Người bệnh gút sống được bao lâu? Giật mình khi biết câu trả lời!
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GOUT

    Người bệnh gút sống được bao lâu? Giật mình khi biết câu trả lời!

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    05/01/22

    Gút là căn bệnh khiến người mắc phải trải qua những cơn đau nhức khó chịu, kèm theo là dấu hiệu viêm nhiễm, tấy đỏ tại các khớp. Nhiều khi triệu chứng đau kéo dài dai dẳng khiến không ít người bi quan tự hỏi “mắc bệnh gút sống được bao lâu?”. Sau đây bằng những phân tích đa chiều sẽ giúp người đọc tìm ra câu trả lời cho căn bệnh của mình. Cùng theo dõi nhé!

    4.8/5 - (198 bình chọn)

    1. Bệnh gút sống được bao lâu?

    Theo các chuyên gia y tế, không thể xác định chính xác bệnh gút sống được bao lâu từ khi phát hiện bệnh. Tuy nhiên, bệnh gút không thể gây tử vong nhưng những biến chứng mà căn bệnh này gây ra thì có thể làm suy giảm tuổi thọ. Đặc biệt, người bệnh có nguy cơ bị đột quỵ bất cứ lúc nào nếu không kiểm soát được biến chứng nguy hiểm của gút.

    Theo số liệu thống kê của Mạng lưới cải thiện sức khỏe Anh Quốc cho biết, khả năng tử vong của người bệnh gút là 25% so với người bình thường. Nguyên nhân chính dẫn đến tử vong chủ yếu là do điều trị chủ quan. Nhiều người cho rằng, đây chỉ là bệnh lý thông thường nên không thực hiện theo đúng yêu cầu của bác sĩ khiến bệnh chuyển biến xấu, nguy hiểm sức khỏe.

    Người bệnh gút sống được bao lâu?

    Click xem thêmBệnh Gout (gút) là gì? – Tìm hiểu để có phương pháp phòng ngừa và điều trị nếu mắc phải

    2. Các biến chứng nguy hiểm do bệnh gút gây ra

    Gút bệnh lý nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, cụ thể:

    2.1. Tổn thương xương khớp

    Bệnh gút giai đoạn nặng sẽ hình thành các hạt tophi. Khi hạt này loét vỡ, vi khuẩn nhân cơ hội xâm nhập vào trong khớp và gây viêm khớp, sói mòn xương. Điều này có thể dẫn đến tình trạng cấu trúc sụn khớp bị phá thủy, nhiễm khuẩn huyết, biến dạng hoặc bại liệt…

    2.2. Tổn thương thận

    Người bệnh gút còn phải đối diện với bệnh sỏi thận và suy thận. Ở người mắc bệnh gút, chức năng thận sẽ hoạt động không đảm bảo, chúng không thể thực hiện nhiệm vụ đào thải axit uric ra ngoài cơ thể. Lâu dần, thận sẽ bị tổn thương.

    Biến chứng của bệnh gút

    Biến chứng của bệnh gút

    2.3. Ảnh hưởng đến tim mạch

    Khi gút biến chứng sang giai đoạn nặng, người bệnh sẽ tăng thêm nguy cơ mắc tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp…

    Đặc biệt, hạt tophi sẽ lắng đọng trong các khe tim làm cho người bệnh có nguy cơ đứng trước đột quỵ.

    2.4. Gút có thể dẫn đến tai biến mạch máu não

    Những người mắc bệnh gút thường bị huyết áp tăng đột ngột. Thực tế, tình trạng tăng huyết áp đột ngột liên tục sẽ khiến người bệnh có nguy cơ đối diện với tình trạng tai biến mạch máu não và nặng nhất là dẫn tới tử vong.

    2.5. Các biến chứng khác

    Bệnh gout còn có thể khiến người bệnh phải đối diện với các biến chứng nguy hiểm khác như: Đục ống kính mắt, đục thủy tinh thể, khô mắt… Vì vậy, người bệnh cần kiểm soát tốt chỉ số axit uric để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của gút.

    3. Làm thế nào để người bệnh gút sống lâu?

    Để “chung sống hòa bình” với gout, mỗi người hãy thực hiện lối sống lạnh mạnh, bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt của mình:

    3.1. Kiểm soát chế độ ăn uống hàng ngày

    Nếu đang mắc bệnh gout, bạn cần phải chú ý thực phẩm nào nên và không nên ăn, liều lượng như thế nào.

