Bật mí 12 cách giảm nồng độ cồn trong hơi thở
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GAN

    Bật mí 12 cách giảm nồng độ cồn trong hơi thở

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    24/04/23

    Cách giảm nồng độ cồn trong hơi thở là điều mà không ít người quan tâm sau mỗi cuộc nhậu. Dưới đây là 12 mẹo mà bạn có thể tham khảo cùng những lưu ý khi thực hiện.

    5/5 - (615 bình chọn)

    1. Nồng độ cồn trong hơi thở là gì?

    Khi bạn uống rượu bia, cồn sẽ được hấp thụ và đi vào máu. Máu sẽ đi khắp cơ thể trong đó có phổi. Tới phổi, cồn trong máu sẽ di chuyển qua màng hô hấp của phổi. Do đó, không khí bạn thở ra sẽ chứa cồn.

    Lượng cồn trong không khí thở ra là một trong những căn cứ quan trọng để xử lý người tham gia giao thông sử dụng rượu bia. Máy đo nồng độ cồn có thể phát hiện liệu bạn có vượt quá nồng độ cồn trong hơi thở cho phép hay không. Nếu vượt quá bạn sẽ phải chịu mức phạt nồng độ cồn theo quy định.

    Do đó, nhiều người không khỏi thắc mắc nồng độ cồn trong hơi thở bao lâu thì hết. Thời gian hết nồng độ cồn trong hơi thở tùy thuộc vào từng đối tượng vì có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quá trình này như giới tính, trọng lượng, tình trạng sức khỏe, lượng bia rượu bạn uống… Thông thường cồn có thể tồn tại trong hơi thở lến tới 24 giờ sau khi uống. Đây chính là lý do bạn uống rượu hôm trước hôm sau thổi nồng độ cồn vẫn vượt quá mức cho phép. Và chỉ cần 15 phút sau khi uống là có thể đo được nồng độ cồn trong hơi thở.

    cách giảm nồng độ cồn trong hơi thở

    2. Tham khảo 12 cách giảm nồng độ cồn trong hơi thở

    Nếu mục tiêu của bạn là giảm bớt mùi cồn trong hơi thở thì những mẹo dưới đây có thể là gợi ý dành cho bạn. Chúng sẽ giúp bạn che giấu mùi rượu bia trong một thời gian ngắn.

    2.1. Thuốc giải rượu

    Một số loại thuốc giải rượu được bán tại các hiệu thuốc được cho là có khả năng giúp giảm các triệu chứng say rượu, kích thích quá trình chuyển hóa cồn trong cơ thể. Đây được coi là cách giảm nồng độ cồn trong hơi thở. Tuy nhiên, bạn cũng cần thời gian để thuốc phát huy tác dụng.

    2.2. Uống nhiều nước lọc – Cách giảm nồng độ cồn trong hơi thở

    Chắc hẳn bạn sẽ băn khoăn uống gì để giảm nồng độ cồn. Uống nhiều nước lọc giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và đào thải cồn ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Đây cũng là cách để bù đắp lượng nước đã mất của cơ thể sau khi uống rượu.

    Uống nhiều nước lọc giảm nồng độ cồn trong hơi thở

    Uống nhiều nước lọc giúp tăng đào thải cồn ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu

    2.3. Nước chanh muối

    Nước chanh muối thường là loại nước giải rượu khá phổ biến. Axit và vitamin C chứa trong chanh giúp tăng cường trao đổi chất, giải rượu. Ngoài ra nước chanh muối cũng giúp bù nước, điện giải, làm bạn cảm thấy tỉnh táo hơn.

    2.4. Cách giảm nồng độ cồn trong hơi thở bằng nước mía quất

    Uống một cốc nước mía cũng là một gợi ý dành cho bạn vì nó bổ sung fructose giúp giải rượu. Bạn có thể uống nước mía vắt thêm quất. Bởi cũng giống như chanh, quất là cách có thể làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở tại thời điểm dùng.

    Cách giảm nồng độ cồn trong hơi thở bằng nước mía quất

    Nước mía bổ sung fructose giúp giải rượu

    2.5. Trà gừng

    Một số thành phần của gừng có thể làm tăng tuần hoàn máu, tăng đào thải cồn trong cơ thể cũng như hơi thở. Bạn có thể sử dụng dạng trà gừng đóng gói sẵn hoặc hãm trà gừng bằng cách cho vài lát gừng vào 1 cốc nước sôi. Trà gừng cũng giúp bạn bớt cảm giác nôn nao do say bia rượu hơn.

