chọn cuối cùng và trong trường hợp khẩn cấp. Phương pháp này giúp chữa lành thương tổn trực tiếp ở dây thần kinh gây tê đầu ngón tay. Tuy nhiên, có những trường hợp vẫn có khả năng bị tê đầu ngón tay sau khi phẫu thuật.
7. Cách phòng tránh
Để phòng tránh tê đầu ngón tay, bạn cần chú ý tới các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày cũng như chế độ dinh dưỡng, rèn luyện.
- Tránh thực hiện các động tác liên quan tới ngón tay lặp đi lặp lại. Đối với dân văn phòng, sau 15 phút đánh máy liên tục nên tập bài tập co duỗi ngón tay hoặc massage các đầu ngón tay.
- Sau 30 phút ngồi làm việc hãy đứng dậy vận động nhẹ nhàng.
- Hạn chế mang xách vật nặng để tránh chấn thương.
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn.
- Xây dựng chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng. Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B như rau lá xanh, sữa, cây họ đậu, cá hồi, bơ, bí đỏ… Uống đủ nước.
- Khám sức khỏe định kỳ hoặc tới gặp bác sĩ ngay khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường. Điều trị các bệnh là nguyên nhân gây tê đầu ngón tay một cách kịp thời, dứt điểm.
Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc tê đầu ngón tay là bệnh gì mà chuyên gia của chúng tôi gửi tới chị Thanh Quý. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào, chị Thanh Quý đừng ngần ngại gọi tới tổng đài tư vấn sức khỏe 0343 44 66 99. Chúc chị Thanh Quý nhiều sức khỏe!
XEM THÊM
- Ngón tay bị sưng – Dấu hiệu bệnh lý chớ coi thường
- Cứng khớp ngón tay – Triệu chứng khó chịu và cách xử lý
- Viêm đau khớp ngón tay – Đâu là nguyên nhân
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Tại sao ngón tay của tôi bị tê?
https://www.webmd.com/a-to-z-guides/why-are-my-fingers-numb - Tê ngón tay
https://www.healthline.com/health/finger-numbness
Tham Vấn Y Khoa
Dược sĩ Hoàng Mạnh CườngTốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.