Các cấp độ gan nhiễm mỡ - Dấu hiệu và phòng tránh đúng cách
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MỠ MÁU

    Các cấp độ gan nhiễm mỡ – Dấu hiệu và phòng tránh đúng cách

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    03/06/21

    Bệnh gan nhiễm mỡ ngày càng phổ biến, ảnh hưởng đến 25% dân số trên toàn cầu. Bệnh không chỉ liên quan đến máu nhiễm mỡ, béo phì, tiểu đường type 2 mà còn liên quan đến các rối loạn đặc trưng bởi kháng insulin. Vậy có những cấp độ gan nhiễm mỡ nào, dấu hiệu ở từng giai đoạn ra sao, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

    5/5 - (118 bình chọn)

    1. Mức độ nguy hiểm của các cấp độ gan nhiễm mỡ

    các cấp độ tiến triển của gan nhiễm mỡ

    Gan nhiễm mỡ nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến xơ gan, ung thư gan.

    Gan nhiễm mỡ xảy ra khi dư thừa các chất béo trong tế bào gan. Mặc dù trong gan vẫn tồn tại lượng nhỏ chất béo nhưng khi nhiều hơn 5%, lúc này bạn đã xuất hiện tình trạng gan nhiễm mỡ.

    Tình trạng gan nhiễm mỡ thường chia thành 3 giai đoạn, tương ứng với độ 1, độ 2, độ 3. Do không có nhiều dấu hiệu cụ thể, khiến nhiều người chủ quan. Đến khi bệnh bước vào giai đoạn nặng hơn, như xơ gan và ung thư gan, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe mới tìm cách điều trị.

    Khi gan nhiễm mỡ, ở mỗi cấp độ sẽ có mức nguy hiểm tăng dần. Nhưng nhìn chung sẽ ảnh hưởng đến các chức năng gan như:

    • Chức năng chuyển hóa lipid: không đào thải hết mỡ dư thừa trong gan
    • Chức năng chuyển hóa glucid và protit
    • Chức năng chống độc
    • Chức năng tạo mật
    • Chức năng dự trữ vitamin tan trong dầu, vitamin B12, sắt và máu

    Vì vậy, cần hiểu rõ gan nhiễm mỡ từng cấp độ để biết cách phòng và điều trị kịp thời.

    Click xem thêmHiểu về gan nhiễm mỡ để điều trị đúng cách

    2. Các cấp độ gan nhiễm mỡ

    2.1. Gan nhiễm mỡ cấp độ 1

    Hình ảnh gan nhiễm mỡ cấp độ 1

    Lượng mỡ lúc này chỉ tập trung từ 5-10% trong gan.

    Đây là giai đoạn đầu của gan nhiễm mỡ với các dấu hiệu nhẹ, không nguy hiểm đến sức khỏe. Gan nhiễm mỡ độ 1 được xác định bằng lượng mỡ chiếm 5-10% tổng trọng lượng lá gan.

    Một số triệu chứng bạn có thể phát hiện ở giai đoạn này:

    • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược không rõ lý do
    • Mất cảm giác ngon miệng
    • Da dẻ sạm

    Những dấu hiệu này đơn thuần chỉ như cơ thể thiếu chất dinh dưỡng hoặc lao động quá sức. Vì vậy, để chủ động phát hiện, bạn nên tiến hành xét nghiệm.

    Việc điều trị gan nhiễm mỡ cấp độ 1 khá đơn giản do các tế bào gan khả năng phục hồi nhanh. Do đó, bạn nên thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt bằng việc giảm bớt lượng chất béo đi vào cơ thể. Thay vào đó nên bổ sung các dưỡng chất thiết yếu giúp đào thải mỡ gan và bảo vệ tế bào gan như omega-3, các chất chống oxy hóa, vitamin B, vitamin A, vitamin C…

    Ngoài ra, có một số bài thuốc dân gian chữa gan nhiễm mỡ có thể áp dụng như:

    • Lá sen
    • Mướp đắng
    • Nhân trần
    • Cà gai leo
    • Trà xanh
    • Cây lô hội (nha đam)…

    2.2. Gan nhiễm mỡ độ 2

    hình ảnh gan nhiễm mỡ độ 2

    Các tế bào mỡ đã nhiều lên, phân bố dày đặc từ 10-20%.

    Gan nhiễm mỡ độ 2 được quy định bằng lượng mỡ trong gan chiếm từ 10-20% tổng trọng lượng lá gan. Các triệu chứng ở giai đoạn này đã rõ ràng hơn nhưng chưa nhiều, người bệnh đôi khi dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như mỡ máu.