    2.6. Cà phê

    Hương thơm của cà phê rất đặc biệt, có khả năng lưu mùi lâu và lấn át mùi khác. Do đó việc uống cà phê sẽ giúp che đi mùi rượu bia trong hơi thở của bạn. Bên cạnh đó, caffeine cũng giúp bạn cảm thấy tỉnh táo hơn.

    Hương thơm của cà phê có khả năng lấn át mùi khác

    2.7. Cách giảm nồng độ cồn trong hơi thở bằng nước trà xanh

    Nếu không phải là một người thích cà phê bạn có thể dùng nước trà xanh. Hương vị của trà xanh cũng có thể giúp hơi thở của bạn thơm mát hơn, giảm mùi bia rượu. Thêm vào đó tanin và các chất chống oxy hóa trong trà xanh cũng tăng cường khả năng đào thải độc tố của gan, thanh lọc gan. Tuy nhiên, với những người bị nôn do say rượu bia hoặc đang có một chiếc dạ dày rỗng thì không nên dùng trà xanh vì dễ gây nôn nao, khó chịu hơn.

    2.8. Socola nóng

    Thưởng thức một cốc socola nóng cũng là cách giảm nồng độ cồn trong hơi thở tạm thời nhờ hương vị đặc trưng của socola. Uống socola nóng còn giúp bạn cảm thấy thư giãn hơn nhờ phenylethylamine trong socola kích thích cơ thể sản sinh ra dopamine và serotonin.

    Cách giảm nồng độ cồn trong hơi thở bằng socola

    Bạn có thể uống một cốc socola nóng

    2.9. Nước súc miệng hoặc xịt thơm miệng

    Nước súc miệng hoặc xịt thơm miệng có thể giúp bạn che giấu mùi rượu trong hơi thở tạm thời. Bạn nên ưu tiên chọn loại nước súc miệng, xịt thơm miệng có chứa các thành phần từ tự nhiên như quế, cam thảo, bạc hà…

    2.10. Đánh răng giảm mùi bia rượu trong miệng

    Hương tươi mát của bạc hà hoặc các vị khác trong kem đánh răng cũng có thể giúp bạn phần nào cảm thấy hơi thở bớt mùi rượu bia. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ không cao và không kéo dài lâu.

    Đánh răng giảm mùi bia rượu trong miệng

    Đánh răng giúp bạn cảm thấy hơi thở bớt mùi rượu bia

    2.11. Nhai kẹo cao su, ăn kẹo chua

    Nhai kẹo cao su có hương vị mạnh có thể là một cách giúp bạn có thể giảm nồng độ cồn trong miệng. Hương vị của kẹo cao su sẽ giúp át đi mùi cồn trong hơi thở. Bên cạnh đó, kẹo cao su, kẹo có vị chua còn kích thích tiết nước bọt để trung hòa axit trong khoang miệng. Tuy nhiên, khi bạn nhai lâu kẹo cao su hoặc ăn hết kẹo chua sẽ mất đi hương vị và lúc này nó cũng sẽ không thể che giấu được mùi rượu bia.

    2.12. Cách giảm nồng độ cồn trong hơi thở bằng lá bạc hà

    Thay vì sử dụng các sản phẩm có chứa hương bạc hà bạn có thể nhai trực tiếp lá bạc hà tươi. Hãy nhai kỹ lá bạc hà sau đó nuốt hết. Bạn có thể uống thêm nước nếu muốn.

    Cách giảm nồng độ cồn trong hơi thở bằng lá bạc hà

    Nhai trực tiếp lá bạc hà cũng là một gợi ý dành cho bạn

    3. Một số lưu ý

    • Những cách trên chỉ giúp bạn che giấu mùi cồn trong hơi thở tạm thời mà không thực sự loại bỏ nồng độ cồn trong hơi thở. Bởi cồn trong hơi thở xuất phát từ phổi. Do đó, bạn không thể đánh lừa máy đo nồng độ cồn trong hơi thở bằng cách này. Và tất nhiên nó cũng không loại bỏ được những ảnh hưởng của bia rượu tới sức khỏe của bạn.
    • Cách tốt nhất để đảm bảo an toàn sau khi uống rượu bia là bạn nên thuê xe hoặc gọi người thân đón về, không nên tự điều khiển phương tiện giao thông.
    • Để giảm tác động xấu của bia rượu tới cơ thể, bạn nên uống có chừng mực, ăn nhẹ trước khi uống, uống từ từ, lựa chọn rượu bia có nồng độ cồn thấp… Thêm vào đó, để đảm bảo cơ thể có thể chuyển hóa và đào thải cồn trong bia rượu hiệu quả hãy tăng cường chức năng gan. Các cách đơn giản là duy trì chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, rèn luyện khoa học, sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe dành cho gan.

