Xét nghiệm chức năng gan hết bao nhiêu tiền? Bảng giá chi tiết
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GAN

    Xét nghiệm chức năng gan hết bao nhiêu tiền? Bảng giá chi tiết

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    12/07/24

    Gần đây tôi có biểu hiện chán ăn, mệt mỏi, xuất hiện mụn nhọt ở lưng. Nhiều người nói tôi bị gan nóng hoặc suy giảm chức năng gan và khuyên nên đi kiểm tra sức khỏe gan. Vậy cho tôi hỏi, xét nghiệm chức năng gan bao nhiêu tiền? Người bệnh nên kiểm tra ở đâu? Mong được tư vấn.

    5/5 - (362 bình chọn)

    (Nguyễn Minh Tuấn – 36 tuổi, Hai Bà Trưng, Hà Nội)

    Chào anh Nguyễn Minh Tuấn, cám ơn anh đã tin tưởng gửi thắc mắc về cho chúng tôi. Câu hỏi của anh đưa ra, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

    Với những triệu chứng chán ăn, mệt mỏi và mụn nhọt, có thể đây là biểu hiện của các vấn đề về gan. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý khác. Vì vậy, việc khám sức khỏe, đặc biệt xét nghiệm chức năng gan là rất cần thiết. Để hiểu rõ về chi phí xét nghiệm, lưu ý trước khi xét nghiệm chức năng gan, mời anh Nguyễn Minh Tuấn và bạn đọc tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây.

    1. Khi nào cần xét nghiệm chức năng gan?

    Xét nghiệm chức năng gan được hiểu là đo các chỉ số sinh hóa liên quan đến chức năng gan. Qua đó, bác sĩ có thể phát hiện, chẩn đoán, theo dõi các tổn thương ở gan. Vậy khi nào cần thực hiện kiểm tra chức năng gan?

    Theo các chuyên gia y tế, xét nghiệm kiểm tra chức năng gan được chỉ định cho các trường hợp xuất hiện dấu hiệu cảnh báo hoặc mắc các bệnh liên quan đến gan. Cụ thể:

    • Có biểu hiện như: vàng da, vàng mắt, đau tức vùng hạ sườn phải, người mệt mỏi, chán ăn, chướng bụng, hay buồn nôn hoặc nôn liên tục…
    • Tầm soát tình trạng sức khỏe gan ở các đối tượng là thành viên trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh viêm gan, suy gan và ung thư gan.
    • Theo dõi sức khỏe gan ở những người quan hệ tình dục không an toàn.
    • Trường hợp nghiện rượu bia, hút thuốc lá thường xuyên cũng nên quan tâm tới sức khỏe lá gan.
    • Theo dõi sự ảnh hưởng của gan nếu đang sử dụng thuốc tây điều trị bệnh mạn tính.
    • Đối tượng mắc các bệnh liên quan đến túi mật.

    Nếu nằm trong những trường hợp trên, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và làm xét nghiệm chức năng gan để sớm nhận ra những tổn thương ở gan.

    Xét nghiệm chức năng gan

    >>> Xét nghiệm chức năng gan là gì? – Đừng bỏ qua thông tin này nếu bạn đang có vấn đề về gan

    2. Xét nghiệm chức năng gan bao nhiêu tiền?

    Chi phí xét nghiệm chức năng gan thường dao động từ 100.000 – 500.000 đồng. Giá này có thể thay đổi tùy thuộc vào dịch vụ xét nghiệm, cơ sở thực hiện và yếu tố khác.

