Tế bào Kupffer nằm trong xoang gan, khi bị kích hoạt quá mức sẽ dẫn đến các bệnh lý gan nguy hiểm. Việc phát hiện ra sự tồn tại của những tế bào này đã mở ra hướng nghiên cứu cho các nhà khoa học trong việc phòng và điều trị các vấn đề về gan.
Tế bào Kupffer là gì?
Tế bào Kupffer là một đại thực bào nằm trong xoang gan – nơi dẫn máu ra, vào gan. Do đó, đây là tế bào đầu tiên của gan tiếp xúc với các tác nhân gây hại như vi khuẩn, độc tố… điều này tạo ra các phản ứng miễn dịch, đồng thời có nhiệm vụ loại bỏ các tế bào gan chết.
Tế bào Kupffer được các nhà khoa học phát hiện vào năm 1876 và lấy theo tên nhà khoa học người Đức – Karl Wilhelm von Kupffer.
Trong trường hợp các tế bào Kupffer bị kích hoạt quá mức do các yếu tố gây hại như nhiễm độc, rượu bia, thuốc, virus… sẽ phóng thích các chất gây viêm như: Leukotriene, Interleukin, TNF-α, TGF-β… làm tổn thương tế bào gan, khiến gan bị hủy hoại dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm.
Các bệnh lý về gan liên quan đến tế bào Kupffer
Dưới đây là một số bệnh lý về gan có thể xuất hiện do tế bào Kupffer hoạt động quá mức:
1. Gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng chất béo trong gan vượt quá 5% trọng lượng của gan. Bệnh chia làm 2 nhóm:
– Gan nhiễm mỡ do rượu bia:
Khi vào cơ thể, chất cồn trong rượu bia sẽ khiến quá trình oxy hóa acid béo ở tế bào Kupffer bị gián đoạn. Do đó làm tăng tích lũy chất béo, gây mỡ hóa tế bào gan. Vì vậy, quá trình chuyển dịch độc tố, vi khuẩn từ ruột vào gan cũng nhanh hơn. Người nghiện rượu bia dễ bị nhiễm độc. Các độc tố này xúc tác khiến Kupffer sản xuất các chất gây viêm làm hoại tử tế bào gan.
– Gan nhiễm mỡ không do rượu bia:
Thường khởi phát từ các hội chứng rối loạn chuyển hóa như béo phì, tiểu đường, rối loạn mỡ máu; hoặc do lối sống sinh hoạt, ăn uống thiếu lành mạnh; dẫn đến ứ đọng chất nhiều chất béo và glycogen ở gan. Các tế bào Kupffer bị kích hoạt quá mức để phản ứng với tình trạng này làm gan bị tổn thương.
2. Liên quan đến bệnh viêm gan
Khi cơ thể dung nạp quá nhiều chất độc hại trong rượu bia, hóa chất sẽ tác động đến tế bào Kupffer, kích hoạt chúng quá mức gây sản sinh ra những chất gây viêm. Qua thời gian, tế bào gan sẽ bị hủy hoại và suy giảm chức năng.
Viêm gan bao gồm viêm gan cấp tính và viêm gan mạn tính. Những trường hợp viêm gan cấp tính trên 6 tháng sẽ phát triển thành mạn tính. Một số tường hợp bệnh diễn biến âm thầm, chỉ thể hiện khi đã ở giai đoạn mạn tính. Hậu quả có thể gây xơ gan và ung thư gan.
3. Tế bào Kupffer tăng sinh có thể làm tăng men gan
Trong gan có các loại men khác nhau làm chất xúc tác cho phản ứng chuyển hóa. Khi tế bào Kupffer hoạt động quá mức khiến tế bào gan bị tổn thương sẽ giải phóng các men này vào máu, dẫn đến tăng men gan.
