Dạo gần đây, nhiều người truyền tai nhau cách ăn gừng giúp tăng cường khả năng giải độc và bảo vệ gan. Vì vậy, nhiều người đặt ra nghi vấn “ăn gừng có tốt cho gan không”. Để rõ hơn về vấn đề này, mời độc giả tham khảo bài viết phân tích dưới đây.
1. Giá trị dinh dưỡng của gừng
Gừng là loại gia vị quen thuộc trong mỗi gian bếp của gia đình. Theo kinh nghiệm dân gian, gừng được xem là phương thuốc thảo dược cổ xưa sử dụng phổ biến trong điều trị viêm khớp, cảm lạnh, ho, cảm cúm, đau dạ dày… Đồng thời, thêm gừng vào thực đơn ăn uống hàng ngày giúp ngăn ngừa bệnh tật, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
Theo nghiên cứu, một muỗng canh gừng có chứa hàm lượng dinh dưỡng như sau:
- Lượng calo 4,8g
- Carbohydrate 1,07g
- Protein 0,11g
- Chất xơ 0,12g
- Chất béo 0,5g
Ngoài ra, trong gừng còn chứa vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin C, phốt pho, vitamin B3, kali, magie, kẽm…
2. Ăn gừng có tốt cho gan không?
Với những giá trị dinh dưỡng trên, gừng được xem là thực phẩm tốt cho cơ thể, trong đó có gan. Cụ thể:
2.1. Gừng phòng ngừa gan nhiễm mỡ
Theo các chuyên gia sức khỏe, gừng có vai trò trong phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ. Nghiên cứu đã chỉ ra, chiết xuất gừng có khả năng chống oxy hóa, giảm thiểu tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân tiểu đường và hạn chế tăng nồng độ chất béo trung tính.
Đồng thời, gừng có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, từ đó mang lại hiệu quả trong việc điều trị vấn đề về gan, đặc biệt gan nhiễm mỡ không do rượu.
2.2. Gừng giải độc gan
Không chỉ có tác dụng phòng ngừa gan nhiễm mỡ, gừng còn giúp hỗ trợ giải độc gan, loại bỏ độc tố trong cơ thể.
Bạn có thể pha nước gừng giải độc gan và cơ thể như sau:
- Rửa sạch củ gừng, dùng dao cạo vỏ bên ngoài, sau đó bào ½ thìa gừng.
- Cho gừng vào nồi nước đun sôi, sau 5 phút có thể tắt bếp.
- Ngâm nước gừng thêm 10 phút rồi lọc bỏ bã và uống nước ngay khi còn ấm nóng.
Nước gừng có thể ngon hơn khi có thêm mật ong. Uống vào mỗi buổi sáng khi nước còn ấm để tăng cường sức khỏe và bảo vệ gan.
3. Liều lượng sử dụng gừng
Các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên sử dụng 3 – 4 gam gừng mỗi ngày. Nếu đang mang thai, bạn không nên dùng quá 1 gam gừng/ngày.
Ngoài ra, gừng cũng không được khuyến khích cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Thông thường, 1 gam gừng tương đương với:
- ½ thìa bột gừng
- 1 thìa cà phê gừng sống
- 4 cốc nước được ngâm với ½ thìa gừng xay
Khi pha trà gừng, bạn chỉ cần một vài lát gừng sống, vì một chất chất sinh dưỡng trong gừng có thể tập trung khi đun nóng.
Ngoài pha trà gừng, bạn có thể bổ sung gừng vào thực đơn ăn uống hàng ngày để tăng thêm hương vị.
4. Một số lợi ích khác của gừng
Ngoài tác dụng tốt cho gan, gừng còn được biết đến là dược liệu với những lợi ích sau:
4.1. Cải thiện các vấn đề về dạ dày
Từ lâu, gừng đã được sử dụng để cải thiện các vấn đề về tiêu hóa, đau dạ dày. Một số nghiên cứu chỉ ra, gừng giúp làm dịu cơn đau dạ dày, giảm triệu chứng buồn nôn và nôn sau phẫu thuật.
Ngoài ra, gừng cũng được biết đến với công dụng giảm tình trạng trào ngược axit, hỗ trợ cải thiện vết loét dạ dày.
4.2. Gừng chữa cảm lạnh thông thường
Gừng được xem là phương thuốc chữa cảm lạnh thông thường hiệu quả tại nhà. Bạn có thể ăn gừng tươi để tăng cường hệ hô hấp, tăng sức đề kháng và phòng ngừa virus khỏi đường hô hấp.
4.3. Gừng hỗ trợ giảm nguy cơ ung thư
Sử dụng gừng có thể làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư như ung thư ruột, ung thư gan, ung thư bàng quang… Nghiên cứu đã chứng minh rằng, các hoạt chất trong gừng có thể làm giảm hoạt động của tế bào (nguyên nhân gây ra thay đổi ADN), từ đó ngăn chặn sự phát triển của tế bào hình thành khối u.
4.4. Giảm đau
Với tác dụng chống viêm, chống co thắt, gừng được ví như “một loại thuốc” giảm đau tự nhiên giúp cải thiện chứng đau bụng kinh, đau nửa đầu.
5. Những lưu ý khi sử dụng gừng với người gặp vấn đề về gan
Mặc dù là dược liệu tốt cho sức khỏe, trong đó có gan. Tuy nhiên, khi sử dụng gừng, người bệnh cần chú ý những điều như sau:
- Tránh dùng gừng với aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ đồng hồ).
- Không dùng gừng cho người bị cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét.
- Không sử dụng gừng với liều cao dài ngày cho người bị tiểu đường, bệnh tim, phụ nữ có thai.
- Không nên gọt vỏ khi ăn gừng vì vỏ có rất nhiều công dụng chữa bệnh.
- Tiêu thụ gừng quá mức có thể dẫn đến một số triệu chứng như ợ nóng, đau bụng, bỏng rát miệng… Vì vậy, người bệnh chú ý không sử dụng quá 4gam gừng trong một ngày dưới bất kỳ hình thức nào.
Bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu về lợi ích của gừng và trả lời được câu hỏi ăn gừng tốt cho gan không. Nếu còn băn khoăn, thắc mắc nào vui lòng liên hệ 0343 44 66 99 để được hỗ trợ tư vấn.
Xem thêm:
- Bổ gan Tâm Bình – Hỗ trợ giải độc gan, tăng cường chức năng gan từ thảo dược
- top 15+ thuốc giải độc gan, bổ gan – Review sản phẩm tốt nhất 2022
- 12+ cách giải độc gan tại nhà – Tiết kiệm, dễ thực hiện tội gì không thử
Tham Vấn Y Khoa
Dược sĩ Hoàng Mạnh CườngTốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.