Lồi đĩa đệm cột sống thắt lưng coi chừng thoát vị - Dược Tâm Bình
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

    Lồi đĩa đệm cột sống thắt lưng coi chừng thoát vị

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    27/09/19

    Lồi đĩa đệm cột sống thắt lưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ chuyển sang thoát vị đĩa đệm, rất khó chữa. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, cách chữa trị và phòng tránh chứng bệnh này.

    5/5 - (38 bình chọn)

    1. Lồi đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì?

    Lồi đĩa đệm cột sống thắt lưng (hay còn gọi là phồng đĩa đệm) là một trong những biểu hiện giai đoạn đầu của bệnh thoát vị đĩa đệm. Bệnh xảy ra khi cấu trúc đĩa đệm bị hư hại, tạo thành các vệt nứt, khiến nhân nhầy trượt khỏi bao xơ, chèn ép dây thần kinh.

    Ban đầu bệnh thường không có dấu hiệu rõ ràng. Tuy nhiên khi bệnh ủ lâu ngày, người bệnh sẽ nhận thấy một số dấu hiệu đặc trưng như:

    • Đau nhức vùng thắt lưng từ âm ỉ tới dữ dội, đau thường về đêm và sáng sớm.
    • Cơn đau lan từ lưng, xuống hông, chân và ngón chân…
    • Cơn đau tăng mạnh khi vận động, giảm lúc nghỉ ngơi.
    • Cơ thể mệt mỏi, cảm thấy tê bì.
    Hình ảnh đĩa đệm bị lồi

    Hình ảnh đĩa đệm bị lồi

    Các chuyên gia cho rằng, nếu để mầm bệnh ủ lâu (trên 6 tháng) sẽ dễ bị sang thoát vị đĩa đệm, kèm theo một số biến chứng như:

    • Rối loạn tiểu tiện, đại tiện
    • Bị teo cơ, gây liệt, tàn phế, gây rối loạn cảm giác

    Tìm hiểu ngay: Thoái hóa cột sống thắt lưng: Nguyên nhân – Triệu chứng – Phương pháp điều trị

    2. Nguyên nhân gây lồi đĩa đệm

    Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này, trong đó các chuyên gia đã chỉ ra những “thủ phạm” tiêu biểu sau:

    • Thoái hoá cột sống do tuổi cao.
    • Do di truyền, bẩm sinh mắc phải bệnh về cột sống như gai đôi cột sống, cong vẹo cột sống…
    • Gặp chấn thương trong quá trình lao động, sinh hoạt.
    • Do làm việc nặng thường xuyên, vượt quá sức lực làm gia tăng sức ép cho cột sống.
    Làm việc sai tư thế

    Làm việc sai tư thế là nguy cơ gây các bệnh về xương khớp

    Ngoài ra, làm việc, vận động sai tư thế, tập thể dục quá sức… cũng là nguy cơ khiến cột sống bị cong vẹo, đĩa đệm bị hư hại tạo thành các cơn đau nhức.

    >> Tìm hiểu thêm: Bệnh phồng (lồi) đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

    3. Các phương pháp chữa lồi đĩa đệm cột sống hiệu quả

    Căn cứ vào nguyên nhân và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp.

    3.1. Sử dụng thuốc tây

    Các loại thuốc giảm đau, chống viêm không chứa steroid như Acetaminophen, Diclofenac, Indomethacin, nhóm Coxib,… thường được các bác sĩ chỉ định để làm giảm cơn đau nhanh chóng.

    Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa để tránh các tác dụng phụ ảnh hưởng tới dạ dày…

    3.2. Đông y

    Hiện nay, trong điều trị các bệnh mạn tính như xương khớp, do lo ngại việc uống thuốc tây không thể chữa căn nguyên gây bệnh và có thể gây ra tác dụng phụ, người bệnh thường có xu hướng tìm đến các bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên, an toàn, lành tính.

    Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu

    Tác dụng:

    Ngải cứu thuộc loài thân thảo, mọc hoang hoặc đường trồng làm rau ăn. Trong dân gian, ngải cứu được sử dụng để chữa đau bụng, điều kinh, an thai và đặc biệt chữa các bệnh xương khớp như thoát vị đĩa đệm rất hiệu quả.