    Trên đây là thông tin tham khảo về cách giảm nồng độ cồn trong hơi thở tạm thời. Bạn không nên kỳ vọng quá cao vào thời gian duy trì hiệu quả của những cách này.

    XEM THÊM

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    28 bình luận cho “Bật mí 12 cách giảm nồng độ cồn trong hơi thở”

    1. Bích Ngọc viết:

      Mình giảm nồng độ cồn ra khỏi cơ thể xong là gan của mình cũng sẽ không bị ảnh hưởng gì nữa đúng không nhỉ?

      • Chào bạn!
        Việc giảm nồng độ cồn ra khỏi cơ thể sau khi uống rượu bia chỉ là giải quyết vấn đề tức thời. Nó không đồng nghĩa với việc gan của bạn sẽ không bị ảnh hưởng gì nữa. Vì việc uống rượu bia thường xuyên, ngay cả khi không say xỉn, người không còn nồng độ cồn cũng gây ra tổn thương cho gan một cách âm thầm. Mỗi lần uống rượu, gan phải làm việc quá sức để chuyển hóa cồn, lâu dần sẽ gây ra những tổn thương không thể phục hồi. Vì thế để bảo vệ gan một cách lâu dài, bạn cần có một lối sống lành mạnh và hạn chế tối đa việc uống rượu bia.
        Chúc bạn mạnh khỏe!

    2. Thu Trang viết:

      Mình thường uống trà xanh để giải rượu, mình nghe bảo trà xanh còn giúp thanh lọc giải độc gan thì nếu mình đã uống trà xanh rồi thì mình có nên uống các sản phẩm giải độc gan khác không?

      • Chào bạn!
        Việc bạn sử dụng trà xanh để giải rượu là một lựa chọn tốt. Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt là catechin, có khả năng bảo vệ tế bào gan, giúp gan làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc uống trà xanh chỉ hỗ trợ gan được một phần nhỏ. Bạn có thể tham khảo thêm các thực phẩm bảo vệ gan khác như TPBVSK Bổ gan Tâm Bình. Bạn có thể tham khảo thêm về sản phẩm TPBVSK Bổ gan Tâm Bình tại https://tambinh.vn/bo-gan-tam-binh/
        Chúc bạn mạnh khỏe!

    3. Thanh Hường viết:

      Do tính chất công việc nên mình hay uống rượu, sau đó mình uống giải rượu, mình dùng nhiều thuốc giải rượu như vậy thì có tác dụng phụ gì nguy hiểm không?

      • Chào bạn!
        Việc dùng thuốc giải rượu thường xuyên có thể mang lại một số tác dụng phụ tiềm ẩn, tùy thuộc vào thành phần của thuốc. Nhiều loại thuốc giải rượu có chứa các chất giúp tăng cường thải độc và bảo vệ gan, nhưng khi lạm dụng, chúng có thể gây hại cho gan, thận và hệ tiêu hóa. Ngoài ra, việc phụ thuộc vào thuốc có thể khiến bạn không kiểm soát được lượng rượu tiêu thụ, dẫn đến tổn thương lâu dài cho gan, chẳng hạn như viêm gan hoặc xơ gan.
        Quan trọng hơn, thuốc giải rượu không làm giảm tác động tiêu cực của rượu đối với cơ thể. Vì vậy, việc giảm bớt lượng rượu uống là giải pháp an toàn hơn.
        Chúc bạn sức khỏe!

    4. Vũ Nam viết:

      Trước giờ cứ nghĩ cà phê với rượu đều là mấy loại kích thích mạnh hóa ra cà phê giải được rượu.

      • Chào bạn!
        Trên thực tế cà phê không có khả năng giải rượu mà chỉ làm lấn át, che giấu bớt mùi của cồn trong hơi thở. Caffeine trong cà phê có thể làm bạn cảm thấy tỉnh táo hơn, nhưng nó không đẩy nhanh quá trình cơ thể xử lý hoặc thải bỏ rượu. Rượu được chuyển hóa chủ yếu qua gan, và chỉ thời gian mới có thể giúp loại bỏ rượu khỏi cơ thể. Uống cà phê khi say rượu thậm chí còn có thể che lấp cảm giác say, dẫn đến quyết định thiếu an toàn.
        Chúc bạn sức khỏe!

