Mỡ máu cao là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là máu nhiễm mỡ. Vậy hàm lượng mỡ máu bao nhiêu là cao? Bao nhiêu nhiêu là bình thường? Tham khảo bài viết sau để có câu trả lời cụ thể.
1. Mỡ máu là gì?
Mỡ máu là tên gọi khác của lipid máu, gồm 2 loại chính là cholessterol và triglycerid. Cholesterol là chất béo ở màng tế bào ở tất cả các mô, được vận chuyển trong huyết tương. Đây là nhân tố hết sức quan trọng, góp mặt trong nhiều bộ phận, xúc tác để tạo vitamin D và một số hormone,…
Người ta phân cholesterol theo các loại lipoprotein. Trong đó có 2 loại quan trọng nhất là LDL–cholesterol (mỡ xấu) và HDL– cholesterol (mỡ tốt). HDL-cholesterol có khả năng bảo vệ thành mạch máu trong khi LDL-cholesterol lại là tác nhân gây xơ vữa thành mạch.
Ngoài ra, một thành phần khác cũng hết sức quan trọng trong mỡ máu là triglycerid. Tăng triglycerides thường gặp ở những người béo phì, thừa cân, lười vận động, hút thuốc lá, đái tháo đường, uống quá nhiều rượu… Khi chỉ số này tăng cao, sẽ dẫn đến các mảng bám dễ hình thành ở động mạch làm ảnh hưởng đến lưu thông máu trong cơ thể.
Rối loạn mỡ máu – 6 biến chứng nguy hiểm khi mỡ máu tăng cao
2. Mỡ máu bao nhiêu là cao?
Hầu hết các trường hợp bị mỡ máu cao đều không xuất hiện dấu hiệu rõ rệt. Do đó, để biết mỡ máu bao nhiêu là cao cần căn cứ vào kết quả xét nghiệm các chỉ số cholesterol toàn phần, LDL, HDL và triglyceride. Thông qua kết quả nhận được bạn sẽ biết được chính xác các chỉ số mỡ máu của mình có đang bình thường hay không.
Dưới đây là bảng chỉ số mỡ máu để đánh giá được mỡ máu bao nhiêu là cao:
LOẠI MỠ TRONG MÁU | MỨC BÌNH THƯỜNG | MỨC CAO |
Cholesterol toàn phần | <200mg/dl (<5,2mmol/l) | >240mg/dl (>6,2mmol/l) |
LDL (mỡ xấu) | <100mg/dl (<2,6mmol/l) | >160mg/dl (>4,1mmol) |
HDL (mỡ tốt) | >=60mg/dl (>1,5mmol/l) | <40mg/dl (<1,0mmol/l) |
Triglycerid | <150mg/dl (<1,7mmol/l) | >200mg/dl (>2,3mmol/l) |
Bảng chỉ số mỡ máu ở mức bình thường và mức cao (cảnh báo nguy hiểm)
Chỉ cần một trong các chỉ số trên vượt qua ngưỡng giới hạn chính là dấu hiệu cảnh báo mỡ máu cao. Nghĩa là khi kết quả cho thấy một hoặc một vài chỉ số dưới đây:
- Cholesterol toàn phần > 5,2mmol/l
- LDL > 2,6mmol/l
- Triglycerid > 1,7mmol/l
- HDL < 1,5 mmol/l
3. Khi nào cần xét nghiệm mỡ máu?
Như vậy để biết chính xác mỡ máu bao nhiêu là cao cần xét nghiệm. Nhưng bao giờ phải xét nghiệm thì không phải ai cũng biết. Theo Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia Hoa Kỳ, đợt sàng lọc mỡ máu cao đầu tiên của một người nên diễn ra từ độ tuổi 9 – 11 tuổi.
Theo khuyến cáo, những người trên 20 tuổi nên đi xét nghiệm mỡ máu ít nhất 5 năm 1 lần. Đặc biệt, nam giới từ 45 – 65 tuổi, phụ nữ từ 55 – 65 tiooir cần được xét nghiệm 1 hoặc 2 năm 1 lần. Người trên 65 tuổi nên được xét nghiệm mỡ máu thường niên.