4. Dẫn đến xơ gan
Xơ gan là tình trạng gan bị tổn thương lan tỏa không hồi phục; đặc trưng bởi xơ hóa và hoại tử tế bào gan; hình thành những nốt bất thường ở gan. Nguyên nhân có thể do các virus viêm gan, rượu bia, nhiễm độc thực phẩm, thuốc… tác động liên tiếp trong thời gian dài khiến tế bào Kupffer hoạt động quá mức, tăng sản sinh TGFβ, kích hoạt tế bào Stellate, tạo ra các sợi xơ.
Khi các chất xơ hình thành quá nhiều gây tổn thương và làm chết tế bào gan. Điều này khiến cấu trúc gan thay đổi, hình thành mô sẹo chai cứng dần; không có khả năng phục hồi, dẫn đến bệnh lý xơ gan.
5. Biến chứng ung thư gan
Ung thư gan bao gồm ung thư nguyên phát (khối u xuất hiện ở gan) và thứ phát (u xuất hiện ở các cơ quan khác sau đó di căn đến gan). Ung thư gan có thể xảy ra do tế bào Kupffer tiết ra các Interleukin, TNF-α, TGF-ß… làm tăng tình trạng chết tự nhiên của tế bào gan. Tế bào gan chết hàng loạt dễ dẫn đến nguy cơ đột biến tự phát, và gây ra ung thư gan.
Kiểm soát Kupffer – Bảo vệ gan khỏe mạnh
Những nghiên cứu về tế bào Kupffer đã mở ra cái nhìn toàn diện trong cơ chế sinh bệnh gan. Dựa trên điều này, Y học hiện đại đưa ra nhận định ban đầu về việc kiểm soát các tế bào Kupffer, để chúng hoạt động trong ngưỡng. Từ đó, hạn chế phát sinh các bệnh lý về gan.
Một số giải pháp ban đầu giúp kiểm soát Kupffer, bảo vệ lá gan bao gồm:
Chế độ ăn uống lạnh mạnh
Hạn chế rượu bia và thuốc lá: Dung nạp quá nhiều chất cồn trong rượu bia, thường xuyên hút thuốc lá sẽ khiến hoạt động của tế bào Kupffer bị rối loạn. Điều này dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm ở gan. Ngoài ra, rượu bia, thuốc lá cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhất là hệ tim mạch.
– Ăn thực phẩm giàu chất xơ: Bổ sung nhiều rau xanh quả chín để cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể; hỗ trợ cơ thể trao đổi chất tốt hơn.
– Hạn chế chất béo, đường bột: Quá nhiều dầu mỡ, đường bột từ thức ăn sẽ khiến cơ thể hấp thu nhiều Cholesterol có hại vào gan, các tế bào Kupffer phải tăng sinh hoạt động dẫn đến gan nhiễm mỡ.
– Uống đủ nước mỗi ngày: Đủ nước giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động trơn chu hơn, trong đó có gan. Mỗi ngày bạn nên uống ít nhất 2l nước.
Vận động hợp lý kiểm soát hoạt động của tế bào Kupffer
Vận động thể dục thể thao cũng là một cách hiệu quả ổn định hoạt động của tế bào Kupffer. Từ đó tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể.
Mỗi ngày nên dành ít nhất 30-45 phút tập thể dục, 4-5 lần/tuần. Bạn có thể lựa chọn các môn thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với bản thân như: Đi bộ, đạp xe, chạy bộ, bơi lội, yoga…
Vận động cũng giúp cơ thể đốt cháy mỡ thừa, kiểm soát cân nặng và phòng ngừa béo phì. Từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Để lại bình luận hoặc liên hệ 0343 44 66 99 nhận tư vấn các vấn đề liên quan đến sức khỏe của gan.
XEM THÊM:
- Muốn tăng cường chức năng gan? Thử ngay sản phẩm này!
- Cảnh giác với 12 thói quen xấu có hại cho gan
- Các món canh giải độc gan tốt cho gan – Thử ngay 20 loại
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Nguyễn Minh HoàngTốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.