Mặc dù không gặp tình huống căng thẳng nhưng nhiều người thường gặp phải cảm giác bồn chồn, hồi hộp xen lẫn lo lắng mà không hiểu vì sao. Tình trạng này diễn ra thường xuyên khiến họ căng thẳng, mệt mỏi. Nhiều người đặt ra câu hỏi đây là triệu chứng của bệnh lý gì? Và làm thế nào để xử lý tình trạng này? Cùng tham khảo bài viết dưới đây.
1. Cảm giác bồn chồn, hồi hộp là gì?
Bồn chồn, hồi hộp là phản ứng tự nhiên và bình thường khi cơ thể gặp phải tình huống sợ hãi, căng thẳng.
Cụ thể, hồi hộp là khi bạn cảm thấy nhịp tim đập nhanh, mạnh hơn bình thường, nhịp thở nhanh hơn, huyết áp cũng tăng cao.
Bồn chồn là cảm giác nôn nao, thấp thỏm, không yên lòng. Tâm trạng này là phản ứng vật lý có thể làm căng thẳng thần kinh hoặc thể chất.
2. Bồn chồn, hồi hộp là sinh lý hay bệnh lý?
Cảm giác bồn chồn, lo lắng, hồi hộp có thể xuất phát từ sinh lý nhưng cũng có thể là bệnh lý. Nếu chỉ diễn ra trong thời gian ngắn khi gặp tình huống căng thẳng, lo lắng hoặc đối mặt với nguy cơ, hay do thiếu ngủ, sử dụng chất kích thích. Đó là phản ứng sinh lý bình thường của con người.
Tuy nhiên, nếu cảm giác hồi hộp kéo dài, diễn ra thường xuyên khiến bạn mệt mỏi, ảnh hưởng tới sinh hoạt, đời sống hàng ngày thì đó có thể là triệu chứng bệnh lý như tim mạch, tuyến giáp, rối loạn lo âu…
Do vậy, đừng chủ quan khi thường xuyên có biểu hiện bồn chồn, lo lắng, hồi hộp, bất an.
3. Đâu là nguyên nhân gây ra cảm giác bồn chồn, lo lắng?
Cảm giác hồi hộp, bồn chồn kéo dài và diễn ra thường xuyên có thể là do những nguyên nhân sau:
3.1. Bồn chồn, lo lắng do stress kéo dài
Cuộc sống hiện đại khiến không ít người gặp phải stress, căng thẳng. Nguy hiểm hơn nữa là stress kéo dài khiến nhiều người không kiểm soát được dẫn đến nhiều hệ lụy. Trong đó, stress kéo dài có thể khiến tuyến thượng thận giải phóng hormone cortisol làm rối loạn quá trình sản xuất một số hormone trong cơ thể. Điều này khiến cho cơ thể xuất hiện những hành vi, cảm giác khác thường, trong đó có hồi hộp, lo lắng.
3.2. Rối loạn lo âu
Bồn chồn, lo lắng cũng là dấu hiệu phổ biến ở những người bị rối loạn lo âu. Có nhiều dạng rối loạn lo âu, tuy nhiên hầu hết người bệnh đều cảm thấy lo lắng, hồi hộp khi mắc bệnh lý này.
Rối loạn lo âu – Chuyên gia hướng dẫn cách điều trị hiệu quả
3.3. Trầm cảm sinh ra lo lắng, hồi hộp
Ngoài những biểu hiện như tâm trạng thay đổi thấy thường, tự ti về bản thân, không thích giao tiếp người xung quanh… thì người trầm cảm có cảm giác bồn chồn, lo lắng.
Hầu hết người bệnh đều trong trạng thái tinh thần u uất, luôn có những suy nghĩ tiêu cực, lo lắng thái quá về một vấn đề gì đó.
3.4. Bồn chồn do mắc bệnh lý tim mạch
Cần cảnh giác, nếu bồn chồn, hồi hộp kèm triệu chứng khó thở, mệt mỏi, đau tức ngực… thì khả năng cao có thể là do bệnh lý tim mạch.
Những bệnh lý tim mạch thường có biểu hiện hồi hộp như: bệnh van tim, bệnh cơ tim, mạch vành, xơ vữa động mạch… Để xác định chính xác có phải là do bệnh lý tim mạch hay không thì cần kiểm tra cận lâm sàng như siêu âm tim, điện tâm đồ…
3.5. Rối loạn nội tiết tố dẫn đến hồi hộp, bồn chồn
Rối loạn nội tiết tố khiến cho các hormone trong cơ thể mất cân bằng. Đó là nguyên nhân thay đổi cảm xúc, hành vi của con người. Tình trạng này có thể xảy ra ở cả nam và nữ, tuy nhiên phổ biến nhất là nữ giới. Những người có nguy cơ bị rối loạn nội tiết tố như phụ nữ mang thai, sau khi sinh con, phụ nữ giai đoạn mãn kinh hoặc đang trong thời kỳ kinh nguyệt….
