Rối loạn tiền đình uống thuốc gì? Điểm danh 5 loại thuốc phổ biến hiện nay
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Rối loạn tiền đình uống thuốc gì? Điểm danh 5 loại thuốc phổ biến hiện nay

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    20/04/24

    “Rối loạn tiền đình uống thuốc gì?” Đây là thắc mắc của rất nhiều người bệnh, bởi triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, ù tai… ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Để hiểu rõ từng loại thuốc, cách sử dụng và tác dụng như thế nào, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

    5/5 - (4 bình chọn)

    1. Đối tượng nào dễ bị rối loạn tiền đình

    Rối loạn tiền đình là những rối loạn liên quan đến quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị sai lệch hoặc tắc nghẽn. Tình trạng này xuất phát từ nguyên nhân động mạch nuôi dưỡng não hoặc dây thần kinh số 8 bị tổn thương. Từ đó, người bệnh sẽ gặp phải triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, mất ngủ….

    Thực chất, rối loạn tiền đình không phải là bệnh mà là hội chứng cảnh báo nguy cơ của một số bệnh lý. Hội chứng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là người già. Bên cạnh đó, những đối tượng dưới đây cũng có nguy cơ gặp phải:

    • Người làm việc trong môi trường ồn ào, áp lực công việc lớn, không gian bí bách, chật hẹp, ít di chuyển.
    • Nhân viên văn phòng, ngồi làm việc trong phòng máy lạnh, làm việc máy tính trong thời gian dài.
    • Người bị thoái hóa cột sống cổ nặng khiến động mạch đốt sống cổ bị chèn ép, cản trở quá trình vận chuyển máu, nuôi tiểu não… Từ đó, khiến bạn bị rối loạn tiền đình.
    • Những người đang chịu áp lực về học tập, thi cử cũng có nguy cơ mắc phải.

    Rối loạn tiền đình uống thuốc gì

    Rối loạn tiền đình gây ra nhiều triệu chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Nếu không được thăm khám và điều trị tích cực có nguy cơ bị trầm cảm, dễ té ngã và đột quỵ.

    Vì vậy, việc thăm khám và điều trị rối loạn tiền đình là vô cùng quan trọng. Do đó, nhiều người lo lắng, thắc mắc rối loạn tiền đình uống thuốc gì?

    >>> Rối loạn tiền đình – Bệnh lý phổ biến ở người già và tuổi trung niên

    2. Rối loạn tiền đình uống thuốc gì? 5 loại thuốc thường được kê đơn hiện nay

    Để phòng tránh bệnh tái phát và gây biến chứng, người bệnh cần dùng thuốc trị rối loạn tiền đình dứt điểm. Tùy theo triệu chứng mà người bệnh có thể điều trị bằng những loại thuốc khác nhau.

    Những loại thuốc dưới đây thường được bác sĩ kê đơn khi đang bị rối loạn tiền đình:

    2.1. Thuốc kháng histamin

    Thuốc thuộc nhóm kháng histamin có tác dụng giảm triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn.

    Một trong những loại thuốc kháng histamine thế hệ 1 (H1) được chỉ định nhiều nhất là Cinnarizin. Loại thuốc này giúp giảm nhanh triệu chứng ù tai, chóng mặt. Nhưng lại gây ra tác dụng phụ là rối loạn tiêu hóa.

    Ngoài Cinnarizin, bệnh nhân bị rối loạn tiền đình có thể sử dụng những loại thuốc khác như Dimenhydrine, Promethazine…

    Mặc dù có tác dụng cải thiện hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn… Tuy nhiên, với những người có nghề nghiệp cần tập trung cao độ như vận hành máy móc, lái xe… hãy thận trọng khi dùng. Vì thuốc có tác dụng phụ không mong muốn như buồn ngủ.

    Thuốc kháng histamin trong điều trị rối loạn tiền đình

    2.2. Nhóm thuốc làm giảm chóng mặt, buồn nôn

    Nhóm thuốc điều trị chóng mặt, buồn nôn hay còn gọi là

    Acetyl Leucin- Nhóm thuốc điều trị hoa mắt, chóng mặt

    Acetyl Leucin- Nhóm thuốc điều trị hoa mắt, chóng mặt

    . Thuốc này được chỉ định để giảm triệu chứng hoa mắt, chóng mặt do rối loạn tiền đình gây ra.