Ngoài ra, những người có nguy cơ cao (huyết áp cao, tim mạch, tiểu đường…) cần xét nghiệm thường xuyên (ít nhất 1 năm/lần). Những trường hợp đặc biệt có thể bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm thường xuyên hơn.
4. Mỡ máu cao có nguy hiểm không?
Mỡ máu cao có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Các mảng xơ vữa hình thành trong thành mạch sẽ làm hẹp lòng mạch, hạn chế lưu thông máu. Khi các mảng xơ vữa này bong ra có thể gây tắc nghẽn mạch máu. Hậu quả có thể dẫn tới nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Đây đều là các trường hợp cần được cấp cứu kịp thời nếu không có thể đe dọa tới tính mạng.
Triglycerid tăng cao còn có thể gây gan nhiễm mỡ, từ đó dẫn tới xơ gan. Triglycerid máu tăng cao còn có nguy cơ gây viêm tụy cấp tính.
5. Làm gì để đưa các các chỉ số mỡ máu cao về ngưỡng an toàn?
Tình trạng mỡ máu cao kéo dài gây tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe. Chính vì vậy, việc đưa chúng về ngưỡng an toàn là hết sức cần thiết. Một số việc người bệnh cần làm lúc này bao gồm:
5.1 Kiểm soát chế độ ăn uống
Nên ưu tiên chế biến thực phẩm dưới dạng hấp, luộc. Giảm tối đa chất béo nạp vào cơ thể từ đồ ăn chiên rán, nội tạng động vật,… Thay vào đó là một chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây, thịt nạc, cá. Hạn chế ăn thực phẩm nhiều muối, cay nóng vì thực phẩm dạng này sẽ làm giảm khả năng chuyển hóa chất béo trong cơ thể bạn.
Không nên uống rượu bia, đồ uống có cồn. Sử dụng rượu bia, chất kích thích là nguyên nhân làm giảm khả năng chuyển hóa mỡ ở gan. Lâu ngày chất béo tích tụ ngày càng nhiều khiến cả gan và máu đều nhiễm mỡ. Do đó, với những người đã có mỡ máu cao cần tuyệt đối kiêng những loại đồ uống gây hại này.
5.2 Tăng cường vận động thể chất
Việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp cơ thể đốt cháy mỡ thừa hiệu quả cũng như tăng sức bền thành mạch. Các môn thể thao có thể lựa chọn là các bài tập thể dục, đi bộ, bơi, đạp xe, yoga…
5.3. Duy trì lối sống lành mạnh
Ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc. Duy trì cân nặng ở mức cho phép. Nếu thừa cân hãy giảm cân một cách khoa học. Giữ tinh thần thoải mái, tránh xa căng thẳng. Bạn nên dành thời gian cho những sở thích của bản thân.
5.4. Sử dụng các loại thảo dược hỗ trợ giảm mỡ xấu
Tận dụng các loại thảo dược có sẵn trong tự nhiên cũng là cách kiểm soát mỡ máu an toàn, tiết kiệm được nhiều người tin dùng. Một số thảo dược là khắc tinh của mỡ máu có thể kể đến như:
- Lá sen, Trạch tả, Nần vàng: Hỗ trợ giảm đồng thời các chỉ số mỡ xấu, tăng chỉ số mỡ tốt.
- Ngưu tất, Sơn tra (táo mèo): Tiêu mỡ, tăng cường tiêu hóa thức ăn, cải thiện chức năng tạng Tỳ, tránh lắng đọng mỡ, ngăn ngừa các lớp mỡ bám vào thành mạch.
- Giảo cổ lam, Trạch tả, Actiso: Bổ gan, tăng cường chức năng gan, hạn chế tình trạng gan nhiễm mỡ.
Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc mỡ máu bao nhiêu là cao. Nếu cần tư vấn về những vấn đề có liên quan hãy gọi tới tổng đài 0343 44 66 99.
XEM THÊM:
- Gan nhiễm mỡ ở phụ nữ mang thai – Mối nguy “rình rập” bà bầu
- Chỉ số gan nhiễm mỡ bao nhiêu là cao? Giải đáp chi tiết từ bác sĩ chuyên khoa
- [Top 20 loại] trà giảm mỡ máu hiệu quả – Chuyên gia mách bạn!
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Nguyễn Minh HoàngTốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.