Đánh trống ngực: Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Đánh trống ngực: Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

    Tham vấn y khoa: Ths.Ds Nguyễn Minh Hoàng

    18/01/24

    Đánh trống ngực hồi hộp là một trong những triệu chứng tim mạch điển hình rất nhiều người gặp phải. Đây có thể là tín hiệu do sinh lý nhưng cũng có thể do bệnh lý tiềm ẩn. Người bệnh cần theo dõi triệu chứng, mức độ và các biểu hiện đi kèm để thăm khám và điều trị phù hợp.

    5/5 - (10 bình chọn)

    Để biết hồi hộp đánh trống ngực là gì, bạn có thể tham khảo ngay những thông tin hữu ích từ Thạc sĩ Nguyễn Hoàng ngay dưới đây.

    1. Đánh trống ngực là gì?

    đánh trống ngực là gì

    Đánh trống ngực là hiện tượng khá quen thuộc với nhiều người

    Đánh trống ngực (tiếng Anh là heart palpitations) là một triệu chứng cảm giác, được mô tả là nhịp đập hụt, nhịp tim đập nhanh, cảm giác đập thình thịch ở ngực hoặc cổ, cổ họng hoặc cảm giác tim đập mạnh ở ngực.

    Theo nghiên cứu tại Mỹ, ước tính có 16% bệnh nhân đến khám cho biết họ bị đánh trống ngực. Đây là tình trạng tương đối phổ biến, có thể không đặc hiệu, lành tính nhưng cũng có thể là một triệu chứng bệnh lý nghiêm trọng như nhịp tim không đều (loạn nhịp tim) cần điều trị.

    Các cơn đánh trống ngực có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi hoặc hoạt động bình thường.

    Theo phân loại, hồi hộp, đánh trống ngực có thể là biểu hiện của hệ tim mạch hoặc hệ cơ quan khác (hô hấp, nội tiết, huyết học, thần kinh) theo sinh lý và bệnh lý.

    Trong đó đánh trống ngực do sinh lý như: dùng trà, cà phê, chất kích thích, rượu bia, nước tăng lực; lo lắng; mất ngủ; hoạt động mạnh; mang thai

    Hồi hộp, đánh trống ngực do bệnh lý có sẵn như: suy tim, bệnh van tim, rối loạn nhịp tim, bệnh mạch vành; tổn thương tim do Covid-19 chưa phục hồi hoàn toàn hoặc tổn thương mới xuất hiện sau đợt bệnh, có thể liên quan hoặc không liên quan tới Covid…

    2. Nguyên nhân gây đánh trống ngực

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh. Có thể kể đến các nguyên nhân như:

    2.1. Do sử dụng cà phê, các chất kích thích

    cà phê tăng nhịp tim

    Nghiên cứu chỉ ra, cà phê làm tăng nhịp tim kéo theo các cơn đánh trống ngực

    Lạm dụng các chất như caffeine, nicotin, rượu bia đều có thể gây ra tình trạng tim đập nhanh, có thể nghe rõ tiếng tim đập thình thịch.

    Theo đó, các chất kích thích này kích thích hệ thần kinh giao cảm. Trong đó:

    Caffein thúc đẩy giải phóng noradrenaline và norepinephrine khiến tăng nhịp tim và huyết áp. Ngoài ra, caffeine còn tác động lên các enzyme kích thích sự co bóp của tim, khiến tim co bóp mạnh hơn.

    Nicotin trong thuốc lá tác động lên hệ tim mạch thông quá kích thích hệ thần kinh giao cảm dẫn đến giải phóng norepinephrine và tăng nhịp tim, huyết áp, sự co bóp của cơ tim, tim đập nhanh, động mạch bị thu hẹp và có thể làm tăng lưu lượng máu đến tim.

    Bên cạnh đó nicotin còn làm tăng lo lắng và căng thẳng.

    Rượu bia có thể làm tăng nhịp tim tạm thời do sau khi uống rượu bia có thể làm chậm nhịp thở và làm giãn mạch máu. Từ đó khiến tim phải bơm máu mạnh hơn và nhanh hơn để lưu thông cùng một lượng máu đi khắp cơ thể.

    2.2. Tim đập nhanh do căng thẳng, lo lắng

    Khi căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra các hormone như adrenaline. Hormone này khiến tim đập nhanh và tăng huyết áp. Sau khi cơ thể được dịu lại, bạn bình tĩnh trở lại thì huyết áp sẽ về mức bình thường.

    Nhịp tim có thể tăng và vượt quá 100 nhịp mỗi phút (bpm).

