Xơ gan có lây không? Lây qua đường nào? Chuyên gia giải đáp
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GAN

    Xơ gan có lây không? Lây qua đường nào? Chuyên gia giải đáp

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    10/02/22

    Xơ gan là căn bệnh mạn tính gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó, nhiều người lo lắng và đặt ra câu hỏi “xơ gan có lây không? Lây qua đường nào?”. Để bảo vệ cho sức khỏe của bạn và gia đình, hãy dành thời gian tham khảo bài viết dưới đây để có thêm thông tin bổ ích.

    5/5 - (24 bình chọn)

    1. Xơ gan có lây không?

    Xơ gan là một trong những bệnh lý về gan có mức độ nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đe dọa tính mạng nếu không được xử lý kịp thời. Bệnh xảy ra khi tế bào gan bị tổn thương nặng, làm suy giảm chức năng của gan. Lúc này, gan có xu hướng tự sửa chữa bằng cách hình thành các mô sẹo để thay thế các tế bào hư tổn. Mô sẹo hình thành càng nhiều thì chức năng gan càng suy giảm và theo thời gian sẽ dẫn đến bệnh lý xơ gan.

    Xơ gan có lây không?

    Xơ gan có lây không?

    Theo các bác sĩ khoa Nội tiêu hóa, để trả lời cho câu hỏi bệnh xơ gan có lây được không phải căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh.

    • Nếu xơ gan do uống rượu bia thường xuyên, tiếp xúc lâu dài với thuốc tây, thực phẩm bẩn, hóa chất độc hại… thì bệnh hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm cho người khác.
    • Nếu xơ gan do bị viêm gan virus (đặc biệt như viêm gan B, viêm gan C) thì nguy cơ lây nhiễm cho người khác là rất cao.

    Tuy nhiên, không hẳn tất cả các trường hợp nhiễm virus đều có thể bị xơ gan. Thực tế, nguyên nhân này chỉ gây ra bệnh lý viêm gan cấp hoặc mãn tính. Nếu điều trị và chăm sóc tốt, virus có thể được kiểm soát và không gây xơ hóa tế bào gan.

    Click xem thêmXơ gan là bệnh gì? – Tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh

    2. Bệnh xơ gan lây qua đường nào?

    Xơ gan lây qua đường nào” cũng là thắc mắc của nhiều người bệnh. Những trường hợp biến chứng xơ gan do viêm gan virus B, C thì tỷ lệ lây nhiễm cao và thông qua những con đường sau:

    Lây từ mẹ sang con: Trong quá trình mang thai, phụ nữ mắc bệnh viêm gan B, C thì khả năng con sinh ra cũng bị nhiễm virus viêm gan B, C. Tuy nhiên, nếu được kiểm soát thì bệnh nhân bị viêm gan virus vẫn có thể sinh con khỏe mạnh.

    Truyền qua đường tình dục: Đây cũng là nguyên nhân lây nhiễm virus viêm gan. Nếu quan hệ tình dục không an toàn khả năng lây nhiễm sẽ rất cao.

    Lây qua đường máu: Khi người bệnh sử dụng chung bơm kim tiêm với người khác hoặc những vật dụng cá nhân như: bàn chải đánh răng, dao cạo râu, bấm móng tay, tiếp xúc vết thương hở… cũng có khả năng bị lây virus viêm gan.

    Như đã nói ở trên, không hẳn tất cả các trường hợp nhiễm virus viêm gan đều có thể bị xơ gan. Bệnh cũng không lây qua đường hô hấp, ăn uống. Vì thế, không nên cách ly, xa lánh người bệnh khiến họ có tâm lý mặc cảm, tự ti.

    Các con đường lây nhiễm virus viêm gan dẫn đến xơ gan

    Các con đường lây nhiễm virus viêm gan dẫn đến xơ gan

    3. Cách phòng tránh bệnh xơ gan từ chuyên gia

    Xơ gan là bệnh lý nguy hiểm, vì vậy để bảo vệ sức khỏe nói chung, phòng ngừa bệnh xơ gan nói riêng hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

    3.1. Kiểm soát hoặc điều trị dứt điểm các bệnh về gan

    Hầu hết các bệnh xơ gan đều là biến chứng của các bệnh lý về gan như: viêm gan do virus, viêm gan do ký sinh trùng, viêm gan do thuốc, rượu bia, gan nhiễm mỡ…  Chính vì vậy, để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh về gan, cần điều trị triệt để các bệnh lý gan nêu trên nếu chẳng may mắc phải.

    Hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại, các bệnh viêm gan có thể điều trị hiệu quả do phát hiện sớm. Hơn nữa, tế bào gan hoàn toàn có khả năng tự phục hồi và tái tạo nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, với những trường hợp bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính, tỷ lệ chữa khỏi khá thấp. Lúc này, bệnh nhân nên tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.

    3.2. Không sử dụng rượu bia

    Lạm dụng rượu bia là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm gan mạn tính, suy gan, xơ gan. Ethanol trong rượu bia không chỉ gây kích ứng dạ dày, thực quản mà còn làm tổn thương tế bào gan. Sau khi dung nạp vào cơ thể, ethanol sẽ chuyển hóa thành acetaldehyde dưới tác dụng của enzyme alcohol dehygrogenase.