    Hải sản: Thực phẩm có hàm lượng purin cao, cơ thể không tích trữ purine mà chuyển hóa thành axit uric. Do đó, với người bị bệnh gout dù thèm hải sản đến mấy cũng không nên ăn. Một số loại hải sản thỉnh thoảng bạn có thể ăn như: Cá cơm, cá trích, cá ngừ, cá tuyết chấm đen, cá thu, cá hồi…

    Thịt: Mặc dù thịt trắng và thịt đỏ phổ biến trong bữa ăn hàng ngày nhưng người bệnh gout nên biết cân nhắc để lựa chọn sao cho đảm bảo sức khỏe để không bị gout tái phát.

    Nội tạng động vật như gan, thận, lòng, đồ uống có cồn, thịt gà tây, ngỗng… cũng là những thực phẩm được đưa vào danh sách “đen” của người bệnh gout.

    3.2. Kiểm soát cân nặng

    Duy trì cân nặng lý tưởng là cách kiểm soát bệnh gút hiệu quả. Trường hợp bạn tăng cân, cần cố gắng giảm cân bằng cách thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với tập luyện thể dục.

    Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý chế độ ăn kiêng khắc nghiệt có thể phá vỡ nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể, tăng hàm lượng axit uric. Do đó, người bị bệnh gout nên cân nhắc để giảm cân lành mạnh, đảm bảo sức khỏe.

    Kiểm soát cân nặng hợp lý

    Kiểm soát cân nặng hợp lý

    3.3. Uống nước đủ mỗi ngày

    Bổ sung nước đầy đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày giúp bạn duy trì độ ẩm cơ thể, đồng thời tăng khả năng lưu thông máu, nước tiểu được đào thải ra ngoài kèm theo axit uric dư thừa.

    3.4. Hạn chế sử dụng rượu bia

    Theo các chuyên gia y tế, bia không tốt cho người bệnh gout bởi nó làm tăng axit uric và ngăn không cho cơ thể đào thải axit uric ra ngoài.

    Rượu cũng chỉ nên dùng ở mức vừa phải, cơ thể nếu dư thừa lượng cồn ở bất kỳ hình thức nào cũng đều ảnh hưởng tới sức khỏe.

    Hạn chế sử dụng rượu bia

    Hạn chế sử dụng rượu bia

    3.5. Kiểm soát hàm lượng axit uric trong máu

    Khám sức khỏe thường xuyên kết hợp với theo dõi hàm lượng axit uric trong máu sẽ giúp bạn ngăn ngừa bệnh gout tái phát, đồng thời hạn chế biến chứng nguy hiểm xảy ra.

    Hàm lượng axit uric lý tưởng là dưới 6mg/dL. Nếu bệnh gout của bạn ở mức nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc để sử dụng thường xuyên.

    3.6. Bổ sung vitamin C

    Nhiều ý kiến đồng thuận về việc bổ sung vitamin C cho người bị viêm khớp, gout cấp và mạn tính. Nếu không, người bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C như hoa quả họ cam, quýt…

    Tuy nhiên, giải pháp này được đánh giá là hỗ trợ giúp giảm đau, hạn chế biểu hiện khó chịu mà gút gây ra.

    Trên đây là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc “bệnh gút sống được bao lâu”. Gút là bệnh mạn tính, để “sống chung” với gút an toàn, khỏe mạnh, mỗi người hãy chủ động thực hiện nguyên tắc điều trị từ chuyên gia. Mọi băn khoăn, thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline 0343 44 66 99 để được hỗ trợ.

    Xem thêm:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    8 bình luận cho “Người bệnh gút sống được bao lâu? Giật mình khi biết câu trả lời!”

    1. Phùng văn tú viết:

      Xét nghiẹm acid ủic của tôi là 450 umol/l đã phải bị gout chưa ? Và chế độ ăn uống kiêng như thế nào ? Mong được sự tư vẫn của bác sĩ

      • Chào bạn, với chỉ số 450 micromol/l thì bạn đã bị tăng axit uric. Nếu như trước đó bạn chưa từng xuất hiện cơn đau nào tại khớp, không có hạt tophi hay nội soi khớp không phát hiện tinh thể urat thì bạn chưa được chẩn đóan là gout. Tuy nhiên nếu như không kiểm soát tốt nồng độ này, thì bạn sẽ có nguy cơ tiến triển thành gout. Vì vậy, bạn cần có một chế độ ăn hợp lý, hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều nhân purin như: nội tạng động vật, các loại thịt đỏ, rượu bia,…Ưu tiên ăn nhiều rau xanh, hoa quả (tránh các loại quả quá chua) các loại ngũ cốc nguyên hạt, bơ, sữa…Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo một số sản phẩm từ thảo dược để hỗ trợ.
        Bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại đây http://khoe365.nguoiduatin.vn/nguoi-benh-noi-gi-sau-khi-su-dung-vien-gout-tam-binh-68979.html

    2. Linh viết:

      Xét nghiệm acid uric của tôi la 8.39 mg/dl và mới xuất hiện đau ở khớp bàn chân 2 ngày mặc dù chụp X-quang không phát hiện bất thường thì có phải la tôi bị gout hay không.

