Nhiều người không khỏi băn khoăn về khả năng giải độc của đường glucose. Hãy cùng tìm hiểu về tác dụng này của glucose cùng cách sử dụng và những lưu ý cần nhớ.
1. Đường glucose là gì?
Glucose có vị ngọt, được tìm thấy nhiều trong hoa quả chín. Vai trò quan trọng nhất của glucose là cung cấp năng lượng do khi đi vào cơ thể nó sẽ chuyển hóa thành nước và năng lượng.
Đường glucose có thể là chất bổ sung hoặc tham gia vào phác đồ điều trị một số tình trạng bệnh lý. Vậy uống đường glucose có tác dụng gì hay truyền đường glucose 5% có tác dụng gì? Đường glucose được sử dụng trong nhiều trường hợp với mục đích:
- Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống.
- Là chất dẫn truyền thuốc vào cơ thể.
- Cung cấp nước, năng lượng cho cơ thể đang bị suy nhược, mất nước, mất máu.
- Giải độc trong các trường hợp nhiễm khuẩn, ngộ độc, trụy tim mạch, viêm gan, xơ gan.
- Đặc biệt, với dạng tiêm truyền, nó sẽ cung cấp đường cho trường hợp không thể hấp thu đường tự nhiên.
2. Tác dụng của đường glucose đối với giải độc
Đường glucose được biết tới với khả năng giải độc. Khi bị ngộ độc, việc dùng glucose sẽ cung cấp nước để ngăn tụt huyết áp và bổ sung năng lượng cho cơ thể. Thêm vào đó, uống glucose cũng giúp bổ sung nước tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đào thải độc tố.
3. Dạng bào chế, hàm lượng
Glucose tồn tại dưới nhiều dạng bào chế với hàm lượng khác nhau:
- Gói đường glucose 100g, 500g
- Viên đường glucose dạng nén nhai 1g, 4g, 5g.
- Viên nén 4g
- Gel uống 15g
- Dịch truyền glucose 5%, 2,5%, 10%, 20%…
4. Cách sử dụng đường glucose để giải độc
Glucose có thể được sử dụng bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch theo chỉ dẫn của bác sĩ với liều lượng cho phép.
Đối với dạng dịch truyền tĩnh mạch, liều dùng khuyến cáo glucose 5 cho người trưởng thành không được vượt quá 500 – 800mg/kg trọng lượng cơ thể trong 1 giờ. Việc tiêm truyền tĩnh mạch phải được thực hiện ở cơ sở y tế dưới sự chỉ định của bác sĩ và theo dõi của nhân viên y tế. Người bệnh không được tự ý tiêm truyền tại nhà. Truyền tĩnh mạch glucose cũng không nên được thực hiện đồng thời với truyền máu.
5. Chống chỉ định
Một số đối tượng không nên dùng glucose để giải độc như:
- Người dị ứng hoặc không dung nạp glucose.
- Người bị ứ nước.
- Bệnh nhân hôn mê, hạ kali huyết, mắc bệnh vô niệu, chảy máu trong tủy sống.
- Bệnh nhân vừa trải qua cơn tai biến mạch máu não.
- Người bị ngộ độc rượu cấp hoặc mê sảng rượu kèm mất nước
6. Tác dụng phụ
Không phải bất kỳ ai cũng gặp phải tác dụng phụ hoặc gặp phải tất cả các tác dụng phụ được nêu dưới đây. Tuy nhiên, người bệnh cần theo dõi biểu hiện của cơ thể để kịp thời thông báo với bác sĩ các dấu hiệu bất thường. Một vài tác dụng phụ khi dùng đường glucose giải độc có thể xảy ra là:
- Đi tiểu nhiều
- Rối loạn nước và điện giải
- Có cảm giác sưng đau, đỏ tại vị trí tiêm nếu dùng glucose dạng tiêm tĩnh mạch.
- Phản ứng dị ứng: Phát ban, nổi mề đay, khó thở, sưng mắt, môi, lưỡi…
7. Tương tác
Khi sử dụng glucose cần lưu ý về vấn đề tương tác với các loại thuốc khác. Việc sử dụng chung glucose với các loại thuốc này có thể làm thay đổi dược tính cũng như gia tăng khả năng xảy ra tác dụng phụ. Do đó, người bệnh cần thông báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, viên uống bổ sung mà bản thân đang sử dụng. Thuốc không phù hợp dùng chung với glucose là thuốc trị tiểu đường.
8. Đường glucose giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Bạn có thể mua đường glucose tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Giá đường glucose tùy thuộc vào dạng, hàm lượng, thời điểm và địa chỉ mua hàng. Giá tham khảo gói đường glucose 500g dạng bột dùng đường uống là từ 15.000 – 20.000 đồng.
9. Lưu ý khi dùng đường glucose giải độc
Để việc dùng glucose đạt hiệu quả cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chỉ sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ.
- Trong quá trình sử dụng nếu cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường cần thông báo ngay với bác sĩ.
- Để tránh nạp quá nhiều đường vào cơ thể trong khi đang sử dụng đường glucose hãy kiểm soát lượng đường tiêu thụ hàng ngày. Hạn chế uống nước ngọt, bánh kẹo ngọt, trái cây sấy khô… Việc tiêu thụ quá nhiều đường có thể khiến thừa cân, béo phì, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường.
- Kết hợp với chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, rèn luyện nâng cao sức khỏe lá gan, tăng cường khả năng đào thải độc tố của gan. Cụ thể là: Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, tránh căng thẳng, bổ sung rau màu xanh đậm và các loại cá béo…
Những thông tin về đường glucose giải độc trên đây chỉ mang tính tham khảo, không thay thế chỉ định của bác sĩ, dược sĩ. Nếu cần giải đáp các vấn đề có liên quan tới bệnh lý về gan đừng ngần ngại gọi tới tổng đài 0343 44 66 99.
XEM THÊM
- Nên ăn gì kiêng gì để giải độc gan?
- Top 15 sản phẩm giải độc gan phổ biến
- TPBVSK Bổ gan Tâm Bình hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc gan
Tham Vấn Y Khoa
Dược sĩ Hoàng Mạnh CườngTốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.