    Cách làm:

    Dùng một nắm ngải cứu tươi rửa sạch, để ráo, cho vào rang nóng với một nắm muối hạt. Rồi dùng chiếc khăn mỏng bọc hỗn hợp này lại đắp và chườm lên vị trí lưng đau nhức do thoát vị trước khi đi ngủ.

    Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt và đinh lăng

    Tác dụng:

    Lá lốt không chỉ dùng để chế biến món ăn mà còn là vị thảo dược chữa trị được nhiều bệnh. Nó có tính kháng khuẩn, kháng viêm có tác dụng giảm đau nhức, ngừa viêm nhiễm, tê bì, chữa phong thấp, thoát vị đĩa đệm và các bệnh xương khớp khác hiệu quả.

    Cách làm

    Rửa sạch lá lốt để ráo nước. Cắt khúc lá lốt rồi phơi khô 2 nắng. Đinh lăng và cây trinh nữ phơi khô. Cho các vị thuốc đã phơi khô trên vào sắc với 1,5 lít nước, dùng uống hàng ngày. Uống trong 7 ngày liên tiếp dừng, theo dõi kết quả.

    Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng và muối hạt

    Tác dụng:

    Trong y học dân gian, xương rồng là cây có tính hàn, vị đắng được dùng để trị táo bón, bệnh đường tiêu hóa, ho và xương khớp, nhất là thoát vị đĩa đệm hiệu quả.

    Cách thực hiện:

    Lấy 2 – 3 nhánh xương rồng rửa sạch, cạo hết phần cạnh có gai. Rồi đập dập, trộn đều lên với một nắm muối hạt. Sau đó, sao nóng hỗn hợp này trên chảo. Để hỗn hợp nguội bớt, dùng vải sạch bọc lại rồi đắp lên vị trí thoát vị.

    Áp dùng bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng này đều đặn hàng ngày. Sau khoảng 2 tuần những cơn đau nhức khó chịu sẽ giảm hẳn.

    Vật lý trị liệu

    Các bài tập vật lý trị liệu sẽ có tác dụng làm giảm áp lực lên các dây thần kinh, kéo giãn cột sống, giúp cơ thể dẻo dai tránh bệnh biến chứng sang thoát vị.

    Ngoài ra, các bài tập yoga sẽ rất tốt cho xương khớp. Bạn có thể bắt đầu với tư thế vặn mình giúp thắt lưng linh hoạt như sau:

    • Ngồi trên sàn, chân phải duỗi thẳng, chân trái co lên, chống khuỷu tay phải lê chân trái, tay trái chống sàn phía sau lưng,
    • Quay người lại phía sau bên trái, giữ động tác trong 10 giây rồi làm lại 4 lần. Sau đó đổi tay chân và làm tương tự.

    Bên cạnh đó, chúng ta cần xây dựng cho mình lối sống sinh hoạt lành mạnh, có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng; làm việc, nghỉ ngơi hợp lý; thường xuyên tập thể dục để có một cơ thể khỏe mạnh và bảo vệ cột sống vững chắc…

    Bài viết trên đã cũng cấp cho bạn đầy đủ thông tin về bệnh lồi đĩa đệm cột sống thắt lưng. Khi phát hiện bệnh, chúng ta cần điều trị kịp thời, tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm nhé!

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng ăn gì tốt nhất? 01/08/19
      Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng gì? Đây là câu hỏi của bất cứ ai không may…
      Mách bạn cách chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật 26/08/19
      Trong điều trị thoát vị đĩa đệm, đa số các bệnh nhân đều e ngại việc “động dao kéo” vì…
      Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần(radio): Cách điều trị và lưu ý! 27/12/20
      Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần là phương pháp ít xâm lấn được đánh giá cao. Tuy…
      {Chuyên gia giải đáp} Thoát vị đĩa đệm có đi xe đạp được không?  11/09/21
      Hỏi: Tôi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm 2 năm nay, hiện tại tình trạng thoát vị đã được kiểm…
      Xem thêm