    Thậm chí khi rơi vào cơn hoảng loạn, nhịp tim có thể bị rối loạn, thường gọi là tình trạng nhịp tim nhanh trên thấp có thể khiến tim đập nhanh tới 150-200 lần/phút.

    Lúc này bạn sẽ cảm nhận tim đập thình thịch, nhanh và đánh trống ngực một cách rõ ràng.

    2.3. Do tập luyện

    Tập thể dục có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong quá trình tập cần nhiều năng lượng, tim sẽ phải liên tục hoạt động để bơm oxy và máu giàu dinh dưỡng đi khắp cơ thể.

    Có thể bạn chưa biết, khi tập thể dục cơ thể có thể cần gấp 3-4 lần cung lượng tim bình thường vì cơ bắp cần nhiều oxy hơn khi tập.

    Tuy nhiên, khi tập bạn cần biết phạm vi tối ưu của nhịp tim.

    2.4. Sốt gây đánh trống ngực

    Khi nhiệt độ cơ thể tăng cũng kéo theo nhịp tim tăng, đặc biệt khi sốt cao. Đối với trẻ em, cứ tăng 1 độ C, nhịp tim có thể tăng lên 10 nhịp mỗi phút. Nguyên nhân là do khi bị sốt, hệ miễn dịch phải tích cực hoạt động. Khi đó tim phải hoạt động mạnh mẽ hơn để bơm máu và oxy đến cơ thể, dẫn đến nhịp tim tăng.

    Trong trường hợp này, nhịp tim tăng cao là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang làm nhiệm vụ để chống lại bệnh tật.

    2.5. Đánh trống ngực do các bệnh lý tim mạch

    tim đập nhanh do bệnh tim

    Tim đập nhanh do một số bệnh lý ở tim gây ra

    Một số bệnh lý tim mạch có thể gây ra tình trạng tim đập thình thịch, nhanh, đánh trống ngực, loạn nhịp, bỏ nhịp.

    Có thể kể đến như:

    – Thiếu máu cơ tim: Thiếu máu giàu oxy để nuôi dưỡng cơ tim khiến tim đập nhanh để co bóp

    – Bệnh tim bẩm sinh: gồm các tình trạng như hội chứng brugada, bệnh cơ tim thất phải, hội chứng QT dài bẩm sinh

    – Bệnh van tim: thường gặp nhất là tình trạng hở van tim, hẹp van 2 lá

    – Rối loạn hệ thống dẫn truyền gây ra nhịp tim chậm. Bên cạnh đó một số trường hợp gây nhịp tim nhanh như rung nhĩ, nhịp tim nhanh trên thất, nhịp nhanh thất, ngoại tâm thu thất cũng khiến tim đập mạnh, tim đập loạn xạ trong lồng ngực

    – Hạ huyết áp tư thế: khi đứng lên đột ngột nhịp tim cũng đập nhanh hơn

    2.6. Một số bệnh lý khác

    Khi gặp phải một số bệnh lý dưới đây cũng ảnh hưởng đến nhịp tim. Người bệnh cảm nhận được đánh trống ngực, tim đập nhanh.

    Một số bệnh lý như: Rối loạn tuyến giáp, u tủy thượng thận, rối loạn lo âu, hạ đường huyết.

    Bên cạnh đó các bệnh lý chuyển hóa cũng ảnh hưởng đáng kể đến nhịp tim.

    2.7. Đánh trống ngực khi mang thai

    Đánh trống ngực khi mang thai là tình trạng phổ biến. Do khi mang thai, lượng máu trong cơ thể tăng lên đáng kể. Tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu cho người mẹ và thai nhi. Điều này dẫn đến tim đập nhanh, đánh trống ngực.

    Bên cạnh đó, hiện tượng đánh trống ngực khi mang thai còn do sự thay đổi hormone trong cơ thể.

    Thông thường, hiện tượng đánh trống ngực khi mang thai hay gặp nhất khi thai phụ bước vào tam cá nguyệt thứ 3 (3 tháng cuối) do thai nhi phát triển nhanh và lớn dần.

    Hiện tượng này thường biến mất sau sinh. Tuy nhiên nếu đánh trống ngực, khó thở thì thai phụ nên thăm khám để tìm hiểu kỹ nguyên nhân.

    2.8. Dùng thuốc gây đánh trống ngực

    Tim đập nhanh loạn nhịp có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc do tương tác thuốc.