    Cách dùng thuốc rất đơn giản:

    • Người lớn dùng khuyến cáo 3 – 4 viên/ ngày, chia 2 – 3 lần uống sau ăn.
    • Duy trì dùng thuốc từ 5 – 6 tuần để thấy hiệu quả. Một số trường hợp bác sĩ có thể điều chỉnh liều của bệnh nhân lên 6 – 8 viên/ ngày.

    Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc này phải theo chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình sử dụng, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như táo bón, khó tiêu, khô miệng, nổi mề đay.

    2.3. Thuốc điều trị rối loạn tiền đình Flunarizine

    Flunarizine là thuốc chỉ định trong trường hợp đau nửa đầu, rối loạn tiền đình, chứng thiếu tập trung, rối loạn trí nhớ. Ngoài ra, thuốc còn hỗ trợ điều trị chóng mặt do rối loạn tiền đình. Nhóm thuốc này cũng được chứng minh có hiệu quả trong việc giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn đau nửa đầu.

    Cách dùng thuốc:

    • Liều khởi đầu: 10mg/lần/ngày trước khi đi ngủ. Đối với bệnh nhân >65 tuổi, dùng liều 5mg/ lần/ngày.
    • Liều duy trì: Có thể giảm còn 5mg/ngày.

    Mặc dù thuốc có tác dụng hiệu quả trong điều trị rối loạn tiền đình. Tuy nhiên, trường hợp dùng lâu dài có thể gây trầm cảm. Vì thế, người có tiền sử trầm cảm không nên dùng thuốc này.

    Flunarizine điều trị rối loạn tiền đình, đau nửa đầu

    Flunarizine điều trị rối loạn tiền đình, đau nửa đầu

    2.4. Rối loạn tiền đình uống thuốc gì? Uống Benzodiazepines (diazepam)

    Benzodiazepines là nhóm thuốc an thần, có tác dụng hiệu quả trong điều trị rối loạn tâm lý, thần kinh. Thuốc sẽ tác động lên tế bào thần kinh gây ra căng thẳng và phản ứng lo lắng.

    Các rối loạn này bao gồm:

    • Mất ngủ: Thuốc Benzodiazepines thường chỉ sử dụng như phương pháp điều trị ngắn hạn cho tình trạng mất ngủ trầm trọng. Vì thuốc có thể gây nghiện.
    • Rối loạn lo âu toàn thể: Theo các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên sử dụng ngắn không quá 1 tháng.
    • Các cơn hoảng loạn: Benzodiazepines điều trị hiệu quả chứng lo âu liên quan đến rối loạn hoảng sợ.

    Các thuốc Benzodiazepines hoạt động bằng cách tăng cường tác dụng của chất dẫn truyền thần kinh GABA. GABA là chất dẫn truyền thần kinh an thần, làm chậm hoạt động của não, giảm triệu chứng lo âu, căng thẳng. Đồng thời, thuốc cũng làm dịu cơ thể, giữ cho não ở trạng thái an thần hơn.

    Nhóm thuốc Benzodiazepines có rất nhiều loại thuốc, có thể kể đến như Alprazolam, Chlordiazepoxide, Clorazepate…

    Khi sử dụng thuốc, người bệnh cần lưu ý, thuốc có tác dụng phụ như:

    • Buồn ngủ
    • Có thể xuất hiện tình trạng chóng mặt, nhức đầu.
    • Khả năng tập trung khó
    • Mất điều hóa, yếu cơ
    • Dị ứng trên da.
    Benzodiazepin là nhóm thuốc an thần, điều trị rối loạn tâm lý, thần kinh

    Benzodiazepin là nhóm thuốc an thần, điều trị rối loạn tâm lý, thần kinh

    2.5. Thuốc tăng tuần hoàn máu não

    Thiếu máu não là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiền đình. Do đó, khi điều trị bệnh không thể thiếu nhóm thuốc tăng tuần hoàn não.

    Một số loại thuốc có tác dụng hỗ trợ tuần hoàn máu não được kể đến là:

    • Piracetam: Thuốc tác động trên não bộ và hệ thần kinh, có tác dụng bảo vệ và chống lại tình trạng thiếu oxy ở não bộ. Nhờ đó, giảm triệu chứng hoa mắt, chóng mặt… trong rối loạn tiền đình. Piracetam được thải trừ qua thận, nên thận trọng khi sử dụng trong trường hợp suy thận. Ngoài ra, trường hợp suy gan cũng không nên sử dụng.
    • Cerebrolysin: Thuốc có nhiều tác động lên tế bào thần kinh, gồm tăng sinh, biệt hóa, điều hòa chức năng của tế bào thần kinh. Đồng thời, tăng cường lưu lượng máu lên não, bảo vệ não khỏi thương tổn do thiếu máu cục bộ. Lưu ý, chức năng thận suy giảm nên thận trọng khi sử dụng thuốc này.
    • Ginkgo biloba: Có tác dụng loại bỏ các gốc tự do, ngăn ngừa sự phá hủy màng tế bào, duy trì chuyển của não. Thuốc được dùng cho những trường hợp rối loạn tuần hoàn máu não, sa sút trị tuệ, suy giảm trí nhớ… Mặc dù có tác dụng tốt, tuy nhiên, nhóm thuốc này được cảnh báo là không dùng cho trường hợp cường giáp, bệnh nhân tăng huyết áp.

    Thuốc tăng tuần hoàn máu não cải thiện rối loạn tiền đình

    3. Những lưu ý khi sử dụng thuốc

    Như đã thông tin ở trên, bên cạnh hiệu quả thì thuốc chữa rối loạn tiền đình cũng tồn tại tác dụng ngoài ý muốn. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của bạn. Do đó, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, hạn chế tác dụng phụ có thể xảy ra, người bệnh nên chú ý những điều sau:

    • Người bệnh nên uống thuốc sau khi ăn để tránh việc kích ứng dạ dày gây viêm loét và đau vùng thượng vị.
    • Đối với những thuốc an thần có thể gây buồn ngủ nên khi phải làm những công việc tập trung cao độ, làm việc nơi nguy hiểm, độ cao thì cần thận trọng khi sử dụng.
    • Tuyệt đối không sử dụng thuốc với các chất kích thích như rượu, bia… để tránh gây buồn ngủ và giảm công dụng của thuốc.
    • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng, giảm liều lượng khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ.
    • Khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong quá trình dùng thuốc, cần trao đổi với bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.

    4. Không chỉ thuốc, người rối loạn tiền đình nên làm gì để cải thiện sức khỏe?

    Ngoài thuốc, vật lý trị liệu – chế độ ăn uống, sinh hoạt được xem là yếu tố quan trọng trong điều trị rối loạn tiền đình. Vì vậy, bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh nên chú ý những điều sau.

    • Thường xuyên thực hiện các bài tập phục hồi chức năng tiền đình, bài tập giữ thăng bằng.
    • Bỏ hút thuốc lá và tránh khói thuốc lá. Bởi, trong thuốc lá có thành phần nicotine có thể kích hoạt các triệu chứng rối loạn tiền đình.
    • Cố gắng uống đủ nước mỗi ngày, có thể thay thế bằng nước lọc, trà thảo mộc không đường.
    • Chú ý chế độ ăn uống hàng ngày, bổ sung thực phẩm giàu vitamin B6 như thịt gà, cá, cam, chuối, hạnh nhân, bơ… để bảo vệ hệ thần kinh tiền đình. Đồng thời, hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất béo và nhiều đường.
    • Thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya.
    • Hạn chế căng thẳng, stress bằng cách tập thể dục và ngồi thiền mỗi ngày.

    Kết luận

    Rối loạn tiền đình uống thuốc gì? Tất cả đã có trong bài viết này, hi vọng sẽ có ích cho độc giả. Tuy nhiên, những loại thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo và có hiệu quả trên mỗi bệnh nhân. Vì vậy, người bệnh cần được thăm khám, chẩn đoán và chỉ định loại thuốc phù hợp. Cùng với đó, thực hiện lối sống khoa học để điều trị bệnh được hiệu quả nhất.

    Xem thêm:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Thuốc rối loạn tiền đình Tanganil – Những điều cần biết khi sử dụng 06/05/24
      Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc dùng trong điều trị rối loạn tiền đình. Trong đó, thuốc…
      Mất ngủ nên làm gì? Thử ngay 20 tuyệt chiêu này để lấy lại giấc ngủ 11/11/23
      Mất ngủ nên làm gì là băn khoăn của hàng triệu người khi mắc hội chứng này. Bởi, mất ngủ,…
      Ngủ không sâu giấc – Nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục thế nào? 02/01/24
      Ngủ không sâu giấc có thể gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tới sức khỏe như mệt mỏi, suy…
      Thuốc trị mất ngủ ginkgo biloba có tốt không? Có an toàn không? 02/01/24
      Thuốc trị mất ngủ ginkgo biloba được sử dụng khá phổ biến giúp người bệnh có được giấc ngủ ngon.…
      Xem thêm