Khi bị rối loạn nội tiết tố, người bệnh sẽ gặp phải tâm lý mệt mỏi, bồn chồn, lo lắng, đôi khi kèm cả những suy nghĩ tiêu cực.
3.6. Bồn chồn do mắc bệnh lý tuyến giáp
Bệnh lý tuyến giáp cũng là nguyên nhân khiến có nguy cơ gặp phải hội chứng hồi hộp, bồn chồn. Theo các chuyên gia, khi bị bệnh tuyến giáp sẽ làm rối loạn các hormone trong cơ thể. Đó là lý do khiến bạn dễ bị căng thẳng, tim đập nhanh, lo âu…
Tóm lại, hồi hộp, lo lắng kéo dài và diễn ra thường xuyên là biểu hiện của bệnh lý nào đó. Vì vậy, người bệnh đừng chủ quan khi gặp tình trạng này, cần được thăm khám và điều trị kịp thời.
4. Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Khi gặp triệu chứng bồn chồn, lo lắng nhiều người băn khoăn không biết khi nào thì cần đi khám bác sĩ. Theo phân tích của nhiều tài liệu và các chuyên gia, khi xuất hiện những triệu chứng sau thì người bệnh cần thăm khám:
- Cảm giác lo lắng diễn ra thường xuyên và kéo dài, mặc dù bạn không gặp vấn đề gì trong cuộc sống.
- Có triệu chứng đi kèm như khó thở, khó ngủ, sụt cân nhanh, tim đập nhanh, đau tức vùng ngực…
Tâm trạng bồn chồn, lo lắng kéo dài sẽ kéo theo nhiều hệ lụy, ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt, ăn uống và sức khỏe người bệnh. Do đó, cần có biện pháp xử lý kịp thời khi gặp vấn đề này. Vậy, cần làm gì khi bồn chồn, hồi hộp kéo dài?
5. Phương pháp cải thiện cảm giác bồn chồn, hồi hộp
Để cải thiện cảm giác hồi hộp, bồn chồn kéo dài phụ thuộc vào nguyên nhân gốc rễ. Khi thăm khám bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân sau đó sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Tuy nhiên, độc giả có thể tham khảo một số phương pháp cải thiện tâm trạng bồn chồn dưới đây.
5.1. Thay đổi lối sống và kiểm soát căng thẳng
Với những trường hợp mắc hội chứng bồn chồn không do bệnh lý mà chủ yếu do suy nhược thần kinh, stress căng thẳng, có thể áp dụng những biện pháp sau:
- Tập thể dục thường xuyên: Vận động giúp cơ thể thoải mái, cải thiện khả năng tuần hoàn máu, cân bằng hormone. Từ đó, giúp người bệnh giải tỏa căng thẳng, lo lắng.
- Thực hiện thiền và yoga: Kỹ thuật thiền định hoặc yoga cũng là cách giúp giảm căng thẳng, mang lại cảm giác thư giãn cho hệ thần kinh.
- Có giấc ngủ sâu: Hãy đảm bảo ngủ đủ giấc và có giờ giấc ngủ cố định để cơ thể được nghỉ ngơi, tinh thần thoải mái.
- Hạn chế chất kích thích: Để giảm thiểu tình trạng bồn chồn, lo lắng người bệnh cũng cần chú ý hạn chế những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, café… Vì chúng cũng là lý do gây ra triệu chứng bồn chồn.
5.2. Điều trị bằng thuốc (theo chỉ định của bác sĩ)
Với những trường hợp triệu chứng xuất phát từ bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc điều trị.
- Thuốc an thần nhẹ: Trường hợp rối loạn lo âu, hồi hộp nghiêm trọng bác sĩ có thể sẽ chỉ định sử dụng một số thuốc an thần nhẹ để ổn định tâm trạng.
- Thuốc chống lo âu: Nếu cảm giác hồi hộp kéo dài và nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc chống lo âu như: Benzodiazepin, thuốc chống trầm cảm…
- Kiểm tra và điều trị bệnh lý nền: Nếu nguyên nhân gây hồi hộp là do bệnh lý nên như tim mạch, tuyến giáp, rối loạn nội tiết tố, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp.
5.3. Điều trị bằng liệu pháp tâm lý
Liệu pháp tâm lý cũng được chỉ định để kiểm soát cảm giác lo lắng, bồn chồn ở những người mắc bệnh rối loạn lo âu, trầm cảm, stress kéo dài…
Liệu pháp nhận thức tâm lý (CBT) được đánh giá là một trong những phương pháp điều trị tâm lý hiệu quả nhất hiện nay. Phương pháp dựa trên giả thuyết rằng cảm xúc và hành vi của con người phần lớn bị ảnh hưởng bởi nhận thức. Khi nhận thức không chính xác, cảm xúc, hành vi sẽ tiêu cực. Vì vậy, CBT thường tập trung xác định, hiểu và thay đổi những suy nghĩ sai lệch của người bệnh, từ đó giảm bớt tâm lý lo lắng thái quá.
