Chuyên gia cho em hỏi, em bị mề đay tắm nước muối có hiệu quả không? Da của em dễ dị ứng, chỉ cần thay đổi thời tiết là bị mề đay, nổi nốt ban đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Em được bà và mẹ chia sẻ cách trị mề đay với nước muối mà băn khoăn không biết có nên áp dụng không? Rất mong được chuyên gia tư vấn ạ.
(Nguyễn Thùy Linh, 24 tuổi, Hà Nội)
Chào bạn Nguyễn Thùy Linh, cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc về cho chúng tôi. Việc áp dụng muối trị mề đay là phương pháp dân gian được nhiều người truyền tai nhau áp dụng, tuy nhiên cách này có hiệu quả hay không mời bạn tham khảo bài viết phân tích dưới đây.
Bài viết được tham vấn y khoa bởi TTƯT.Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng.
1. Mề đay tắm nước muối có hiệu quả không?
Mề đay là tình trạng da liễu thường gặp, với triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Tình trạng này nếu không được chăm sóc đúng cách và điều trị kịp thời sẽ gây ra những chuyển biến nặng nề như sốc phản vệ, nhiễm trùng…
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giúp cải thiện tình trạng mề đay hiệu quả, ngoài việc áp dụng phác đồ điều trị của bác sĩ, nhiều người truyền tai nhau cách tắm nước muối ấm. Liệu phương pháp này có mang lại hiệu quả hay không?
Theo các chuyên gia y tế, muối không chỉ là gia vị quen thuộc trong căn bếp của gia đình mà còn là nguyên liệu phổ biến trong điều trị bệnh da liễu.
Theo Y học cổ truyền, muối tính hàn, có khả năng sát khuẩn và tiêu viêm rất tốt. Chính vì thế mà muối được sử dụng để điều trị tình trạng mề đay, mẩn ngứa.
Y học hiện đại cũng chỉ ra, muối có đặc tính sát khuẩn, giảm ngứa, tiêu viêm hiệu quả. Nhờ đó, khi kết hợp muối với các thảo dược khác, hỗn hợp này giúp cải thiện nhanh tình trạng mề đay.
Ngoài ra, muối còn có tác dụng làm sạch da, hơn nữa nguyên liệu này cũng lành tính, ít gây ra tác dụng phụ. Vì vậy, bạn Nguyễn Thùy Linh có thể an tâm với phương pháp sử dụng muối cải thiện mề đay, mẩn ngứa của mình. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo cách áp dụng dưới đây để thực hiện sao cho đúng.
>>> Nổi mề đay là bệnh gì? – Đầy đủ các thông tin về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
2. Mề đay tắm nước muối biển thực hiện như thế nào? Hướng dẫn chi tiết
2.1. Cách tắm muối giảm ngứa nhanh
Để cải thiện nhanh cơn ngứa ngáy khiến bạn khó chịu, hãy áp dụng theo những bước sau:
- Chuẩn bị 2 chén muối, 1 muỗng canh dầu oliu pha với nước tắm.
- Cho muối vào bồn tắm cùng với nước ấm vừa đủ, sau đó hòa tan muối với nước.
- Tiếp theo cho một muỗng tinh dầu oliu vào nước tắm vừa pha, dùng tay khuấy đều.
- Mỗi lần tắm ngâm ít nhất 12 phút, sau đó tắm tráng lại với nước sạch.
- Mỗi tuần thực hiện 2 – 3 lần sẽ thấy triệu chứng ngứa ngáy được cải thiện đáng kể.
Ngoài dầu oliu, bạn có thể lựa chọn dầu hạnh nhân, bột yến mạch để làm dịu tình trạng ngứa ngáy trên da, đồng thời giữ ẩm cho da tốt.
2.2. Chữa dị ứng bằng cách tắm muối
Ngoài tác dụng giảm ngứa ngáy, muối cũng giúp bạn cải thiện nhanh tình trạng dị ứng, mẩn đỏ.
- Chuẩn bị một chén muối cho vào nước tắm.
- Đổ chén muối vào chậu nước ấm đã chuẩn bị, sau đó dùng tay khuấy đều cho muối hòa tan.
- Tiếp theo bạn ngâm mình trong dung dịch nước muối ít nhất 20 phút.
Với cách tắm này, để mang lại hiệu quả cao hơn bạn có thể cho thêm 3 – 4 giọt tinh dầu tràm vào chậu nước tắm. Dầu tràm và muối đều có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và giảm kích ứng mề đay.
3. Tham khảo 4 cách trị mề đay với muối và dược liệu chữa dị ứng, mẩn ngứa
Ngoài cách tắm nước muối ấm trị mề đay ở trên, người bệnh có thể áp dụng các cách chữa mề đay với muối như sau:
3.1. Chườm muối nóng
Phương pháp này phù hợp trong điều trị tình trạng mề đay do cơ thể bị nhiễm lạnh. Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 200g muối hạt cho vào chảo rang nóng.
- Trước khi chườm nên vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương và lau khô bằng khăn mềm.
- Tiếp theo, cho muối vừa rang vào một túi vải, để nguội một chút rồi chườm lên vùng da bị bệnh.
Áp dụng phương pháp này đều đặn khi có triệu chứng dị ứng mề đay. Tuyệt đối không nên chườm khi muối quá nóng, điều này có thể gây ra bỏng.