    Người bệnh có thể tham khảo bảng giá chung dưới đây khi tiến hành kiểm tra chức năng gan:

    Dịch vụ xét nghiệm kiểm tra chức năng gan Mức chi phí
    Xét nghiệm HBsAg và kiểm tra viêm gan B HBsAg 80.000 đồng/ lần
    Anti – HBs 90.000 đồng/ lần
    Anti – HBc 120.000 đồng/ lần
    Kiểm tra định lượng virus Anti HBe 90.000 đồng/ lần
    DNS – HBV (định tính) 500.000 đồng/ lần
    DNA – HBV (định lượng) 500.000 đồng/ lần
    Kiểm tra men gan SGOT, SGPT 50.000 đồng/ lần
    GGT 50.000 đồng/ lần
    Bilirubin TT, GT 50.000 đồng/ lần

    Tùy vào bệnh viện, cơ sở bạn lựa chọn sẽ có mức giá khác nhau. Vì vậy, để biết chính xác chi phí kiểm tra chức năng gan, bạn nên liên hệ trực tiếp với cơ sở nơi đăng ký xét nghiệm.

    Bên cạnh đó, mức chi phí này chưa bao gồm các dịch vụ phát sinh như thăm khám lâm sàng, siêu âm ổ bụng, sinh thiết gan, thuốc men…

    3. Những lưu ý cần phải ghi nhớ khi thực hiện xét nghiệm kiểm tra chức năng gan

    Để không làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, bạn cần lưu ý những điều sau:

    • Thời gian lý tưởng để kiểm tra chức năng gan là vào buổi sáng.
    • Bạn nên nhịn ăn ít nhất 4 – 6 giờ đồng hồ trước khi kiểm tra chức năng gan. Thêm nữa, vào buổi tối trước hôm đi xét nghiệm, người bệnh nên lựa chọn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, tránh ăn đồ nhiều dầu mỡ.
    • Không uống cà phê, bia rượu, hút thuốc lá trước khi xét nghiệm chức năng gan ít nhất 6 – 8 giờ đồng hồ. Những đồ uống có cồn, chất kích thích sẽ làm kết quả xét nghiệm không chính xác.
    • Tạm dừng sử dụng một số thuốc trước khi xét nghiệm. Các loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc chống đông máu, thuốc điều trị tâm thần… có thể ảnh hưởng đến kết quả các chỉ số xét nghiệm.
    Chú ý nên nhịn ăn 4 - 6 giờ trước khi xét nghiệm chức năng gan

    Chú ý nên nhịn ăn 4 – 6 giờ trước khi xét nghiệm chức năng gan

    4. Một số vấn đề có thể gặp phải sau khi kiểm tra chức năng gan

    Ngay sau khi xét nghiệm, bạn có thể sinh hoạt bình thường, không cần kiêng khem gì. Tuy nhiên, nếu đột nhiên có biểu hiện chóng mặt, đau đầu sau khi lấy máu, hãy dành thời gian nghỉ ngơi một chút tại phòng khám.

    Sau khi có kết quả xét nghiệm các chỉ số gan, bác sĩ có thể đề nghị làm thêm một số xét nghiệm khác như: siêu âm, sinh thiết, CT scan… để chẩn đoán chính xác bệnh. Vì vậy, bạn nên mang thêm kinh phí phòng trừ trường hợp bác sĩ chỉ định thêm.

    5. Gợi ý địa chỉ xét nghiệm chức năng gan uy tín, chính xác

    Bên cạnh thông tin về chi phí xét nghiệm, nhiều người bệnh cũng băn khoăn về địa chỉ kiểm tra chức năng gan. Dưới đây là một số địa chỉ tại Hà Nội và Tp.HCM, người bệnh có thể tham khảo để lựa chọn địa điểm phù hợp.

    5.1. Địa chỉ xét nghiệm chức năng gan uy tín tại Hà Nội

    5.1.1. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

    Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, phường Trung Tự, quận Đống Đa, TP.Hà Nội.

    Thời gian làm việc: Thứ hai đến thứ bảy (7h00 – 17h30).

