Mổ cột sống có nguy hiểm không là vấn đề nhiều người bệnh lo lắng khi được chỉ định phương pháp này. Trên thực tế, việc phẫu thuật có thực sự tiềm ẩn nhiều mối nguy hay không? Cùng lắng nghe những chia sẻ dưới đây.
“Tôi bị thoát vị đĩa đệm đã nhiều năm nay. Thời gian gần đây bệnh chuyển biến nặng được bác sĩ yêu cầu phải phẫu thuật cột sống. Tuy nhiên, tôi nghe nói nếu mổ có thể sẽ bị liệt nên rất sợ, chưa dám quyết định thực hiện. Hiện tôi và gia đình đang rất hoang mang, mong nhận được sự tư vấn từ bác sĩ” – Anh Hồ Văn Cường, 42 tuổi, Hải Dương.
Câu hỏi của anh Cường sẽ được Ths.Bs. Nguyễn Thị Hằng – Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh giải đáp như sau:
1. Mổ cột sống có nguy hiểm không? Có bị liệt không?
Phẫu thuật cột sống được đánh giá là phương pháp phức tạp, cực khó, đòi hỏi chuyên môn cao, nếu không có thể để lại di chứng nặng nề sau mổ. Chính vì vậy, đây là phương pháp cuối cùng được bác sĩ chỉ định nếu các cách điều trị khác không mang lại hiệu quả. Một số biến chứng được ghi nhận từng xảy ra có thể kể đến như:
- Nhiễm trùng: Biến chứng phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ loại phẫu thuật nào.
- Tổn thương rễ thần kinh.
- Tổn thương tủy sống: Có thể dẫn đến liệt.
Hầu hết các biến chứng xảy ra do trước đây điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn. Trình độ bác sĩ còn hạn chế. Tuy nhiên ngày nay những vấn đề này đã được khắc phục bởi trang thiết bị hiện đại, kiến thức và trình độ của bác sĩ cũng được nâng cao. Điều này giúp tăng tỷ lệ thành công cho các ca phẫu thuật cột sống, giúp hạn chế các biến chứng nguy hiểm sau mổ.
Mặc dù vậy, có rất nhiều bệnh nhân đau cột sống nặng cần phẫu thuật như anh Cường, nhưng vì lo lắng có bị liệt sau mổ cột sống hay không mà vẫn chưa phẫu thuật. Một số trường hợp nhập viện quá muộn, khi bệnh đã rất nặng khiến việc hồi phục sau phẫu thuật không được như mong muốn.
Phải khẳng định, mổ cột sống sẽ không nguy hiểm nếu bệnh nhân cần tìm được cơ sở uy tín, bác sĩ giỏi, có kinh nghiệm. Trước khi thực hiện, hãy chia sẻ mọi băn khoăn, lo lắng của mình đến bác sĩ để có được một tâm lý thoải mái nhất.
2. Những trường hợp nào nên mổ cột sống?
Nếu đã thực hiện nhiều phương pháp nội khoa như dùng thuốc, vật lý trị liệu,… nhưng không đem lại hiệu quả, tình trạng đau nhức vẫn kéo dài và diễn biến nghiêm trọng, lúc này bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện phẫu thuật. Một số trường hợp cụ thể như:
- Cơn đau dai dẳng, dữ dội dù đã dùng các biện pháp điều trị bảo tồn nhưng không hiệu quả.
- Dây thần kinh tọa bị ảnh hưởng, chân tay tê yếu, để nặng hơn sẽ xuất hiện teo cơ.
- Bệnh chèn ép lên tủy sống, ống sống của cơ thể.
- Chèn ép rễ thần kinh, hạn chế khả năng di chuyển, vận động của cơ thể.
- Cột sống có dấu hiệu biến dạng, cong vẹo.
- Thoái hóa gây hẹp ống sống, viêm cột sống dính khớp,…
Bệnh nhân chỉ phẫu thuật khi có chỉ định từ bác sĩ. Đồng thời tuân thủ theo liệu trình điều trị mà bác sĩ đưa ra để hồi phục tốt nhất.
3. Các phương pháp mổ cột sống an toàn hiện nay
Trước đây mổ cột sống thường dùng phương pháp truyền thống là mổ hở. Phương pháp này tuy loại bỏ sự chèn ép của cột sống lên các rễ thần kinh nhưng lại gây ra nhiều nguy cơ biến chứng cho cơ thể người bệnh như: nhiễm trùng, mất máu, tổn thương mô mềm xung quanh,…
Hiện nay, ngoài mổ hở, các bác sĩ đã cập nhật nhiều phương pháp an toàn, hiệu quả hơn như:
- Mổ nội soi: Thông qua kính hiển vi phẫu thuật, bác sĩ nhìn rõ cấu trúc cột sống. Từ đó can thiệp dễ dàng, chính xác.
- Cố định cột sống thắt lưng: Giúp nắn chỉnh lại cột sống, người bệnh sau phẫu thuật sẽ vận động và di chuyển dễ dàng hơn.
- Mổ cột sống bằng tia laser: Không gây đau, không để lại sẹo cho cơ thể người bệnh.
- Phẫu thuật nẹp vít cột sống: Ít xâm lấn nhất, giảm những tổn thương đến cơ và mô mềm xung quanh.
4. Kết luận chung
Mổ cột sống có nguy hiểm hay không hoàn toàn có thể kiểm soát bằng việc lựa chọn một bác sĩ giỏi, tại bệnh viện được trang bị cơ sở vật chất hiện đại với phương pháp phù hợp.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chuẩn bị cho mình một tâm lý ổn định, thoải mái nhất. Tuân thủ chỉ định từ bác sĩ cả trước, trong và sau khi thực hiện phẫu thuật. Đặc biệt, việc chăm sóc sức khỏe sau phẫu thuật là hết sức quan trọng. Người bệnh cần kết hợp ăn uống, nghỉ ngơi và vận động hợp lý để nhanh hồi phục, hạn chế bệnh tái phát.
XEM THÊM
- Người bị gai cột sống có bổ sung canxi, glucosamin không? Lưu ý gì?
- Vôi hóa cột sống – Bác sĩ cảnh báo 5 biến chứng nguy hiểm
- Chưa biết thoát vị đĩa đệm chữa được không? Hãy đọc ngay bài viết này!
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.