    Gan nhiễm mỡ mức độ 2 có diễn biến nhạy cảm nhất, dễ chuyển biến nặng sang độ 3 nếu không được phát hiện kịp thời. Lúc này các mô mỡ đã lan tỏa trên nhu mô gan. Qua hình ảnh siêu âm, cơ hoành và đường bờ các tĩnh mạch khó nhìn thấy, gan đã bị tổn thương nhiều. Chất béo trong gan nhiều, gây nên tình trạng viêm và bắt đầu hình thành mô sẹo.

    Các triệu chứng thường thấy ở giai đoạn này:

    • Kiểm tra chỉ số mỡ trong máu cao
    • Đau bụng kèm đau hạ sườn phải ở vị trí của gan
    • Lá gan to, có thể cảm nhận được bằng cách sờ và ấn vào
    • Đau vùng gan
    • Da và mắt vàng sẫm
    • Chán ăn, cơ thể suy nhược

    Đây là giai đoạn cần đến can thiệp y tế bằng một số loại thuốc điều trị triệu chứng để làm giảm quá trình tích tụ mỡ trong gan như:

    • Thuốc hỗ trợ chuyển hóa lipoprotein
    • Thuốc bổ sung choline để hỗ trợ tan mỡ gan
    • Các acid amin để phục hồi chức năng gan, cải thiện tế bào tổn thương
    • Các loại thuốc tổng hợp vitamin B, C, E hỗ trợ hòa tan chất béo trong gan và bảo vệ tế bào gan.

    2.3. Gan nhiễm mỡ độ 3

    hình ảnh gan nhiễm mỡ độ 3

    Mỡ trong gan nhiều, có thể hình thành mô sẹo tại gan.

    Gan nhiễm mỡ giai đoạn này đặc biệt nghiêm trọng bởi lượng mỡ đã chiếm hơn 30% trọng lượng gan, ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động của gan. Các mô sẹo đã thay thế tế bào gan, gây xơ gan. Gan mất đi màu vàng trơn láng mà thay bằng màu thẫm, sần sùi.

    Hình ảnh siêu âm gan nhiễm mỡ độ 3 cho thấy các đường bờ tĩnh mạch, cơ hoành khó xác định vì độ hút âm tăng mạnh.

    Đây đã là giai đoạn nặng nhất nên các triệu chứng rõ ràng hơn hai giai đoạn trước kèm theo một số biểu hiện nghiêm trọng hơn như:

    • Vàng da, vàng mắt, vùng da quanh mắt vàng
    • Thường xuyên mệt mỏi, buồn nôn
    • Đau tức hạ sườn phải
    • Gan to có thể dễ dàng cảm nhận, chạm nhẹ vào cũng đau
    • Chướng bụng do thức ăn ứ đọng nhưng cảm thấy nhẹ bụng
    • Nước tiểu vàng sẫm, phân trắng, người ngứa ngáy
    • Một số người có bị nổi mề đay, dị ứng
    • Một số người bị rối loạn nội tiết tố, nam giới có thể phát triển tuyến vú, cương dương, nữ giới rối loạn kinh nguyệt.

    Ở giai đoạn này không thể chữa trị triệt để, chỉ có thể điều trị triệu chứng và phòng tránh các biến chứng dẫn đến viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan… Trường hợp nặng cần phải phẫu thuật để cắt bỏ vùng gan tổn thương.

    3. Cách phát hiện các cấp độ gan nhiễm mỡ

    Thông thường, người bệnh sẽ khó nhận biết được bản thân mình đang ở gan nhiễm mỡ cấp độ mấy. Các dấu hiệu trong mỗi giai đoạn khá giống nhau, chỉ khác nhau về mức độ đau, tần suất. Vì vậy, để chẩn đoán gan nhiễm mỡ cấp độ nào một cách chính xác, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và xét nghiệm.

    3.1. Khai thác tiền sử bệnh

    Các bác sĩ sẽ khảo sát tình trạng bệnh của bạn bằng cách khai thác lịch sử ăn uống sinh hoạt có sử dụng nhiều rượu bia hay không, các loại thuốc đang sử dụng hoặc yếu tố di truyền.

    Đối với người thuộc trường hợp gan nhiễm mỡ do rượu, bị tăng cân, béo phì không liên quan đến di truyền. Tuy nhiên người bị gan nhiễm mỡ không do rượu mà do các nguyên nhân như tiểu đường, mỡ máu, suy dinh dưỡng, nhiễm siêu vi mạn tính có thể liên quan đến yếu tố di truyền.