      • Chào bạn, tiêu chuẩn chẩn đoán bị gout là:Tối thiểu có 2 trong các yếu tố
        – Tìm thấy tinh thể urat trong dịch khớp hay trong các hạt tô phi.
        – Có tiền sử sưng đau khớp, khởi phát đột ngột, có thể cơn đau dữ dội và khỏi trong vòng 2 tuần; Người thường xuyên bị sưng đau khớp bàn ngón chân cái
        – Có hạt tô phi
        – Đáp ứng tốt với colchicin (giảm viêm và đau trong 48 giờ) trong tiền sử hoặc hiện tại.
        Như vậy bạn cân được đến tái khám hoặc phải có thêm các cơn đau dữ dội trong 2 tuần để khẳng định mình bị gout.
        Chúc bạn sức khỏe!

    3. Điệu viết:

      Em nổi hạt tô phí dưới gót chân .xin cho em hỏi có trị bớt ko ạ

      • Chào bạn, hạt tophi là những u cục màu trắng, xuất hiện ở dưới da do sự lắng đọng của các tinh thể muối urat gây ra. Thướng các hạt này sẽ xuất hiện ở khớp bàn tay, bàn chân, khuỷu tay… Đây là biến chứng nguy hiểm của bệnh gout. Hạt tophi thường xuất hiện sau khoảng 10 năm kể từ khi cơn gout cấp đầu tiên xuất hiện. Tuy nhiên, cũng có thể xuất hiện sớm hơn ở những bệnh nhân cao tuổi. Thường xuất hiện ở các vị trí như: Xung quanh khớp ( khớp ngón tay, khớp ngón chân, cổ tay, cổ chân, khuỷu tay,…) và sụn vành tai.
        Tùy theo tình trạng hạt tophi của bạn mà các bác sĩ điều trị sẽ sử dụng biện pháp khác nhau; trường hợp bệnh gout có hạt tophi có kích thước nhỏ, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống để làm giảm kích thước. Trong trường hợp hạt có kích thước lớn, rắn chắc hay có nguy cơ bị vỡ thường sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật loại bỏ.
        Vì vậy bạn nên đến khám ở bác sĩ chuyên khoa để xác định tình trạng hạt tophi, từ đó bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng thuốc và thay đổi chế độ ăn hoặc phải phẫu thuật loại bỏ (trường hợp bệnh nặng)
        Chúc bạn sức khỏe!

    4. Nguyễn Thu Thảo viết:

      Cho tôi hỏi : chồng tôi thường bị đau nhức bả vai vào ban đêm khi ngủ , nay đi khám bác sỹ bảo bị gut có phải ko ạ . và cách điều trị thế nào ạ

      • Chào bạn! Chỉ số acid uric máu tăng cao là xét nghiệm để chẩn đoán chính xác xem chồng bạn có bị bệnh lý gout hay không? Bạn để lại SĐT hoặc liên hệ trực tiếp tới số hotline 0343 446699 để được các Dược Sĩ Tâm Bình tư vấn cụ thể cho bạn nhé.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      [Cẩm nang] chữa gout bằng đu đủ xanh với 3 cách cực “lợi hại” 07/04/21
      Chữa gout bằng đu đủ xanh có lẽ là phương pháp còn khá mới mẻ với nhiều người. Cách thực…
      TOP 12+ Thuốc trị gout (gút) phổ biến nhất hiện nay 07/08/19
      Hiện nay, có nhiều loại thuốc trị gout được sử dụng giúp bệnh nhân giảm nhanh các triệu chứng đau…
      Lá sói rừng – vị thuốc tiêu viêm, giảm đau mạnh như tân dược 28/10/19
      Lá sói rừng là một vị thuốc quý cho sức khỏe con người. Theo Đông y, cây có tác dụng…
      Người mắc bệnh gout có ăn được canh cua không? Chuyên gia giải đáp 05/06/23
      Hỏi: “Tôi mắc bệnh gout nhiều năm nay, xin hỏi người bệnh gout có ăn được canh cua không? Thời…
      Xem thêm