Số người mắc máu nhiễm mỡ ngày càng tăng cao và trẻ hóa trong những năm gần đây. Theo thống kê, mỡ máu cao ở người trẻ từ 35-44 tuổi ngày càng phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe, năng suất công việc. Tuy vậy, đa phần người bệnh còn chủ quan, khiến bệnh trở nên nghiêm trọng, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
5 Nguyên nhân khiến người trẻ bị mỡ máu cao
Mỡ máu cao là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid, thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của lối sống hiện đại, số người bị máu nhiễm mỡ ngày càng tăng cao ở người trẻ.
Các nguyên nhân chính khiến người trẻ bị mỡ máu cao phải kể đến:
1. Chế độ ăn uống thiếu khoa học
Ăn quá nhiều chất béo trong bữa ăn hàng ngày là lý do hàng đầu khiến máu nhiễm mỡ. Một số thực phẩm chứa nhiều chất béo phải kể đến như: nội tạng động vật, thịt mỡ, thịt đỏ… Nếu thường xuyên sử dụng những thực phẩm này, người bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc máu nhiễm mỡ.
2. Mỡ máu ở người trẻ do thừa cân
Tình trạng thừa cân, béo phì là nguyên nhân khiến lượng cholesterol trong máu tăng cao. Cụ thể, ở những người thừa cân, lượng mỡ tốt HDL – Cholesterol giảm, trong khi đó mỡ xấu LDL – Cholesterol lại tăng cao. Điều này dẫn đến nguy cơ cao bị máu nhiễm mỡ ở người trẻ.
3. Mỡ máu cao do thói quen lười vận động
Ở những người trẻ tuổi lười vận động, nồng độ Cholesterol xấu thường tăng cao nên dễ mắc rối loạn mỡ máu. Lười vận động cũng là nguyên nhân hàng đầu gây béo phì, thừa cân.
4. Áp lực, căng thẳng, stress góp phần tăng mỡ máu
Nhịp sống hiện đại khiến người trẻ gặp nhiều áp lực trong cuộc sống, công việc. Nhiều người thường giải tỏa những muộn phiền mình gặp phải bằng cách ăn nhiều hơn, uống rượu bia, thậm chí là dùng chất kích thích có hại cho sức khỏe. Điều này thúc đẩy nồng độ Cholesterol trong máu tăng cao.
5. Người trẻ mắc mỡ máu do di truyền
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ em cũng như những người trẻ tuổi bị mỡ máu cao bắt nguồn từ di truyền. Theo đó, nếu trong gia đình bạn có người mắc các bệnh về rối loạn chuyển hóa, đặc biệt là mỡ máu cao thì bạn cũng có nguy cơ bị mỡ máu cao hơn bình thường.
Triệu chứng máu nhiễm mỡ ở người trẻ
Người trẻ khi bị máu nhiễm mỡ sẽ rất khó để tự phát hiện ra được. Đa số các trường hợp chỉ biết mình mắc bệnh khi đã chuyển sang giai đoạn nặng, biểu hiện ra triệu chứng hoặc vô tình phát hiện thông qua khám sức khỏe định kỳ. So với người già, mỡ máu cao ở người trẻ diễn biến âm thầm và khó phát hiện hơn.
Tuy nhiên, một số triệu chứng máu nhiễm mỡ có thể biểu hiện ra bao gồm:
- Hay bị chóng mặt, hoa mắt
- Người mệt mỏi.
- Đôi khi xây xẩm mặt mày.
- Có thể xuất hiện ban vàng dưới da, đặc biệt vùng da mặt, khuỷu tay, bắp đùi, ngực…
Người trẻ bị mỡ máu cao có nguy hiểm không?
Mỡ máu cao đang trở thành căn bệnh đáng báo động trên toàn thế giới, khi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
❖ Làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Lượng mỡ trong máu tăng cao khiến người trẻ có nguy cơ đối mặt với các biến chứng như: Xơ vữa động mạch, tắc mạch, đau tim, đột quỵ…
❖ Dẫn đến bệnh viêm tụy: Triglyceride cao có thể làm sưng và viêm tuyến tụy. Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như: Sốt, nôn, đau bụng, đi ngoài…
❖ Chức năng gan suy giảm: Là nguyên nhân dẫn đến gan nhiễm mỡ và các bệnh lý về gan khác.
❖ Huyết áp cao: Các mảng xơ vữa làm hẹp lòng mạch khiến máu lưu thông khó khăn. Điều này dẫn đến tăng áp suất máu, gây cao huyết áp.
Thay đổi lối sống kiểm soát mỡ máu cao ở người trẻ
Với những trường hợp mỡ máu nhẹ, các chỉ số chưa quá cao, người bệnh có thể kiểm soát mỡ máu bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Điều này giúp cơ thể, đặc biệt là gan trở nên khỏe mạnh; tăng cường chuyển hóa và đào thải lượng mỡ xấu ra khỏi cơ thể.
- Bổ sung các thực phẩm có lợi cho tim mạch: Các thực phẩm giàu omega-3, omega-6, rau quả giàu chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt… Hạn chế thịt đỏ, thịt mỡ, giảm đường, muối khi chế biến món ăn.
