Review [Ưu nhược điểm] Chữa phồng đĩa đệm bằng sóng cao tần
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

    Review [Ưu nhược điểm] Chữa phồng đĩa đệm bằng sóng cao tần

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    18/01/21

    Chữa phồng đĩa đệm bằng sóng cao tần là một trong những phương pháp điều trị tình trạng phồng lồi đĩa đệm an toàn, hiệu quả, được khuyên dùng. Nhưng cơ chế và các bước thực hiện ra sao, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

    4.9/5 - (130 bình chọn)

    Phương pháp điều trị bằng sóng cao tần là thủ thuật giúp giảm đau nhờ dòng điện do sóng radio tạo ra để đốt cháy và bào mòn khối u, nhân nhầy, vật thể bất thường trong cơ thể hoặc làm nóng một vùng nhỏ mô thần kinh, từ đó làm giảm tín hiệu đau từ vùng cụ thể.

    Sóng cao tần có thể áp dụng cho những bệnh nhân bị đau thắt lưng và cổ mãn tính kéo dài và các cơn đau liên quan đến thoái hóa khớp do viêm khớp hay thoát vị đĩa đệm, phồng đĩa đệm.

    1. Chữa phồng đĩa đệm bằng sóng cao tần có hiệu quả không?

    chữa phồng đĩa đệm bằng sóng cao tần hiệu quả không

    Chữa phồng đĩa đệm bằng sóng cao tần là phương pháp đã được áp dụng hơn 10 năm trở lại đây.

    Chữa thoát vị đĩa đệm hay phồng lồi đĩa đệm bằng sóng cao tần chỉ mới được đưa vào sử dụng ở Việt Nam trong hơn 10 năm trở lại đây. Phương pháp này dùng sóng cao tần (sóng radio) với bước sóng dài có tần số từ 200-1200 MHz với nhiệt độ dao động từ 40-70 độ C để tác động vào vị trí đau.

    Sóng cao tần được đưa vào vùng điều trị nhờ một đầu mũi kim đi qua da. Khi mũi kim tác động vào vùng đĩa đệm với nhiệt độ nhất định tỏa ra từ sóng radio sẽ khiến vùng thoát vị bị thu nhỏ, trở về vị trí cũ, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép.

    Việc chữa phồng đĩa đệm bằng sóng cao tần sẽ tác động trực tiếp vào căn nguyên gây bệnh. Với trường hợp người bệnh mới ở mức độ phình lồi đĩa đệm, khi chưa bị rách bao xơ, việc sử dụng sóng cao tần sẽ mang đến hiệu quả cao hơn, có thể duy trì tác dụng trong 2-3 năm và cải thiện các cơn đau từ 75-80%.

    Xem thêmPhồng (lồi) đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

    2. Các bước chữa phồng đĩa đệm bằng sóng cao tần

    Để tiến hành chữa phình đĩa đệm bằng sóng cao tần, các bác sĩ sẽ thực hiện lần lượt các bước:

    • Thăm khám lâm sàng bằng xét nghiệm thông qua hình ảnh từ phim X-quang, chụp MRI
    • Gây tê cục bộ khu vực làm thủ thuật để giảm tình trạng đau nhức
    • Dùng kim tiệt trùng đưa vào vị trí bị phồng đĩa đệm và nối với đầu nguồn sóng radio
    • Kích hoạt từ từ nguồn nhiệt từ 40-70 độ C nhằm giảm áp lực bên trong đĩa đệm
    • Theo dõi quá trình điều trị bằng sóng cao tần trên máy, thời gian tùy chỉnh từ 20-30 phút, tùy vào mức độ phồng lồi
    • Sau khi tiến hành chữa phồng đĩa đệm bằng sóng cao tần xong, người bệnh nghỉ ngơi hồi sức từ 1-2 tiếng và có thể xuất viện

    3. Đánh giá phương pháp chữa phình đĩa đệm bằng sóng cao tần

    Đĩa đệm căn bản không có dây thần kinh, chỉ khi bị phình (phồng) lồi ra đốt sống ở vị trí mặt cạnh hoặc mặt sau sẽ gây chèn ép các dây thần kinh, gây ra những cơn đau thắt lưng, đau từ lưng lan xuống mông và chân.

