“Tôi bị rối loạn kinh nguyệt, 1 tháng có kinh 2 lần. Xin hỏi bác sĩ hiện tượng này có đáng lo ngại không? Có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản không? Tôi phải làm gì để chu kỳ kinh nguyệt đều đặn trở lại?” (Chu Ngọc Mai (38 tuổi) – Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội)
Trong bài viết dưới đây, cố vấn của Dược phẩm Tâm Bình – Th.s, BS Nguyễn Thị Hằng sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên.
1. 1 tháng có kinh 2 lần – Nguyên nhân tại sao?
Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sẽ lặp lại sau khoảng 25-35 ngày; mỗi kỳ kinh kéo dài từ 2-7 ngày. Nếu chu kỳ kinh nguyệt quá ngắn, 1 tháng có kinh 2 lần, thậm chí 3 lần thì có thể được xem là rối loạn kinh nguyệt. Dưới đây là các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:
1.1 Do chế độ sinh hoạt
Các thói quen hàng ngày tưởng chừng vô hại nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt. Phụ nữ có lối sống thiếu khoa học có thể gặp phải các tình trạng như: chậm kinh, rong kinh, tắt kinh hoặc 1 tháng có kinh nguyệt 2 lần…
Các thói quen xấu được liệt kê bao gồm: thiếu ngủ, ngủ muộn, ăn uống thất thường, thường xuyên dùng đồ ăn nhanh… Điều đó có thể kéo theo những thay đổi về mặt sinh học, trong đó bao gồm suy giảm nội tiết tố và rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
1.2 Do quên uống thuốc tránh thai
Sử dụng thuốc tránh thai là cách cung cấp hormone cho cơ thể để tránh mang thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên, nếu nữ giới ngưng thuốc đột ngột hoặc uống thuốc không đúng giờ khiến cơ thể không kịp thích nghi; từ đó sẽ gây ra rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
Vì vậy, nếu rối loạn kinh nguyệt, 1 tháng có kinh 2 lần mà trước đó bạn từng quên thuốc; thì thuốc tránh thai rất có khả năng là nguyên nhân gây nên sự bất thường này. Đặc biệt, đây không phải là hiện tượng hiếm gặp nếu sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp.
1.3 Do mắc bệnh phụ khoa
Các bệnh lý phụ khoa sau đây có thể gây rối loạn kinh nguyệt:
- Viêm nhiễm phụ khoa: Nữ giới bị viêm âm đạo, viêm cổ tử cung có thể gặp tình trạng 1 tháng có kinh 2 lần.
- Polyp tử cung: Sự xuất hiện của các khối polyp có thể dẫn đến chảy máu. Đặc biệt khi kích thước các khối lớn dần lên và va chạm vào nhau. Nhiều người lầm tưởng hiện tượng này là máu kinh.
- U xơ tử cung: Đây là bệnh lý lành tính. Tuy nhiên nếu không điều trị sớm có thể sẽ gây ra các biến chứng, trong đó có rối loạn kinh nguyệt, 1 tháng có 2 lần. Ngoài ra là các triệu chứng khác như: nhức lưng, thiếu máu, chướng bụng, đau, chảy máu khi quan hệ…
- Do bất thường tuyến giáp: Sự hoạt động quá mức hay ít hoạt động của tuyến giáp cũng có thể là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.
- Do ung thư buồng trứng: Buồng trứng là nơi sản xuất nội tiết tố tích cực nhất. Khi cơ quan này gặp bất thường kéo theo sự rối loạn nội tiết tố. Từ đó khiến kỳ kinh của chị em bị rối loạn.
1.4 Do rối loạn nội tiết tố nữ
Nội tiết tố nữ estrogen đóng vai trò như người nhạc trưởng; giúp điều tiết quá trình trao đổi chất cũng như chức năng sinh lý của phái đẹp. Khi hệ thống sản sinh nội tiết tố bị rối loạn dẫn đến mất cân bằng hormone. Từ đó dẫn tới nhiều hệ lụy, trong đó chu kỳ kinh nguyệt thường bị ảnh hưởng rõ rệt nhất.
Hiện tượng rối loạn nội tiết tố nữ xảy ra phổ biến nhất ở hai nhóm đối tượng là bạn gái tuổi dậy thì và phụ nữ tiền mãn kinh. Bên cạnh 1 tháng có kinh 2 lần, các triệu chứng khác có thể gặp như: nổi mụn trứng cá, mất ngủ, bốc hỏa…
2. Có kinh 2 lần 1 tháng có sao không?
Trên thực tế, kinh nguyệt là hiện tượng bong ra theo chu kỳ hàng tháng của lớp niêm mạc tử cung khi không có hiện tượng thụ thai.
Theo bác sĩ Angela Marshall, bác sĩ nội khoa, Giám đốc điều hành của Tổ chức Phụ nữ Toàn diện cho biết: “Bất cứ những thay đổi nào của kỳ kinh như ra nhiều máu hơn hơn, kéo dài hơn, xuất hiện máu vón cục lớn hay gây đau nhiều hơn… đều là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn”.
Ngoài các vấn đề như đã trình bày ở mục trên, có kinh 2 lần 1 tháng còn có thể gây ra hàng loạt các vấn đề về sức khỏe do mất máu nhiều. Vì thế, nữ giới cần đặc biệt chú ý.
3. 1 tháng có kinh 2 lần có thai không?
Vì bất kỳ lý do gì, khi kinh nguyệt xuất hiện đồng nghĩa với việc nữ giới không mang thai. Bởi khi hợp tử vào tử cung làm tổ, lớp niêm mạc tử cung sẽ được nuôi dưỡng và duy trì; thay vì bong tróc, chảy máu và đẩy ra ngoài như khi không có hiện tượng thụ thai. Vì vậy, 1 tháng có kinh 2 lần có thai không, thì câu trả lời là không.