- Tăng cường tập luyện thể dục: Tích cực luyện tập thể dục giúp đốt cháy mỡ thừa hiệu quả. Mỗi ngày cần tập ít nhất 30 phút, có thể lựa chọn các môn thể dục đơn giản như chạy bộ, đạp xe, bơi lội…
- Bỏ thuốc lá, rượu bia, không sử dụng chất kích thích để cải thiện các chỉ số mỡ máu.
- Kiểm soát cân nặng phù hợp. Cần kết hợp tập luyện và chế độ ăn uống hợp lý để duy trì cân nặng.
Sử dụng thuốc điều trị mỡ máu cao
Trong trường hợp mỡ máu tăng cao, người bệnh thường được bác sĩ kê sử dụng thuốc Tây để hạ mỡ máu nhanh chóng. Các loại thuốc thường được dùng để giảm mức cholesterol trong máu bao gồm:
- Nhóm thuốc Statins: Có khả năng giảm mỡ xấu hiệu quả, đặc biệt là chỉ số LDL – Cholesterol. Từ đó giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ…
- Niacin: Giảm các chỉ số mỡ xấu như LDL – Cholesterol, Triglyceride, đồng thời tăng nồng độ mỡ tốt HDL – Cholesterol.
- Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh sử dụng nhựa gắn acid mật để giảm chỉ số LDL-C hoặc dùng các dẫn xuất của acid fibric để giảm Triglyceride.
Sử dụng thuốc Tây là giải pháp tiện lợi mà nhiều người trẻ áp dụng. Tuy nhiên, người trẻ tuổi nếu dùng quá nhiều thuốc tây trong thời gian dài có thể gặp phải tác dụng phụ là: Nhờn thuốc, suy thận, gan, đau dạ dày…
Tổng hợp các loại 7 nhóm thuốc hạ mỡ máu “khẩn cấp”
Thảo dược hạ mỡ máu cao cho người trẻ
Để hạn chế tác dụng phụ khi phải dùng thuốc Tây kéo dài, người trẻ khi bị mỡ máu có thể kết hợp lối sống sinh hoạt lành mạnh, kết hợp sử dụng các thảo dược tự nhiên an toàn, có tác dụng hỗ trợ hạ mỡ máu hiệu quả. Một số thảo dược mà bạn có thể tham khảo như:
Giảm mỡ máu với tỏi và gừng
Trong gừng và tỏi chứa lượng lớn vitamin và chất chống oxy hóa giúp bền thành mạch, hỗ trợ đào thải mỡ xấu trong máu và ở thành động mạch. Người trẻ có thể bổ sung 2 loại thảo dược này vào bữa ăn hàng ngày để tăng cường sức khỏe.
Sử dụng trà Giảo cổ lam
Tương đương với hoạt chất atorvastatin, có tác dụng giảm tới 85% Triglyceride và 44% Cholesterol toàn phần trong máu. Mỗi ngày nên uống 1 tách trà giảo cổ lam để cải thiện tình trạng mỡ máu cao.
Người trẻ có thể giảm mỡ máu bằng Actiso
Thành phần Actiso có chứa Anthocyanin, acid hữu cơ, Alkaloid… Những hoạt chất này có khả năng điều hòa Cholesterol trong máu, cân bằng huyết áp, giải độc gan. Đồng thời, tăng HDL-Cholesterol (mỡ tốt) cho cơ thể. Người bệnh có thể hãm 30g hoa Actiso khô với 700ml nước sôi để sử dụng.
Kết luận chung
Mỡ máu cao không chỉ là bệnh thường gặp ở người cao tuổi do chức năng tạng phủ suy giảm mà ngày càng có nguy cơ cao gặp ở người trẻ tuổi do lối sống sinh hoạt thiếu lành mạnh.
Y học hiện đại vẫn chưa có giải pháp triệt để trong điều trị mỡ máu cao. Việc sử dụng thuốc tây chỉ mang tác dụng tạm thời. Nếu ngưng uống, chỉ số mỡ máu có thể tăng cao trở lại. Chưa kể, lạm dụng thuốc tây còn có nguy cơ gây hại cho gan, thận, dạ dày…
Do đó, bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định, người trẻ tuổi có thể tìm đến các giải pháp hỗ trợ có tính an toàn và ổn định. Ngoài ra, theo các chuyên gia y tế, lối sống hiện đại, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ít vận động là nguyên nhân khiến số người mắc rối loạn mỡ máu không ngừng gia tăng. Vì vậy, trong quá trình điều trị máu nhiễm mỡ, người trẻ cần chú ý điều chỉnh lối sống, sinh hoạt và chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.
XEM THÊM:
- Người ăn chay bị mỡ máu không? Bất ngờ với câu trả lời!
- [Review] Top 10 máy đo mỡ máu triglyceride ‘hot’ trên thị trường
- Mỡ máu cao làm tăng huyết áp có nguy hiểm không? Chuyên gia giải đáp
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.