Tắc nghẽn mạch máu là gì? - Nguyên nhân, điều trị và phòng tránh
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MỠ MÁU

    Tắc nghẽn mạch máu là gì? – Nguyên nhân, điều trị và phòng tránh

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Linh Chi

    08/08/21

    Tắc nghẽn mạch máu có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của cơ thể. Tình trạng này đe dọa tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng. Do đó, việc nhận diện dấu hiệu cũng như cách xử lý sẽ giúp bạn tránh khỏi những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

    4.9/5 - (194 bình chọn)

    1. Tắc nghẽn mạch máu là gì

    Mạch máu là một thành phần của hệ tuần hoàn. Khi mạch máu đàn hồi tốt, máu sẽ lưu thông thuận lợi tới nuôi dưỡng toàn bộ các vùng trên cơ thể. Do đó, mạch máu bị tắc nghẽn sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.

    Vậy chứng tắc nghẽn mạch máu là gì? Đây là tình trạng xuất hiện các mảng bám tích tụ bên trong thành mạch máu. Khi các mảng này bị vỡ sẽ hình thành các cục máu đông. Điều này khiến mạch máu bị thu hẹp, chặn dòng chảy của máu. Mảng bám có thể được tạo thành từ chất béo, chất thải của tế bào, canxi và fibrin.

    Các vị trí mạch máu thường gặp tình trạng này là:

    – Tắc nghẽn mạch máu tim

    – Tắc nghẽn mạch máu tứ chi

    – Tắc nghẽn mạch máu não

    >>Xem thêm: Cùng tìm hiểu vai trò và cấu tạo mạch máu

    2. Tắc nghẽn mạch máu có nguy hiểm không?

    Đây là một tình trạng bệnh nguy hiểm, thậm chí đe dọa tới tính mạng.

    • Tắc nghẽn mạch máu não có thể gây tai biến mạch máu não, đột quỵ. Di chứng nặng nề là: liệt nửa người, méo miệng…
    • Tắc nghẽn mạch máu ở tim dễ dẫn tới nhồi máu cơ tim. Nguy cơ cao nhất là tử vong.
    • Bệnh tắc nghẽn mạch máu chi dưới gây xơ cứng động mạch. Trường hợp nặng có thể hoại tử chân dẫn tới phải cắt bỏ chi.
    • Tắc ngẽn mạch vùng phổi gây tắc huyết quản. Người bệnh không thở được dẫn tới tử vọng.

    Tắc nghẽn mạch máu

    3. Triệu chứng tắc nghẽn mạch máu

    Do diễn biến thầm lặng nên đôi khi dấu hiệu bị tắc nghẽn mạch máu rất khó phát hiện. Tuy nhiên vẫn có một vài triệu chứng cơ bản giúp bạn nhận diện tình trạng này. Và tùy vào từng vị trí bị tắc nghẽn mà biểu hiện sẽ khác nhau.

    • Tê bì, lạnh tay chân do thiếu máu cục bộ.
    • Đau tay hoặc chân: dễ nhầm lẫn với chuột rút, đau cơ.
    • Sưng phù tay, chân: Nguyên do là tắc nghẽn mạch máu ở chân và tắc nghẽn mạch máu tay.
    • Run tay khiến bạn không thể điều khiển về trạng thái bình thường. Đây có thể là dấu hiệu tắc mạch vùng tim huyết quản.
    • Vết bầm đỏ trên các vùng da hoặc những vệt đỏ chạy dọc mạch máu.
    • Lòng bàn tay chuyển màu tím mà không phải do bất kỳ nguyên nhân nào khác.
    • Đau đầu, chóng mặt, hay quên: Đây là dấu hiệu tắc nghẽn mạch máu não. Lúc này lưu lượng máu và oxy cung cấp cho tế bào não suy giảm.
    • Hơi thở ngắn, tim đập nhanh: Tình trạng này xảy ra khi mạch máu tại phổi bị ảnh hưởng. Nó có thể đi kèm với các cơn tức ngực, mệt mỏi.
    • Đau tức ngực: Cơn đau sẽ lan sang cánh tay, vai, hàm, cổ, lưng. Đau hơn khi hít thở sâu. Đây là dấu hiệu khẩn cấp, hãy gọi cấp cứu ngay.
    • Ho không rõ lý do xảy ra đối với những người bị tắc mạch máu ở tim: Phần lớn mọi người bị ho khan. Nhưng có trường hợp ho ra đờm, thậm chí là ho ra máu.
    • Mắt đột nhiên không nhìn thấy
    dấu hiệu tắc mạch máu