    5. Hoàng Cầu viết:

      Có sản phẩm nào uống làm giảm nồng độ rượu trong hơi thở không?

      • Chào bạn!
        Thực tế, gan sẽ dần chuyển hóa và giảm nồng độ rượu trong cơ thể theo thời gian. Một số sản phẩm trên thị trường có thể hỗ trợ quá trình này, chẳng hạn như chiết xuất từ cây kế sữa và cây khúng khéng. Những thảo dược này giúp tăng cường chức năng gan, hỗ trợ gan loại bỏ độc tố nhanh hơn. Tuy nhiên, không có sản phẩm nào có thể ngay lập tức làm giảm nồng độ rượu trong hơi thở hoặc máu một cách hoàn toàn, mà chỉ giúp quá trình này diễn ra hiệu quả hơn.
        Chúc bạn sức khỏe!

    6. Vũ Chung viết:

      Tôi hay phải đi uống rượu tiếp đối tác thì có cách nào làm tôi uống xong sẽ đỡ say hơn không

      • Chào bạn!
        Để giảm say sau khi uống rượu, bạn có thể thử một vài mẹo sau:
        – Ăn trước khi uống: Hãy ăn no trước khi uống rượu, đặc biệt là các loại thực phẩm giàu protein hoặc chất béo. Điều này giúp giảm hấp thụ rượu vào máu.
        – Uống nhiều nước: Xen kẽ giữa các lần uống rượu, hãy uống nhiều nước để giữ cơ thể đủ nước và làm giảm nồng độ rượu.
        – Uống từ từ: Uống rượu chậm giúp gan có thời gian chuyển hóa rượu tốt hơn.
        – Bổ sung vitamin B và C: Các loại vitamin này giúp hỗ trợ quá trình chuyển hóa rượu trong cơ thể.
        – Dùng các sản phẩm hỗ trợ: Có thể dùng một số loại thảo dược như kế sữa, khúng khéng để hỗ trợ gan.
        Tuy nhiên, hãy cố gắng hạn chế lượng rượu để tránh ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.
        Chúc bạn sức khỏe!

    7. Võ Văn Tiến viết:

      Dùng cách này nếu bị thổi nồng độ nếu quá vẫn bị phạt đúng không?

      • Chào bạn! Những cách trên chỉ giúp bạn che giấu mùi cồn trong hơi thở tạm thời mà không thực sự loại bỏ nồng độ cồn trong hơi thở. Nên nếu nồng độ trong cơ thể bạn quá mức yêu cầu thì bạn vẫn có thể bị phạt.
        Chúc bạn sức khỏe!

    8. Giang Sơn viết:

      Làm thế nào để tôi biết là mình đã hết nồng độ cồn trong người?

      • Chào bạn!
        Để biết nồng độ cồn trong cơ thể đã giảm hoặc hết, bạn có thể:
        – Sử dụng máy đo nồng độ cồn: Có thể kiểm tra tại nhà với các thiết bị đo nồng độ cồn trong hơi thở.
        – Theo dõi cảm giác cơ thể: Nếu bạn không còn cảm thấy say, không có triệu chứng như chóng mặt, nhức đầu, hoặc mệt mỏi, nồng độ cồn có thể đã giảm.
        – Thời gian: Nồng độ cồn thường giảm khoảng 0.015% mỗi giờ. Nếu bạn không uống thêm rượu, nồng độ cồn sẽ giảm dần theo thời gian.
        Tuy nhiên, cách chắc chắn nhất để xác định là không còn cồn trong cơ thể là chờ cho đến khi cảm giác say đã hoàn toàn biến mất.
        Chúc bạn sức khỏe!

    9. Nguyễn Gia Bảo viết:

      Ngoài giảm nồng độ cồn có cách nào giảm bớt hại gan khi uống rượu bia không nhỉ?

      • Chào bạn!
        Bạn có thể giảm bớt tác hại cho gan khi uống rượu bia bằng các cách sau:
        – Uống nước nhiều: Nước giúp làm loãng rượu trong cơ thể và hỗ trợ gan trong việc đào thải độc tố.
        – Ăn trước và sau khi uống: Ăn các món ăn giàu protein và chất béo trước và sau khi uống rượu giúp làm giảm tốc độ hấp thụ cồn.
        – Sử dụng thực phẩm bảo vệ gan: Các sản phẩm như nghệ, cây kế sữa (silymarin), và các loại thảo dược khác có thể hỗ trợ bảo vệ và phục hồi gan.
        – Tránh uống rượu quá mức: Hạn chế số lượng và tần suất uống rượu để giảm nguy cơ tổn thương gan.
        – Theo dõi sức khỏe định kỳ: Kiểm tra chức năng gan định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề nếu có.
        Chúc bạn sức khỏe!

