Ngoài cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, chúng ta có thể ăn quả bơ giảm mỡ máu như một cách hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Vậy cụ thể phương pháp này ra sao? Nên ăn bơ theo cách nào để đạt được kết quả tốt nhất?
1. Hiệu quả giảm mỡ máu kinh ngạc từ quả bơ
Bơ là loại quả chứa hơn 14 loại vitamin cùng các khoáng chất như: canxi, sắt, kẽm, magie, photpho, kali,… Bên cạnh đó, loại quả này cũng chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, các chất béo không bão hòa nguồn gốc thực vật (MUFA) tốt cho cơ thể, giúp máu lưu thông dễ dàng, đồng thời giảm sự tích tụ của các cholesterol xấu trong máu.
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Thái Bình Dương ở Stockton tại Mỹ cho thấy: Bơ giúp cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ, bảo vệ sức khỏe tim mạch. Cụ thể, ăn một trái bơ tươi mỗi ngày có thể giảm đáng kể triglyceride và LDL (cholesterol xấu).
Đặc biệt, các nghiên cứu về bơ cũng cho thấy, dung nạp loại quả này hoàn toàn không làm sụt giảm lượng cholesterol tốt (HDL) của cơ thể. Do đó quả bơ tươi được xem là giải pháp ổn định cholesterol cho cơ thể, cung cấp lượng chất béo tốt tự nhiên, đồng thời là nguồn chất xơ dồi dào mà người bệnh mỡ máu cao nên bổ sung mỗi ngày.
2. Hướng dẫn 4 món ăn giảm mỡ máu từ quả bơ
Người bệnh mỡ máu có thể chế biến bơ thành nhiều món ăn, thức uống thơm ngon, giàu dinh dưỡng để thưởng thức mỗi ngày. Dưới đây là một số công thức đơn giản mà các chuyên gia ẩm thực khuyên bạn nên áp dụng.
2.1 Làm sinh tố bơ giảm mỡ máu
Sinh tố là cách chế biến đơn giản và phổ biến nhất từ bơ. Loại thức uống này giúp lưu giữ được đầy đủ vitamin và khoáng chất từ quả bơ nên rất tốt cho sức khỏe người bệnh mỡ máu.
Cách thực hiện:
- Thịt bơ cắt thành từng miếng nhỏ cho vào máy xay.
- Thêm sữa tươi không đường rồi xay nhuyễn.
- Có thể thêm chuối, dâu tây vào xay cùng để tăng hương vị cho ly sinh tố.
2.2 Ăn salad bơ giảm mỡ máu
Bạn có thể kết hợp bơ với các loại nguyên liệu khác như trứng, thịt, rau củ quả,… tùy theo khẩu vị, trong món salad bổ dưỡng để cải thiện tình trạng mỡ máu cao. Tuy nhiên, cần chú ý không kết hợp với các loại các thực phẩm nhiều cholesterol như thịt mỡ, thịt đỏ,…
Một số món salad bơ tốt cho người bệnh mỡ máu:
- Salad bơ cà chua
- Salad bơ khoai tây nướng
- Salad bơ xoài
- Salad bơ cá hồi
- Salad bơ ức gà
- Salad bơ trứng gà
2.3 Làm nem cuốn bơ xanh hạ mỡ máu
Món ăn này tuy lạ lẫm nhưng lại vô cùng ngon miệng, giúp thực đơn ăn uống hàng ngày của bạn trở nên đa dạng hơn.
Cách thực hiện:
- Lột vỏ, cắt dọc quả bơ thành những miếng nhỏ, trộn với ít muối.
- Thêm các nguyên liệu như rứa, dưa chuột, rau thơm tùy thích, cũng cắt dọc thành miếng nhỏ như bơ.
- Cho các nguyên liệu vào bánh tráng cuộn lại như nem cuốn và thưởng thức.
2.4 Bơ ngâm giấm
Thay vì ăn bơ chín, bạn có thể dùng bơ còn xanh để làm bơ ngâm giấm để chống ngấy cực ngon, lại còn hỗ trợ hạ mỡ máu. Món bơ ngâm giấm nên ăn kèm với các món thịt cá.
Cách thực hiện:
- Bơ còn xanh gọt bỏ vỏ.
- Cắt thành những miếng vừa ăn.
- Cho giấm, muối, chút ớt, đường vào trộn đều.
- Ngâm bơ với giấm tầm 30 phút là có thể ăn được.
[Cập nhật] 6+ phương pháp giảm mỡ máu không cần thuốc từ chuyên gia
3. Lưu ý khi ăn quả bơ giảm mỡ máu
Sở hữu nhiều giá trị dinh dưỡng, tốt cho người bệnh mỡ máu cao. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng bơ, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú nên hạn chế sử dụng vì có thể ảnh hưởng đến lượng sữa, hoặc gây đau bụng cho trẻ.
- Người có cơ địa quá mẫn cảm cần cẩn trọng khi ăn bơ, bởi có thể gây dị ứng da, miệng, đau bụng và nôn mửa.
- Cẩn trọng khi đang dùng các loại thuốc chống viêm. Bơ có thể làm giảm tác dụng của thuốc.
- Không ăn quá nhiều bơ vì có thể làm tăng cân.
- Trong bơ có nhiều estragole và anethole có thể ảnh hưởng đến sự hoạt động của gan, gây hại cho gan nếu dùng nhiều.
Tổng kết chung
Mỗi ngày chỉ cần ăn một quả bơ kết hợp chế độ ăn ít béo sẽ giúp bạn giảm đáng kể lượng cholesterol xấu trong máu. Từ đó có khả năng cải thiện chứng rối loạn lipid máu.
Bạn có thể chế biến bơ theo nhiều cách như: sinh tố, salad, ngâm cùng giấm hay kết hợp với nhiều loại rau củ khác để đa dạng bữa ăn hàng ngày có bổ sung bơ. Tuy nhiên cần sử dụng đúng cách, đúng đối tượng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
XEM THÊM:
- [Cẩm nang sức khỏe] 20 thực phẩm làm sạch mạch máu từ thiên nhiên
- Mỡ máu có uống được mật ong – Click xem ngay câu trả lời từ bác sĩ
- [Review] Cách uống chè vằng giảm mỡ máu đạt hiệu quả cao nhất!
Tham Vấn Y Khoa
Dược sĩ Hoàng Mạnh CườngTốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.