    Sưng phù chân có thể là dấu hiệu bệnh

    4. Nguyên nhân gây tắc nghẽn mạch máu

    Tại sao bị tắc nghẽn mạch máu có lẽ là thắc mắc của nhiều người? Lý do của tình trạng này khá đa dạng. Nó có thể bắt nguồn từ lối sống thiếu khoa học cũng như các vấn đề bệnh lý khác.

    4.1. Quá trình lão hóa của cơ thể

    Đây là quá trình không thể tránh khỏi của cơ thể. Lão hóa gây suy yếu chức nặng của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Trong đó có thành mạch máu. Đây chính là nguyên nhân khiến tình trạng tắc mạch máu xuất hiện nhiều ở người cao tuổi.

    4.2. Di truyền

    Bệnh có yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình bạn có người mắc chứng bệnh này thì bạn cũng rất có khả năng mắc phải.

    4.3. Mắc một số bệnh lý

    Một số bệnh lý sẽ làm tăng nặng nguy cơ hình thành các mảng bám trên thành mạch máu. Cụ thể là:

    • Nhiễm trùng do chấn thương
    • Bệnh tiểu đường
    • Mỡ máu cao với lượng cholesterol xấu tăng quá giới hạn cho phép.
    • Bệnh đông máu
    • Phình động mạch
    • Huyết áp cao
    • Ung thư tuyến tụy, ung thư đai tràng, ung thư dạ dày, ung thư phổi
    Mỡ máu gây tắc nghẽn mạch máu

    Mỡ máu cao có thể là nguyên nhân khiến mạch máu bị tắc

    4.4. Mang thai

    Quá trình mang thai gây ra nhiều biến đổi trong cơ thể. Sự gia tăng cân nặng, phát triển của thai nhi gây chèn ép các mạch máu. Đặc biệt là ở vùng chân, bụng và xương chậu. Các huyết khối có thể theo máu tới các mạch máu lơn ở tim, phổi gây tắc nghẽn.

    4.5. Tắc mạch máu do tác dụng phụ của estrogen

    Sản phẩm bổ sung estrogen làm tăng khả năng hình thành các cục máu đông trong mạch máu. Hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng sản phẩm này. Những người có tiền sử đông máu, viêm động mạch vành, tắc mạch máu não, nhồi máu cơ tim không nên dùng sản phẩm này.

    4.6. Lười vận động

    Không rèn luyện thể lực, ngồi hoặc đứng lâu một chỗ có thể là nguyên nhân gây bệnh. Lúc này cơ thể sẽ tích tụ chất béo. Lượng chất béo dư thừa sẽ bám vào thành mạch. Thêm vào đó, lười vận động sẽ khiến máu kém lưu thông.

    4.7. Thừa cân, béo phì

    Người béo phì có nguy cơ cao hình thành các cục máu đông trong tĩnh mạch. Nguyên nhân là do lượng chất béo dư thừa lớn, huyết áp cao và lười vận động. Chỉ số BMI từ 25 – 29,9 được coi là thừa cân, vượt quá 30 được coi là béo phì.

    4.8. Uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá

    Trong rượu bia, thuốc lá chứa nhiều chất độc hại, gây ảnh hưởng tới mạch máu. Nó gây kích ứng thành mạch, làm mạch máu bị sưng, hẹp hơn. Hút thuốc lá cũng làm tim đập nhanh gây tăng huyết áp. Sự hư hại của mạch máu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.