    Khi sử dụng một số loại thuốc dưới đây bạn cần thận trọng bởi chúng có thể ảnh hưởng đến nhịp tim:

    • Thuốc kháng sinh
    • Thuốc chống loạn thần
    • Thuốc điều trị huyết áp
    • Thuốc điều trị tuyến giáp
    • Thuốc cường giao cảm…

    2.9. Mất ngủ kéo dài khiến tim đập nhanh

    Mất ngủ kéo dài khiến hệ thần kinh giao cảm phải hoạt động nhiều hơn. Từ đó dẫn đến tình trạng co mạch máu, tăng huyết áp và tăng nhịp tim. Do đó, nếu người bệnh bị mất ngủ kéo dài cần có những phương pháp điều trị để cải thiện, giúp dễ ngủ hơn.

    3. Triệu chứng đánh trống ngực

    Khó ngủ, tim đập nhanh, đánh trống ngực là các hiện tường thường đi kèm với nhau. Đôi khi chúng chỉ là những hiện tượng bình thường, nhưng đôi khi cũng tiềm ẩn các bệnh lý về tim mạch.

    triệu chứng đánh trống ngực

    Bạn có thể nghe thấy được tiếng tim đập thình thịch

    Một cơn đánh trống ngực có thể đi kèm một hay nhiều biểu hiện khác nhau. Cụ thể:

    Triệu chứng Mô tả
    Tim đập nhanh Nhịp tim nhanh, có thể xác định đập hơn 90 nhịp mỗi phút. Nhịp tim nhanh có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút
    Hụt hơi Khó khăn khi thở, cảm giác như không thở kịp hoặc mất nhịp thở
    Tim đập thình thịch Do tim đập nhanh và mạnh nên cảm nhận được tiếng thình thịch ở trong lồng ngực, thậm chí ở cổ, vùng cổ họng
    Cảm giác bị rung, run rẩy Khi tim đập thình thịch, đánh trống ngực sẽ đi kèm cảm giác run rẩy
    Lỡ nhịp Đôi khi khi tim đập nhanh sau đó sẽ xuất hiện hiện tượng lỡ nhịp, bỏ qua nhịp
    Đánh trống ngực khi nằm Ngay cả khi đang nằm nghỉ cơ thể vẫn bị tim đập nhanh nghe thấy tiếng đập thình thịch

    Đánh trống ngực thường kéo dài từ vài giây đến vài phút. Thông thường các cơn đánh trống ngực thường không huy hiểm nhưng có thể đi kèm với tình trạng mất ngủ. Về lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

    4. Đối tượng gặp phải

    Tim đập nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực phổ biến ở các đối tượng như phụ nữ, phụ nữ sau sinh, phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh, người cao tuổi, người có tiền sử cao huyết áp, người có tiền sử bệnh tim.

    Bên cạnh đó những người thường xuyên mất ngủ kéo dài, bốc hỏa có thể gặp phải.

    5. Khi nào nên đến bác sĩ?

    Nếu rơi vào một trong số trường hợp sau, bạn cần thăm khám:

    • Tình trạng đánh trống ngực, khó thở, hụt hơi
    • Đánh trống ngực tim đập nhanh xảy ra thường xuyên mặc dù không sử dụng thuốc, các chất kích thích
    • Tim đập nhanh ngay cả khi hoạt động nhẹ
    • Xuất hiện tình trạng đau thắt ngực, khó thở, choáng váng, đặc biệt ngất
    • Có các bệnh lý nền đặc biệt tim mạch hoặc hậu covid
    • Lo lắng

    6. Biến chứng

    Đối với tình trạng đánh trống ngực do bệnh tim, nếu để kéo dài có thể xảy ra các biến chứng như:

    Ngất xỉu: Nếu tim đập nhanh, huyết áp có thể tụt xuống khiến người bệnh ngất xỉu. Điều này dễ xảy ra hơn với những người có vấn đề về tim như bệnh tim bẩm sinh hoặc hở van tim

    Đột quỵ: Nếu đánh trống ngực do tình trạng các buồng trên của tim rung thay vì đập bình thường (rung nhĩ), máu có thể bị ứ lại và hình thành cục máu đông. Khi cục máu đông vỡ ra có thể làm tắc nghẽn động mạch não, gây đột quỵ.

    Suy tim: Một số chứng rối loạn nhịp tim có thể làm giảm khả năng bơm máu của tim, về lâu dài có thể gây suy tim.

    7. Chẩn đoán và xét nghiệm

    Để chẩn đoán tình trạng đánh trống ngực có nghiêm trọng hay không, các bác sĩ sẽ nghe tim và khai thác tiền sử bệnh cũng như các dấu hiệu đi kèm.