    10. Quang Anh viết:

      Các cách giảm nồng độ cồn như uống thuốc giải rượu hay uống nước mía, chanh muối ngoài giảm nồng độ cồn thì có giải độc gan mình luôn không nhỉ?

    11. Đình Nam viết:

      Các thức uống giảm nồng độ cồn thì uống lúc nào?

      • Chào bạn. Đa phần các thức uống giúp giảm mùi cồn thường được sử dụng sau khi uống bia rượu. Các thức uống trên không làm giảm nồng độ cồn mà chỉ lấn át bớt mùi cồn trong hơi thở. Một số khác có khả năng hỗ trợ giảm đi tác động của cồn lên thần kinh hay giảm đi các phản ứng do uống rượu bia nhiều gây ra như nôn, đau đầu,..
        Chúc bạn sức khỏe.

    12. Quang Đại viết:

      Mình thấy bảo nước chanh, trà gừng giải rượu tốt có đúng không?

      • Chào bạn. Nước chanh và trà gừng thường được cho là có tác dụng giải rượu khá hiệu quả, điều này chủ yếu dựa trên kinh nghiệm dân gian. Nước chanh có chứa vitamin C, giúp hỗ trợ chức năng gan và có thể giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn sau khi tiêu thụ rượu. Vitamin C cũng có thể giúp làm giảm cảm giác buồn nôn và hỗ trợ làm sạch các chất độc trong cơ thể. Gừng có tác dụng chống viêm và có thể giúp làm dịu dạ dày, giảm cảm giác buồn nôn và khó chịu dạ dày thường gặp sau khi uống rượu.
        Tuy nhiên, cách tốt nhất để giải rượu vẫn là uống nước nhiều và nghỉ ngơi. Bổ sung các loại thực phẩm nhẹ nhàng và dễ tiêu hóa cũng có thể giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.
        Chúc bạn mạnh khỏe.

    13. Vân Long viết:

      Sau bao lâu thì hơi thở không còn mùi cồn nữa?

      • Chào bạn. Mùi cồn trong hơi thở có thể kéo dài từ vài giờ đến cả ngày, tùy thuộc vào lượng rượu bạn đã uống và tốc độ cơ thể bạn chuyển hóa cồn. Cơ thể cần thời gian để chuyển hóa và đào thải cồn qua gan.
        Chúc bạn mạnh khỏe.

    14. Phạm Thu viết:

      Chồng mình dạo này hay kêu gan bị nóng, ăn cũng không ngon nữa mà lại phải đi ra ngoài công việc nhiều ấy.

      • Chào bạn,
        Nếu chồng bạn cảm thấy gan bị nóng và ăn uống không ngon miệng, có thể là dấu hiệu của gan đang hoạt động quá tải hoặc bị tổn thương nhẹ. Bạn có thể khuyên chồng hạn chế rượu bia, tăng cường ăn thực phẩm mát gan như rau xanh, trái cây, uống nhiều nước và tránh thức ăn chiên rán. Ngoài ra, có thể tham khảo các loại trà thảo mộc để hỗ trợ thanh lọc gan, nhưng nếu tình trạng không cải thiện, nên đi khám bác sĩ để kiểm tra kỹ hơn.
        Chúc bạn sức khỏe!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Top 15+ đáp án cho bị mụn nhọt nên ăn gì và kiêng gì 25/07/22
      Những nốt mụn nhọt gây mất thẩm mỹ, khó chịu cho “chủ nhân” của chúng. Làm cách nào để nhanh…
      Xơ gan có lây không? Lây qua đường nào? Chuyên gia giải đáp 10/02/22
      Xơ gan là căn bệnh mạn tính gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người…
      Nóng gan bàn chân là bệnh gì? Có nguy hiểm không? 03/11/23
      “Gần đây bàn chân tôi có cảm giác khó chịu, đôi khi châm chích, nóng rát. Có đêm tôi không…
      {Update} 7 loại thuốc điều trị viêm gan B mạn tính phổ biến hiện nay 27/04/23
      Thuốc điều trị viêm gan B có tác dụng ức chế sự phát triển của virus, hạn chế biến chứng…
      Xem thêm