    Rượu bia làm tắc nghẽn mạch máu

    Trong rượu bia chứa nhiều chất độc hại, gây ảnh hưởng tới mạch máu

    5. Chẩn đoán

    Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về các triệu chứng, tiền sử bệnh của bản thân và gia đình. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ xem xét các biểu hiện lâm sàng cũng như chỉ định:

    • Chụp mạch
    • Siêu âm
    • Đo huyết áp động mạch bằng huyết áp kế
    • Đo dao động thành mạch
    • Chụp CT
    • Chụp MRI
    • Điện tâm đồ
    • Xét nghiệm máu

    6. Cách điều trị bệnh tắc nghẽn mạch máu

    Nguyên tắc điều trị là giảm tắc nghẽn mạch máu và ngăn chặn tiến triển xấu, biến chứng. Bênh cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống, dinh dưỡng và rèn luyện, tùy từng đối tượng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. Người bệnh không được tự ý điều trị, đặc biệt là phụ nữ có thai.

    6.1. Điều trị bằng thuốc

    Để trả lời cho câu hỏi tắc nghẽn mạch máu uống thuốc gì cần căn cứ vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Một số loại thuốc có thể được kê đơn là:

    • Thuốc hạ huyết áp
    • Thuốc điều trị mỡ trong máu cao
    • Thuốc chống đông máu

    6.2. Đặt stent

    Đây là thủ thuật can thiệp nong mạch và đặt stent trong mạch máu. Bác sĩ sẽ đưa một ống thông nhỏ để lấy đi cục máu đông. Sau đó sẽ dùng một quả bóng nhỏ bơm lên trong lòng mạch để làm rộng mạch bị tắc. Tại đây, bác sĩ sẽ đặt một stent để hạn chế tái hẹp.

    đặt stent trị tắc nghẽn mạch máu

    Can thiệp nong mạch và đặt stent trị tắc nghẽn mạch máu

    6.3. Phẫu thuật

    Đây là biện pháp cần thiết để giải quyết triệu chứng và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. Bác sĩ sẽ lấy một đoạn mạch khác trong cơ thể để bắc cầu nối qua vùng bị tắc để hướng máu lưu thông qua đoạn mạch mới này.

    7. Phòng tránh tắc nghẽn mạch máu

    Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể xuất phát từ lối sống cũng như bệnh lý khác. Do đó để ngăn chăn nguy cơ tắc mạch, bạn có thể thực hiện theo lời khuyên sau:

    • Thực hiện lối sống lành mạnh: ăn ngủ điều độ, tạo cho mình khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Tránh tối đa trạng thái căng thẳng.
    • Tập luyện thể dục thường xuyên, phù hợp với thể trạng
    • Giảm cân lành mạnh nếu thừa cân, béo phì
    • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bạn nên bổ sung rau xanh, đạm thực vật, hoa quả, cá béo. Hạn chế sử dụng thức ăn nhanh, nội tạng động vật, đồ ăn chứa nhiều muối đường. Đặc biệt là không uống rượu bia, bỏ thuốc lá.
    • Thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện tình trạng bệnh. Đặc biệt là người có nguy cơ cao.
    • Điều trị tích cực các bệnh lý có khả năng làm tắc mạch.

    Tắc nghẽn mạch máu là xuất phát điểm của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Do đó đừng chần chừ tới gặp bác sĩ khi bạn phát hiện ra các dấu hiệu bệnh. Nếu cần tư vấn hãy chat trực tiếp với chuyên gia của chúng tôi.

    Chat với bác sĩ ngay

    Chat với bác sĩ ngay

    XEM THÊM

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Mỡ máu thấp là gì? Có nguy hiểm không? Chuyên gia giải đáp 12/06/21
      Hỏi: Tôi đi khám sức khỏe tổng quát thì phát hiện mình bị mỡ máu thấp, cụ thể nồng độ…
      Gan nhiễm mỡ độ 3 là gì? Triệu chứng nguy hiểm và cách điều trị 17/04/21
      Gan nhiễm mỡ độ 3 là cấp độ cuối của bệnh gan nhiễm mỡ. Ở giai đoạn này, gan đã…
      [Update] 10+ thực phẩm chức năng giảm mỡ máu AN TOÀN nhất 2024 24/05/21
      Hỏi: “Tôi mắc bệnh mỡ máu nhiều năm nay, sử dụng thuốc tây không đỡ mà còn dẫn đến bệnh…
      Mỡ máu ăn được cá gì – 6 loại cá nên có trong thực đơn 21/05/24
      Mỡ máu ăn được cá gì nếu nằm trong danh sách những câu hỏi của bạn thì đừng bỏ lỡ…
      Xem thêm