    • Nghe tim: nghe tần số và nhịp tim cũng như các tiếng thổi hoặc các tiếng tim khác để chẩn đoán bệnh lý van tim và cấu trúc tim
    • Khám thần kinh: xem có hiện tượng run khi nghỉ hoặc tăng phản xạ hay không để

    Bên cạnh đó, nếu nghi ngờ đánh trống ngực do nhịp tim không đều hoặc bệnh tim, các xét nghiệm bao gồm:

    • Điện tâm đồ: đo hoạt động của điện tim cho biết tim có đập quá chậm, quá nhanh hay không
    • Holter huyết áp nhằm đánh giá tình trạng huyết áp, ghi lại nhịp tim trong các hoạt động hàng ngày
    • Siêu âm tim: dùng sóng âm để theo dõi các vấn đề về lưu lượng máu và cấu trúc tim

    8. Điều trị đánh trống ngực

    Có nhiều cách để điều trị tình trạng tim đập nhanh, đánh trống ngực. Tuy nhiên còn tùy thuộc vào bệnh tình để có thể đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

    8.1. Thuốc điều trị tim đập nhanh, hồi hộp

    thuốc điều trị đánh trống ngực

    Nếu đánh trống ngực do các bệnh lý về tim sẽ cần dùng thuốc điều trị

    Tùy vào từng nguyên nhân, các bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp cho tình trạng hồi hộp, đánh trống ngực.

    Trường hợp đánh trống ngực do rối loạn lo âu thường được chỉ định dùng thuốc chống lo âu và trầm cảm. Có thể kể đến như: thuốc chẹn beta, nhóm thuốc an thần (benzodiazepine và nonbenzodiazepine)

    Thuốc chống loạn nhịp như sotalol, dronedarone, propafenon: tăng thời gian trơ của tim, phòng ngừa tình trạng nhịp tim tự động

    – Thuốc chẹn kênh canxi Diltiazem, Verapamil: giãn mạch, giảm dẫn truyền xung điện tim

    – Thuốc làm tăng co bóp tim và giảm dẫn truyền qua nút nhĩ thất

    * Lưu ý:

    Người bệnh cần thăm khám để dùng thuốc theo chỉ định. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hoặc tăng liều thuốc.

    8.2. Chế độ ăn uống cho người đánh trống ngực

    Để hạn chế tình trạng tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim hay tim đập thình thịch, việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Thực phẩm có thể góp phần điều chỉnh rối loạn nhịp tim. Trong đó:

    – Bổ sung đủ lượng vitamin và khoáng chất, đặc biệt là magie. Magie giúp điều chỉnh các chất dẫn truyền thần kinh và co cơ tim.

    – Tăng cường thực phẩm giàu omega-3 để giảm nhịp tim, hạ mỡ máu, chống oxy hóa, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Người bệnh nên uống omega-3 một đợt kéo dài 3 tháng.

    – Thực phẩm giàu chất xơ: Trái cây, rau củ quả có nhiều chất xơ tốt cho tim mạch. Chúng góp phần hấp thu lượng cholesterol thừa có hại, từ đó giảm nguy cơ gây rối loạn nhịp tim.

    – Thực phẩm giúp tăng độ bền thành mạch như vitamin C, A chống oxy hóa thành mạch, chống viêm.

    – Tránh uống quá nhiều caffein, rượu bia, chất kích thích làm tăng nhịp tim

    8.3. Mẹo chữa đánh trống ngực

    Bên cạnh dùng thuốc hay thực phẩm giảm tình trạng đánh trống ngực, tim đập thình thịch thì bạn có thể áp dụng các mẹo dưới đây để cải thiện:

    – Uống đủ nước bởi khi cơ thể thiếu nước khiến tim đập nhanh, cao huyết áp, thay đổi nồng độ chất điện giải

    – Bổ sung chất điện giải có chứa kali, canxi, natri, magie để thúc đẩy hoạt động co bóp của tim

    – Làm mát cơ thể nếu bị nóng, đổ mồ hôi bằng cách mặc quần áo thông thoáng, tắm nước mát

    – Hít thở sâu, điều chỉnh nhịp thở để điều hòa nhịp tim

    – Thực hiện nghiệm pháp valsalva bằng cách dùng 1 tay bịt mũi và ngậm chặt miệng sau đó cố gắng thở tạo ra cảm giác rặn như khi đại tiện, thở ra thật nhanh. Thực hiện trong khoảng 10 giây

    – Rửa mặt bằng nước lạnh hoặc đắp khăn lạnh lên mặt trong vòng 20-30 giây

    – Ho mạnh hoặc nín thở trong vài giây. Cách này giúp kích thích dây thần kinh phế vị, từ đó giảm nhịp tim

    Những cách này sẽ giúp bạn điều chỉnh được nhịp tim nhanh trong thời gian ngắn rất hiệu quả.