    3.2. Xét nghiệm máu

    Thông qua các chỉ số xét nghiệm máu như nồng độ aminotransferase ALT, aspartate aminotransferase AST có thể chẩn đoán ban đầu về sức khỏe gan. Khi các chỉ số này vượt ngưỡng cho phép, đặc biệt ALT và AST tăng gấp 2-3 lần so với mức bình thường, như vậy có thể xác định bị gan nhiễm mỡ.

    Chỉ số Nồng độ bình thường (UI/L)
    ALT 20-40
    AST 20-40
    ALP 35-115
    GGT 3-60

    3.3. Chẩn đoán hình ảnh gan nhiễm mỡ

    Bằng kỹ thuật siêu âm, chụp CT scan, chụp cộng hưởng từ MRI có thể quan sát được sự tồn tại của chất béo trong gan và biết mức độ gan nhiễm mỡ.

    Ví dụ để xác định gan nhiễm mỡ cấp độ nào đối với siêu âm chỉ cần thông qua hình ảnh hiển thị độ tăng âm qua cơ hoành và đường bờ các tĩnh mạch trong lá gan.

    >> Tìm hiểu thêm: Chẩn đoán hình ảnh gan nhiễm mỡ bằng phương pháp nào?

    3.4. Sinh thiết gan

    Trường hợp này thường áp dụng cho người nghi mắc viêm gan nhiễm mỡ không do rượu.

    4. Phòng tránh tiến triển của các cấp độ gan nhiễm mỡ

    4.1. Phòng tránh tiến triển của gan nhiễm mỡ bằng chế độ ăn uống sinh hoạt

    phòng tránh tiến triển cấp độ gan nhiễm mỡ

    Cần chú trọng đến chế độ ăn uống sinh hoạt để giúp giảm lượng mỡ trong gan.

    Ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2, gan nhiễm mỡ có thể chữa khỏi nhưng khi chuyển sang giai đoạn 3, khi đã có những mô sẹo và có dấu hiệu xơ hóa, gan rất khó tự làm lành, chức năng gan suy giảm nặng nề. Do đó bạn nên chủ động phòng tránh gan nhiễm mỡ bằng các biện pháp như:

    • Giảm bớt dầu mỡ, đồ chiên xào, thực phẩm giàu chất béo cholesterol vào trong cơ thể
    • Tăng cường rau xanh, các loại hoa quả giàu vitamin
    • Hạn chế thực phẩm nhiều đường, muối, bột tinh chế hoặc đồ ăn nhanh
    • Không sử dụng rượu, bia, chất kích thích
    • Giữ cân nặng cho phép
    • Thường xuyên tập thể dục thể thao điều độ bằng các bộ môn như đạp xe, chạy bộ, bơi lội…
    • Thận trọng khi sử dụng thuốc, cần tham khảo ý kiến chuyên môn
    • Thăm khám định kỳ

    4.2. Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe phòng bệnh  

    Song song với điều trị kết hợp chế độ ăn uống, người bệnh có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe để hỗ trợ lâu dài cho gan. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân làm gan tổn thương để lựa chọn sản phẩm phù hợp.

    Đối với người bị gan nhiễm mỡ có liên quan đến mỡ máu cao, nên lựa chọn sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ đồng thời ở gan và trong máu. Có thể hướng đến sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, hạn chế tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.

    Trên đây là các cấp độ gan nhiễm mỡ bạn cần biết. Biết được mình đang bị gan nhiễm mỡ ở mức độ nào sẽ giúp việc điều trị dễ dàng và phòng tránh tốt hơn. Nếu có thắc mắc nào liên quan đến vấn đề mỡ gan, vui lòng liên hệ hotline 0865 344 349 để được tư vấn giải đáp.

    XEM THÊM: 

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Bị bệnh mỡ máu có uống được sữa Ensure không? Bác sĩ giải đáp 28/05/21
      Ensure là sản phẩm sữa rất tốt cho sức khỏe. Thế nhưng liệu người bệnh mỡ máu có uống được…
      Dị dạng mạch máu não – Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị 13/07/21
      Theo thống kê, có từ 3 - 5% dân số bị dị dạng mạch máu não. Tình trạng này có…
      Mỡ máu uống được cafe không? Lời đáp từ chuyên gia 15/02/22
      Những người bị bệnh mỡ máu cao luôn được khuyến cáo là chú ý tới đồ ăn, thức uống nạp…
      Tắc nghẽn mạch máu là gì? – Nguyên nhân, điều trị và phòng tránh 08/08/21
      Tắc nghẽn mạch máu có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của cơ thể. Tình trạng này…
      Xem thêm