Tuy nhiên, trên thực tế, chảy máu tử cung có thể do nhiều nguyên nhân. Trong đó có nhiều trường hợp ra máu báo thai mà chị em lại lầm tưởng là kinh nguyệt.
Sau khi trứng được thụ tinh, chúng sẽ di chuyển vào tử cung để làm tổ. Quá trình này sẽ khiến một ít niêm mạc tử cung bong tróc, đẩy ra ngoài. Nếu không tinh ý, nhiều người sẽ lầm tưởng đây là nguyệt san. Tuy nhiên, máu báo thai chỉ ra với lượng rất ít, đôi khi là vài giọt chứ không nhiều như máu kinh.
Để biết chính xác 1 tháng có kinh 2 lần có thai không, bạn nên sử dụng que test hoặc đến bệnh viện để kiểm tra.
4. Lời khuyên từ chuyên gia để có chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh
Rối loạn kinh nguyệt 1 tháng có 2 lần nguyên nhân do sự xáo trộn về tâm, sinh lý; tình trạng này có thể tự cải thiện nếu chị em có ý thức điều chỉnh thói quen, nhịp sinh hoạt hợp lý. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, nữ giới nên thực hiện một số lưu ý sau:
4.1 Tránh căng thẳng, stress kéo dài
Để giảm tải áp lực cuộc sống, nữ giới cần lên kế hoạch để cân đối giữa công việc và thời gian thư giãn, nghỉ ngơi. Không nên ôm đồ quá nhiều việc cùng một lúc dẫn đến quá tải. Khi hiệu suất công việc không được như ý, không có thời gian dành cho bản thân có thể dẫn đến stress.
Một vài gợi ý giúp nữ giới giải tỏa căng thẳng là: dành thời gian đọc sách, cùng gia đình đi chơi, ăn uống, đi xem phim, spa, shopping…
4.2 Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh
Để có chu kỳ kinh nguyệt ổn định, chị em cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Khi cơ thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất thì hệ thống nội tiết tố sẽ hoạt động bình thường, cơ thể khỏe mạnh, giàu sức sống. Từ đó chu kỳ kinh nguyệt sẽ đều đặn hơn.
Nữ giới nên tăng cường bổ sung rau xanh, đạm thực vật vào thực đơn. Đặc biệt, nên sử dụng các thực phẩm chứa estrogen thực vật. Đặc biệt là: mầm đậu nành, sâm tố nữ, hạt vừng, hạt lanh, rau họ cải, quả đào… Đây là nguồn cung cấp nội tiết tố tự nhiên an toàn, hiệu quả; giúp nữ giới duy trì sức khỏe, sắc đẹp và khả năng sinh lý.
4.3 Quan hệ tình dục an toàn
Tình dục lành mạnh, an toàn được hiểu là quan hệ chung thủy 1 vợ 1 chồng. Điều này giúp nữ giới giảm thiểu khả năng mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Đó cũng có thể là nguyên nhân khiến sức khỏe sinh lý suy giảm, gây ra rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
Đặc biệt, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục còn tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm khác đối với sức khỏe; thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.
4.4 Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách
Việc giữ gìn vệ sịnh vùng kín giúp chị em hạn chế nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa; đặc biệt là viêm nhiễm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm buồng trứng…
Theo lời khuyên của bác sĩ, nữ giới cần vệ sinh vùng kín sau mỗi lần đi vệ sinh bằng nước sạch; sau đó lau khô bằng giấy mềm. Dung dịch vệ sinh nên chọn sản phẩm có độ pH phù hợp; không dùng xà bông rửa vùng tam giác vì có thể gây khô rát, mất cân bằng pH khu vực này.
Đặc biệt, khi đến chu kỳ kinh nguyệt, cần thay băng vệ sinh 2-3 tiếng một lần. Không thụt rửa sâu vì có thể vô tình đưa vi khuẩn vào sâu trong âm đạo. Tránh mặc đồ bó sát trong những ngày này.
4.5 Bổ sung nội tiết tố ở tuổi tiền mãn kinh
Rối loạn kinh nguyệt 1 tháng có 2 lần thường gặp ở bạn gái tuổi dậy thì hoặc chị em tiền mãn kinh – khi nội tiết tố suy giảm. Ở trường hợp thứ nhất, kỳ kinh có thể tự ổn định khi cơ thể nữ giới hoàn thiện. Trường hợp thứ 2, cần bổ sung nội tiết tố Estrogen để lấy lại sự cân bằng, hạn chế lượng hormone thiếu hụt.
Bên cạnh chế độ ăn uống, chị em có thể tham khảo các sản phẩm giúp tăng cường nội tiết tố; từ đó giảm các vấn đề mắc phải ở tuổi tiền mãn kinh như: rối loạn kinh nguyệt, bốc hỏa, mệt mỏi, đau xương khớp, loãng xương…
Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi rối loạn kinh nguyệt 1 tháng có 2 lần có sao không. Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể gọi đến tổng đài 0343 44 66 99 hoặc Chat ngay với dược sĩ của chúng tôi. Chúc bạn sức khỏe!
>>> XEM THÊM:
- Bí quyết để có “mùa dâu” đều đặn – Xem ngay TẠI ĐÂY
- Rối loạn kinh nguyệt sau sinh – Nguyên nhân tại sao?
- Bật mí 12 cách ổn định chu kỳ nguyệt san tại nhà đơn giản, hiệu quả
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.