Phương pháp này không chỉ nhằm mục đích giảm triệu chứng bồn bồn, hồi hộp mà còn giúp người bệnh kiểm soát cảm xúc. Đồng thời, giúp người bệnh nhận diện và giải quyết các vấn đề hiện tại, làm quá trình điều trị nhanh hơn, hiệu quả hơn.
6. Phòng ngừa tình trạng bồn chồn, hồi hộp kéo dài
Để hạn chế tình trạng hồi hộp, lo lắng, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau:
- Áp dụng thường xuyên những biện pháp thư giãn, giảm lo âu như: Ngồi thiền, yoga, tập thở sâu, tắm nước ấm… Những hoạt động này đều có tác dụng cải thiện tâm trạng, giảm cảm giác lo âu, căng thẳng.
- Làm việc vừa phải: Không nên làm việc quá sức hoặc làm quá nhiều công việc áp lực, căng thẳng.
- Dành thời gian nghỉ ngơi: Ngoài thời gian làm việc hãy dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý trong ngày, trong tuần để tái tạo năng lượng.
- Cải thiện giấc ngủ: Để tâm trạng tốt và năng lượng làm việc hiệu quả hãy cho mình giấc ngủ sâu, ngon. Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, đồng thời hạn chế thức khuya.
- Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung nhiều rau xanh, sữa chua, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt… Đồng thời, hạn chế thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, rượu bia, cà phê.
- Tâm sự người thân: Thường xuyên dành thời gian trò chuyện, tâm sự với người thân, bạn bè để giải tỏa những lo lắng, bất an trong lòng.
7. Những câu hỏi thường gặp về cảm giác bồn chồn, hồi hộp
Cảm giác bồn chồn, hồi hộp, lo lắng kéo dài là vấn đề phổ biến mà nhiều người đang gặp phải trong xã hội hiện đại. Chính vì vậy, không ít người băn khoăn, đặt ra những thắc mắc này:
7.1. Làm thế nào để phân biệt hồi hộp, lo lắng sinh lý và bệnh lý?
Sinh lý: Lo lắng, bồn chồn xảy ra khi bạn phải đối mặt với những tình huống căng thẳng, một thời gian ngắn sẽ hết. Hoặc khi bạn sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê cũng gây ra tình trạng bồi hồi, bồn chồn.
Bệnh lý: Cảm giác bồn chồn, lo lắng xuất hiện thường xuyên, ngay cả khi bạn không gặp phải tình huống căng thẳng nào. Tình trạng này kéo dài ảnh hưởng tới sinh hoạt, ăn uống của bạn. Một vài trường hợp còn kèm theo triệu chứng đau tức ngực, khó thở… hoặc có những suy nghĩ thái quá, tiêu cực.
7.2. Thiếu ngủ có phải là một trong những nguyên nhân dẫn đến bồn chồn, lo lắng?
Thiếu ngủ và bồn chồn, lo lắng thường tương tác lẫn nhau. Thiếu ngủ làm tăng cảm giác lo âu, hồi hộp trong khi lo lắng lại là nguyên nhân dẫn đến khó ngủ, mất ngủ. Một vòng luẩn quẩn này khiến nhiều người mệt mỏi, uể oải và tuyệt vọng.
7.3. Cảm giác bồn chồn, lo lắng kéo dài có ảnh hưởng đến tim mạch không?
Tình trạng căng thẳng, lo lắng kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến tim mạch dẫn đến tăng huyết áp. Đó là nguyên nhân khiến nhịp tim bất thường, nguy cơ bệnh tim tăng cao.
Tóm lại, cảm giác bồn chồn, hồi hộp nếu chỉ xảy ra trong tình huống căng thẳng rồi biến mất thì không có gì lo lắng. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài, diễn ra thường xuyên thì hãy kiểm tra sức khỏe để tìm ra nguyên nhân. Liên hệ Hotline 1800 282885 (miễn cước) để được chuyên gia hỗ trợ tư vấn.
Xem thêm:
- Cách giảm stress cho phụ nữ – Xua tan mệt mỏi, căng thẳng
- Top 10 bài tập chữa suy nhược thần kinh – Cách giúp bạn giảm mệt mỏi, căng thẳng
- Xả stress, căng thẳng – 15 cách đơn giản nhưng cực hiệu quả (Thử đi)
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Triệu chứng bồn chồn, lo lắng
https://www.anxietycentre.com/anxiety-disorders/symptoms/agitation-anxiety/ - Tìm hiểu về cảm giác bồn chồn
https://www.healthdirect.gov.au/feeling-restless
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.