3.2. Muối kết hợp lá trầu không chữa mề đay
Từ xa xưa, dân gian ta đã biết sử dụng lá trầu không để cải thiện tình trạng mề đay, mẩn ngứa. Theo y học, lá trầu không có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn, kháng nấm. Vì vậy, dược liệu này mang lại hiệu quả chữa mề đay.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 5 lá trầu không và 1 thìa muối biển.
- Rửa sạch lá trầu, ngâm qua nước muối pha loãng để khử khuẩn.
- Tiếp đến, cho muối, lá trầu vào cối giã nát rồi đắp lên vùng da bị mề đay, mẩn ngứa.
- Sử dụng một miếng vải sạch để cố định lại, sau 20 phút tháo ra, vệ sinh lại với nước.
- Bạn áp dụng cách này 2 lần/ngày, 3-4 lần/tuần, triệu chứng mề đay, mẩn ngứa sẽ giảm hẳn.
3.3. Muối và ngải cứu chữa mề đay
Tương tự như lá trầu không, ngải cứu cũng được xem là dược liệu dân gian điều trị mẩn ngứa, mề đay hiệu quả. Y học hiện đại còn nghiên cứu và chỉ ra ngải cứu có khả năng kháng khuẩn vượt trội giúp làm sạch da tự nhiên.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 nắm lá ngải cứu rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng để làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn.
- Cho ngải cứu vào chảo cùng với 50g muối, rang nóng.
- Để hỗn hợp nguội bớt rồi cho vào túi chườm sạch.
- Vệ sinh vùng da bị mề đay, sau đó chườm hỗn hợp đó lên da để giảm ngứa, mẩn đỏ.
3.4. Chữa mề đay bằng muối với mướp đắng
Mướp đắng không chỉ là rau củ quen thuộc mà còn có tác dụng làm dịu da, giảm ngứa. Bởi, nó chứa vitamin A, C, K và chất chống oxy hóa. Sự kết hợp giữa muối và mướp đắng có tác dụng kháng khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị mề đay.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 3 – 4 quả mướp đắng và một muỗng canh muối.
- Rửa sạch mướp đắng, xay nhuyễn rồi lọc lấy nước cốt.
- Đun sôi nước mướp đắng, thêm một muỗng muối vào khuấy đều cho tới khi muối tan.
- Tiếp theo, dùng hỗn hợp này pha nước tắm hoặc thoa lên vùng da bị mề đay. Sau đó rửa lại với nước sạch.
- Thực hiện đều đặn ngày 2 lần để cải thiện nhanh tình trạng ngứa ngáy.
Ngoài ra, bạn Linh và độc giả có thể kết hợp muối với lá tía tô, lá mướp… cũng có tác dụng cải thiện hiệu quả tình trạng mề đay.
4. Lưu ý với người bị mề đay tắm nước muối
Theo TTƯT.Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, muối có tác dụng hỗ trợ đẩy lùi tình trạng ngứa do mề đay gây ra. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này, người bệnh cần phải lưu ý những điều cơ bản sau:
- Người bị mề đay tắm nước muối ấm chú ý để tránh kích ứng da, bạn chỉ nên sử dụng với lượng muối vừa phải, không nên dùng quá mặn.
- Muối có thể gây ra tình trạng khô da, khi kết hợp với nước nóng người bệnh nên bổ sung kem dưỡng ẩm sau khi tắm hoặc uống đủ nước mỗi ngày.
- Tắm nước muối và những bài thuốc muối kết hợp với dược liệu chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng chứ không điều trị mề đay tận gốc. Vì vậy, với những trường hợp nặng, người bệnh nên lắng nghe tham vấn của bác sĩ chuyên khoa.
- Trong quá trình tắm bằng nước muối, tránh tình trạng cào, gãi mạnh lên da gây tổn thương da.
Kết luận chung
Mề đay tắm nước muối có được không? Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn Thùy Linh và độc giả đã tự trả lời cho mình câu hỏi này. Phương pháp tắm nước muối có tác dụng giảm nhanh cơn ngứa ngáy, khó chịu, đồng thời kháng khuẩn và làm sạch da. Tuy nhiên, nếu tình trạng mề đay vẫn tái phát và có triệu chứng nặng, hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu còn băn khoăn, thắc mắc nào về tình trạng mề đay, độc giả vui lòng liên hệ hotline 0343 44 66 99 để được hỗ trợ tư vấn.
Xem thêm:
- Nổi mề đay tắm lá gì? – Tham khảo 9 loại lá được dân gian sử dụng phổ biến
- 20 cách chữa nổi mề đay tại nhà – Áp dụng ngay nếu bạn đang bị tình trạng này
- 11 cách chữa mẩn ngứa khắp người– Thử đi, hiệu quả mà đơn giản
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.
Em co bầu bị mẩn ngứa nổi to có dùng được thuốc gì không ạ
Chào bạn, mình bầu được mấy tháng rồi? tình trạng mẩn ngứa kéo dài lâu chưa? có xác định được nguyên nhân không? để có thể cho bạn lời khuyên tốt nhất, bạn nên chia sẻ tình trạng với bác sĩ sản khoa thăm khám định kỳ cho bạn để nắm được tình trạng cụ thể và tư vấn phương pháp phù hợp với bạn nhé. Với thể trạng đang mang bầu, bạn nên hạn chế uống các loại thuốc không được chỉ định, nên xác định đúng nguyên nhân, tình trạng và dùng các cách điều trị vật lý.
Chúc bạn sức khỏe!