    Acetaldehyde cùng với các độc tố trong rượu bia kích thích đại thực bào sản sinh quá mức các chất trung gian gây viêm khiến mô gan bị tổn thương, hoại tử.

    phòng ngừa xơ gan

    Hạn chế sử dụng rượu bia để ngăn ngừa các bệnh về gan

    3.3. Không lạm dụng thuốc tây

    Một trong những chức năng chính của gan là thanh lọc, đào thải độc tố, phối hợp với thận trong các hoạt động sống của cơ thể. Do đó, hầu hết các loại thuốc tây dạng uống và độc tố đều được chuyển hóa tại gan và đào thải qua thận.

    Trong trường hợp nếu lạm dụng quá mức các loại thuốc như: Acetaminophen, chlorpromozine, cocaine… trong thời gian dài có thể làm tế bào gan bị hư hại nặng, có xu hướng hình thành mô sẹo, xơ hóa.

    Ngoài ra, chúng ta cũng cần tránh tiếp xúc với các độc tố như: Nicotin, thạch tín, asen… các chất độc chủ yếu trong khói thuốc lá và ô nhiễm môi trường.

    3.4. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

    Chất béo tích tụ trong gan có thể gây viêm gan nhiễm mỡ và dẫn đến xơ gan. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì cân nặng khỏe mạnh. Nên ăn các thực phẩm đa dạng như gạo, ngũ cốc, rau quả, trái cây, các loại đậu và thịt nạc. Đồng thời, hạn chế đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm giàu calo, chất béo… Trong cách chế biến đồ ăn, chúng ta cũng lưu ý nên luộc, hấp, nướng áp chảo thay vì chiên, xào, rán…

    Nhu cầu calo tối thiểu và trung bình mỗi người là 1800Kcal/ngày. Để không bị tăng cân, béo phì và gan nhiễm mỡ, bạn không nên ăn quá 30% lượng calo đến từ mỡ mỗi ngày.

    3.5. Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng – 1 năm/ lần

    Kiểm tra sức khỏe tổng quát giúp phòng ngừa bệnh xơ gan không chỉ ở những người bình thường mà còn cả những người có nguy cơ mắc bệnh cao.

    Khi kiểm tra gan, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm đánh giá tình trạng gan (thông qua các chỉ số như: AST, ALT, GGT…), chức năng bài tiết và khử độc (NH3, Phosphatase, Bilirubin…), khảo sát chức năng tổng hợp và một số định lượng chức năng khác. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác về tình trạng gan.

    Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời

    Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời

    3.6. Phòng bệnh xơ gan do ký sinh trùng như lỵ, sán lá gan

    Ký sinh trùng, sán lá gan… có thể là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến bệnh xơ gan. Sán lá gan có thể sống trong gan đến vài năm. Vì vậy, cần cảnh giác với ký sinh trùng bằng cách ăn chín, uống sôi.

    Với ký sinh trùng thông thường, có thể ăn cà rốt, chanh, bạc hà, cơm dừa, cà chua, tỏi, nghệ… ở dạng tươi để loại bỏ. Bên cạnh đó, bạn cũng chủ động hạn chế những những thực phẩm tái sống, đồ hộp không đảm bảo vệ sinh.

    Với sán lá gan, cần loại bỏ một số thói quen ăn sống rau mọc dưới nước như rau cần, rau ngổ, ngó sen… Nếu muốn ăn sống hãy đảm bảo các loại rau thủy sinh này phải rửa và xử lý thật sạch.

    Kết luận chung

    Như đã nói ở trên, xơ gan là bệnh lý nguy hiểm nhưng không có nguy cơ lây cho người khác, trừ trường hợp xơ gan là biến chứng của viêm gan virus, sán lá gan, ký sinh trùng… Vì vậy, chúng ta không nên quá lo lắng cũng như kỳ thị những người bị xơ gan. Khi chẳng may bị xơ gan, người bệnh nên thăm khám sức khỏe và thực hiện nghiêm túc phác đồ điều trị của bác sĩ.

    Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đọc đã có câu trả lời về “bệnh xơ gan có lây không và lây qua đường nào?”. Hi vọng những thông tin bổ ích trên đã giúp bạn có thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe và gia đình. Nếu có vấn đề cần giải đáp, hãy liên hệ hotline 0343 44 66 99 để được hỗ trợ tư vấn.

    Xem thêm:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Bệnh áp xe gan: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chẩn đoán 03/11/22
       Bệnh áp xe gan là tình trạng gan bị tổn thương tạo thành ổ mủ do nhiễm khuẩn hoặc ký…
      Suy gan cấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 09/06/23
      Suy gan cấp là bệnh lý không phổ biến nhưng lại rất nguy hiểm bởi tỷ lệ tử vong cao.…
      {Tham khảo} 10 cách thải độc cơ thể chi tiết từ A – Z, áp dụng ngay 10/10/22
      Thải độc giúp cơ thể loại bỏ những độc tố có hại, tăng cường sức khỏe. Vì vậy, nếu bạn…
      Chữa ung thư gan bằng Đông y nên hay không? Tham khảo ngay 02/12/22
      Mặc dù Tây y là phương pháp được chỉ định đầu tay trong điều trị ung thư gan, nhưng không…
      Xem thêm