    Việc sử dụng sóng cao tần để tác động nhiệt đưa bong bóng đĩa đệm trở về vị trí ban đầu sẽ có một số ưu và nhược điểm như:

    Ưu điểm:

    ưu điểm chữa phồng đĩa đệm bằng sóng cao tần

    Phương pháp này có nhiều ưu điểm như thời gian nhanh, tỷ lệ hồi phục cao.

    • An toàn, ít gây biến chứng so với mổ thông thường
    • Thời gian tiến hành nhanh, nghỉ ngơi hồi sức nhanh chóng
    • Ít xâm lấn, chỉ can thiệp bằng phương pháp gây mê cục bộ
    • Không xuất huyết, người bệnh vẫn tỉnh táo
    • Tỷ lệ thành công và hồi phục cao, thời gian tối đa hiệu quả có thể lên đến 4 năm

    Nhược điểm:

    • Phương pháp điều trị phồng đĩa đệm bằng sóng cao tần chỉ thực sự hiệu quả ở giai đoạn 1 và 2, khi bao xơ đĩa đệm chưa bị rách, nhân nhầy chưa thoát ra chèn ép dây thần kinh
    • Chi phí điều trị cao, có thể tới 30 triệu cho 20 phút thực hiện
    • Phạm vi chỉ định điều trị hạn chế, do kỹ thuật phức tạp nên hầu như chỉ thực hiện ở các bệnh viện tuyến trên

    >> Tìm hiểu ngay: Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần (radio)

    4. Lưu ý khi chữa phồng (phình) đĩa đệm

    Để chuẩn bị cho điều trị phồng lồi đĩa đệm bằng sóng radio, bạn nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa như:

    • Không ăn trong vòng 6 giờ trước khi thực hiện, có thể nạp chất lỏng trong suốt cho đến 2 giờ trước khi làm thủ thuật
    • Nếu bị tiểu đường và đang sử dụng insulin, phải điều chỉnh liều lượng vào ngày thực hiện
    • Nếu đang sử dụng các loại thuốc khác có thể uống sau quá trình điều trị
    • Không nên lái xe hoặc vận động mạnh ít nhất 24 giờ sau khi làm thủ thuật
    • Cần tìm hiểu tình trạng bệnh
    • Thường xuyên thay đổi tư thế ngồi để phần đĩa đệm phục hồi
    • Hạn chế sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá
    • Tăng cường thực phẩm tốt cho sức khỏe xương khớp
    • Áp dụng bài tập thể dục nhẹ nhàng theo chỉ định của bác sĩ

    5. Lời khuyên từ chuyên gia

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, phương pháp sóng cao tần rất phù hợp cho điều trị phồng đĩa đệm nhưng chúng không thể thay thế phẫu thuật được bởi đây chỉ là phương pháp điều trị nội khoa, ít xâm lấn, chỉ dùng trong trường hợp nhẹ không kèm theo các bệnh lý về cột sống khác.

    Với trường hợp đang ở thể nhẹ, có thể áp dụng một số các bài thuốc chữa phồng đĩa đệm tại nhà để hạn chế nguy cơ tiến triển nặng hơn hoặc những thực phẩm bảo vệ sức khỏe để hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên khi đã ở thể nặng, người bệnh nên chủ động thăm khám để có biện pháp xử lý kịp thời.

    Trên đây là một số thông tin về phương pháp chữa phồng đĩa đệm bằng sóng cao tần. Bạn có thể cân nhắc phương án điều trị này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ qua tổng đài chăm sóc sức khỏe 0865 344 349 để được tư vấn hỗ trợ.