    Tham khảo ngay Mẹo chữa đánh trống ngực hiệu quả!

    8.4. Bài tập cho người đánh trống ngực

    Khi tập thể dục tim sẽ đập nhanh hơn do nhu cầu bơm máu lớn. Nhưng đổi lại sau đó bạn sẽ cảm thấy rất nhẹ nhàng, khỏe khoắn. Tim đập ổn định hơn. Hay thử ngay các động tác này để điều hòa nhịp thở và nhịp tim.

    Động tác đếm hơi thở

    Bài tập này rất dễ thực hành. Việc theo dõi hơi thở sẽ giúp bạn gạt bớt lo âu, căng thẳng, giúp thư giãn và bình tĩnh hơn. Bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau:

    – Hít thở sâu, sau mỗi lần thở ra bạn hãy nhớ nhịp thở đó. Ví dụ như khi hít vào thở ra lần một thì đếm 1, lần 2 thì đếm 2

    – Đếm khoảng 10-20 lần nhịp thở đến khi nhịp tim ổn định

    Tư thế trái núi Tadasana

    – Đứng thẳng trên thảm tập, chụm đầu ngón chân lại

    – Thả lỏng 2 vai, hai tay ôm sát vào người

    – Hít một hơi thật sâu và từ từ nâng hai tay qua đầu, 2 bàn tay đan lại với nhau đồng thời ưỡn nhẹ cơ thể, mặt hướng lên trên một chút

    – Nâng nhẹ gót chân sao cho cảm giác đứng bằng mũi chân, trọng lượng dồn lên ngón chân

    – Giữ tư thế này trong khoảng 20 giây sau đó thở ra và trở về tư thế ban đầu

    8.5. Kiểm soát căng thẳng

    kiểm soát căng thẳng

    Kiểm soát căng thẳng là cách hiệu quả để duy trì nhịp tim ổn định

    Căng thẳng, stress, rối loạn lo âu ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhịp tim. Do vậy khi gặp phải tình trạng đánh trống ngực tim đập nhanh do áp lực, người bệnh cần biết cách kiểm soát.

    Một trong những cách hiệu quả là hít thở sâu để điều chỉnh hơi thở và nhịp tim. Bên cạnh đó nếu căng thẳng kéo dài cần thăm khám để có các biện pháp cải thiện kịp thời.

    Hãy thử một số mẹo giảm căng thẳng như:

    • Sử dụng nến thơm hoặc tinh dầu khi ngủ hoặc làm việc
    • Giảm lượng caffeine tiêu thụ
    • Viết nhật ký
    • Nhai kẹo cao su
    • Tập thể dục
    • Dành thời gian làm những điều mình thích
    • Nghỉ ngơi hợp lý
    • Không thức quá khuya ảnh hưởng đến sức khỏe

    9. Lời khuyên khi thường xuyên đánh trống ngực

    Theo Ths. Nguyễn Minh Hoàng, đánh trống ngực là hiện tượng mà hầu như ai cũng gặp phải trong đời. Tuy nhiên cũng không vì thế mà chủ quan. Nếu để tình trạng kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

    Để chắc chắn bạn cần thăm khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị cụ thể.

    Bên cạnh đó cần xây dựng thói quen sinh hoạt, ăn uống điều độ để có sức khỏe tổng thể ổn định.

    Trên đây là những thông tin về triệu chứng đánh trống ngực, nguyên nhân cũng như các cách cải thiện. Nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua hotline 0343446699 để được tư vấn.

    XEM THÊM: 

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Thực hư hạt muồng chữa mất ngủ khiến nhiều người ngã ngửa 10/10/23
      Hỏi: Thời gian gần đây tôi thường xuyên mất ngủ. Mỗi đêm tôi chỉ ngủ được chừng 2-3 tiếng, tỉnh…
      Rối loạn tiền đình ở người già – Bệnh dễ mắc nhưng không thể bỏ qua 06/04/24
      Theo thống kê từ viện Tai Mũi Họng Trung ương, ở Việt Nam, tỷ lệ người già mắc rối loạn…
      Top 23 cách giảm stress cho nam – Thử đi chờ chi 23/09/24
      Căng thẳng có thể xảy ra với bất kỳ ai, không phân biệt phụ nữ hay nam giới. Tuy nhiên,…
      Xem điện thoại nhiều gây mất ngủ – Tình trạng chớ coi thường 21/06/24
      Điện thoại đã trở thành vật dụng không thể thiếu trong đời sống hiện đại. Nhiều người cảm thấy không…
      Xem thêm