    Số điện thoại: 024 3574 3456 – 0984 885 910

    Thăm khám và xét nghiệm gan ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

    Thăm khám và xét nghiệm gan ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

    5.1.2. Bệnh viện Quân đội 108 – Khoa Bệnh lây qua đường máu – Viện lâm sàng các bệnh truyền nhiễm

    Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội

    Thời gian: Làm việc từ thứ 2 đến thứ 7 (7h00 – 17h30)

    Số điện thoại: 069 572 400 – 069 555 283

    5.1.3. Bệnh viện Bạch Mai

    Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, TP.Hà Nội

    Số điện thoại: 024 3868 9963

    Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6 (sáng: 6h30 – 12h00, chiều: 13h00 – 18h00).

    5.1.4. Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương

    Cơ sở 1: Thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội

    Số điện thoại: 024 3581 0170

    Cơ sở 2: Số 78 Giải Phóng, phường Phương Đình, quận Đống Đa, Hà Nội.

    Số điện thoại: 1900 3228 – 024 3576 3491

    Thời gian làm việc ở 2 cơ sở: Từ thứ 2 đến thứ 7 (sáng: 7h30 – 11h30, chiều: 13h00 – 17h00).

    5.1.5. Bệnh viện đa khoa Medlatec

    Trụ sở chính: Số 42 – 44 Nghĩa Dũng, Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội

    Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 7 (7h30 – 17h00)

    Số điện thoại: 1900 56 56 56

    5.2. Địa chỉ xét nghiệm chức năng gan uy tín tại TP.HCM

    5.2.1. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM

    Địa chỉ: số 764 Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, TP.HCM.

    Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 6 (sáng: 7h00 – 11h00, chiều: 13h00 – 16h00); thứ 7 và chủ nhật (7h30 – 11h30).

    Số điện thoại: 028 3923 5804 – 028 3929 8704

    Bệnh viện Nhiệt đới TP.Hồ Chí Minh

    Bệnh viện Nhiệt đới TP.Hồ Chí Minh

    5.2.2. Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM – Phòng khám viêm gan

    Địa chỉ cơ sở 1: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP.HCM

    Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6 (7h00 – 12h00 và 13h00 – 17h00)

    Số điện thoại: 028 3855 4269

    5.2.3. Bệnh viện Chợ Rẫy – Khoa nghiên cứu và điều trị viêm gan

    Địa chỉ: số 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP.HCM

    Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 6 (7h00 – 11h00 và 13h00 – 16h00); thứ 7 (7h00 – 11h00)

    Qua bài viết trên, chắc hẳn anh Nguyễn Minh Tuấn và độc giả đã có câu trả lời về thắc mắc “xét nghiệm chức năng gan bao nhiêu tiền”. Kiểm tra chức năng gan là việc làm vô cùng cần thiết, nhất là với những người có biểu hiện như anh Tuấn hoặc mắc các bệnh về gan. Việc chủ động thăm khám, kiểm tra sức khỏe gan thường xuyên sẽ giúp bạn sớm phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.

    Xem thêm:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.


    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Người bị viêm gan C nên ăn gì, kiêng gì ? Tham khảo 17 thực phẩm này 02/08/22
      Người bị viêm gan C nên  ăn gì, kiêng gì tốt cho sức khỏe? Đây là thắc mắc chung của…
      Nổi mề đay tắm nước nóng hay lạnh? 99% người bệnh cần nắm rõ 04/05/22
      Theo quan niệm của dân gian, việc tiếp xúc với nước lạnh khi bị mề đay có thể khiến tình…
      Novasol curcumin – Đột phá công nghệ màng bọc micelle từ CHLB Đức 04/08/22
      Novasol Curcumin là tinh chất được nghiên cứu từ công nghệ bào chế màng bọc micelle sản xuất tại CHLB…
      {SOS} Chỉ số bilirubin cao do đâu? Có nguy hiểm không? 31/03/23
      Xét nghiệm nồng độ bilirubin có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá bệnh lý gan mật, hồng cầu,…
      Xem thêm