    XEM THÊM: 

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    6 bình luận cho “Review [Ưu nhược điểm] Chữa phồng đĩa đệm bằng sóng cao tần”

    1. Phạm hữu hà viết:

      Tôi bị thoát vị đĩa đệm L 5-6 đã phẫu thuật cách đây 3 năm. hiện nay bị tê bì hai chi và mỏi vùng vai gáy. nguyên nhân nào thưa BS,và chữa bằng sóng cao tần có hiệu quả k?

      • Chào bạn, tê bì tay chân và đau mỏi vai gáy có thể do nhiều nguyên nhân như: Vấn đề xương khớp (thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống…), thiếu máu, chấn thương, thời tiết thay đổi, tư thế…Do đó bạn có thể xem xét các nguyên nhân trên. Ngoài ra, bạn bị thoát vị đĩa đệm cũng có thể là nguyên nhân gây ra những triệu chứng khó chịu này. Phương pháp chữa bằng sóng cao tần cũng phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của bạn để có thể cân nhắc sử dụng hỗ trợ. Bạn nên đến chuyên khoa xương khớp kiểm tra lại để bác sĩ cho bạn lời khuyên và chỉ định phù hợp.
        Chúc bạn sức khỏe!

    2. Phạm thị hà viết:

      Tôi bị phồng đĩa đệm và trượt đĩa đêm. Điều trị bằng sóng cao tần có hiệu quả k ạ

      • Chào Hà, Phương pháp điều trị phồng đĩa đệm bằng sóng cao tần chỉ thực sự hiệu quả ở giai đoạn 1 và 2 – giai đoạn sớm của bệnh, khi bao xơ đĩa đệm chưa bị rách, nhân nhầy chưa thoát ra chèn ép dây thần kinh. Đồng thời, kỹ thuật phức tạp nên cần thực hiện ở các bệnh viện tuyến trên, có máy móc và kỹ thuật cao. Do đó, bạn cần đến trực tiếp cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng thực tế của mình có phù hợp không và nghe tư vấn cụ thể của bác sĩ về phương pháp điều trị phù hợp nhất với bạn nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    3. Vũ Thanh Tâm viết:

      mẹ tôi 65 tuổi, có kết quả chụp CSTL: rách vòng xơ đĩa đệm L2/3, L3/4 thì có chỉ định ddieuef trị bằng sóng cao tần được không?

      • Chào bạn!
        Phương pháp điều trị phồng đĩa đệm bằng sóng cao tần chỉ thực sự hiệu quả ở giai đoạn 1 và 2 – giai đoạn sớm của bệnh, khi bao xơ đĩa đệm chưa bị rách và nhân nhầy chưa thoát ra chèn ép dây thần kinh. Trường hợp của mẹ bạn đã bị rách vòng xơ đĩa đệm thì điều trị bằng phương pháp này sẽ không có hiệu quả cao. Do đó, bạn nên đưa mẹ đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
        Chúc mẹ bạn mau chóng hồi phục!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      [Đĩa đệm nhân tạo là gì?] Hiệu quả trong điều trị thoát vị đĩa đệm 14/01/21
      Đĩa đệm nhân tạo mới chỉ xuất hiện ở Việt Nam trong một vài năm trở lại đây nhưng đã…
      [Vỡ đĩa đệm] – Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị tốt nhất 23/12/20
      Vỡ đĩa đệm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nặng…
      Đau lưng ở nam giới – lộ mặt những thủ phạm bất ngờ  21/11/19
      Bệnh đau lưng ở nam giới không chỉ gây phiền toái trong sinh hoạt, mà còn có thể là biểu…
      Giải đáp thắc mắc: Thoát vị đĩa đệm có chữa được không? 26/08/19
      Thoát vị đĩa đệm có chữa được không, cần lưu ý gì trong quá trình điều trị? Đây là thắc…
      Xem thêm