“Vợ chồng tôi kết hôn được hơn 10 năm, hiện đã có 2 con trai. Trong suốt thời gian chung sống thường xảy ra cãi vã, có khi cô ấy bỏ đi đến mấy ngày mới về. Xin được tư vấn vợ chồng cãi nhau nên làm gì? Xin cảm ơn!” (Anh Trịnh Văn L – 35 tuổi, Kiên Giang).
Bài viết dưới đây sẽ lý giải nguyên nhân tại sao có sự mâu thuẫn dẫn đến cãi vã trong hôn nhân; đồng thời đưa ra những gợi ý giúp các cặp đôi nhanh chóng hóa giải những khúc mắc trong lòng, lấy lại bầu không khí vui vẻ, hòa thuận trong gia đình.
1. Vợ chồng thường xuyên cãi nhau – Nguyên nhân do đâu?
Hầu hết các cặp vợ chồng khi xảy ra “đấu khẩu” đều bắt nguồn từ việc không chịu lắng nghe, nhường nhịn nhau. Thời gian đầu khi mới cưới, tình cảm vẫn còn dạt dào, họ thường dành cho nhau những lới có cánh, những cử chỉ ngọt ngào. Tuy nhiên, sau một thời gian chung sống, tình trạng cãi vã bắt đầu xuất hiện ở đa số các cặp đôi. Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ việc:
- Phát hiện ra những tật xấu của đối phương
- Quá bận rộn, không có thời gian để quan tâm, hỏi han nhau
- Bất đồng về quan điểm, lối sống, cách nuôi dậy con cái
- Thiếu thốn tài chính, không thống nhất về cách quản lý tiền bạc
- Không hài lòng về thái độ đối nội, đối ngoại của đối tác…
2. Vợ chồng cãi nhau nên làm gì? Bí quyết hóa giải mâu thuẫn
To tiếng, cãi vã giữa các cặp vợ chồng là hiện tượng không hiếm gặp. “Bát đũa còn có lúc xô”, huống hồ đời sống vợ chồng phức tạp, lắm lo toan. Vậy, vợ chồng cãi nhau nên làm gì?
2.1 Đóng cửa, hạn chế sự phát tán của tiếng ồn
Các cụ có câu, “vợ chồng đóng cửa bảo nhau”. Vì thế, khi cãi lộn cũng không nên để chuyện của mình ảnh hưởng đến người khác. Hơn nữa, mỗi người đều có lòng tự trọng. Không nên để người ngoài nghe được những thói hư tật xấu của bản thân mình hay đối phương; để rồi sau đó cảm thấy xấu hổ, khó đối diện.
2.2 Tạm lánh đi chỗ khác
Trong lúc mất bình tĩnh, nếu cả hai cứ cố gân cổ nói lý lẽ thì sẽ rất khó để phân thắng bại. Việc nên làm lúc này là tạm lánh sang phòng khác hoặc đi ra ngoài. Điều đó sẽ giúp cả 2 vợ chồng có thời gian và không gian để suy nghĩ về hành động, lời nói, việc làm của mình.
2.3 Lắng nghe, bình tĩnh suy xét nguyên nhân
Nếu bạn và người kia không hiểu hoặc không dám đối diện với vấn đề thì tranh cãi chắc chắn sẽ kéo dài, thậm chí lặp đi lặp lại mà không có hồi kết. Vì vậy, cần lắng nghe hoặc tự mình suy nghĩ tại sao sự việc lại xảy ra như vậy. Chỉ có thế mới có thể giải quyết triệt để vấn đề mà không ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng.
2.4 Tự đặt mình vào vị trí của đối phương
Trong cuộc sống có rất nhiều điều khó nói. Không phải sự việc nào cũng rõ ràng, mạch lạc như việc làm ăn kinh tế. Muốn xây dựng một mối quan hệ bền vững, các cặp đôi cần dùng sự bao dung của mình để thấu hiểu và cảm thông cho đối phương.
2.5 Bình tĩnh giao tiếp, tránh đổ lỗi mù quáng
Vợ chồng cãi nhau nên làm gì? Có nên im lặng khi giận chồng? Câu trả lời là có thể im lặng, nhưng im lặng để lắng nghe chứ không phải im lặng bỏ đi, mặc cho đối phương có tức giận hay hiểu lầm.
Có thể bắt đầu bằng việc nói lên những cảm xúc, suy nghĩ của mình. Phân tích ngọn ngành nguyên nhân, quá trình, hệ quả có thể xảy ra để người kia thấu hiểu vì sao mình lại làm như vậy.
2.6 Nói lời xin lỗi chân thành sau khi đã bình tĩnh
Cãi vã có thể do lỗi của cả hai, vì không ai cãi nhau một mình cả. Tuy nhiên, nếu bạn nói rằng: “Anh xin lỗi, anh đã không giữ được bình tĩnh”, hoặc “Xin lỗi, em không nên to tiếng với anh” thì chắc chắn mâu thuẫn sẽ được hóa giải. Người bạn đời sẽ cảm thấy mình được tôn trọng, sự tổn thương cũng không còn nữa.
2.7 Tự chọn một món quà để làm lành
Để “bù đắp” lỗi lầm có thể không phải do mình gây ra, bạn hãy chủ động chuẩn bị một món quà ý nghĩa để làm lành. Ai cũng sẽ mềm lòng khi được quan tâm, hỏi han. Nếu người ấy có lỗi, chắc hẳn sẽ cảm thấy hối hận và sửa đổi. Còn nếu lỗi thuộc về bạn thì quà làm lành sẽ khiến đối phương nguôi giận.
2.8 Dành cho đối phương những cử chỉ thân mật
Những cử chỉ trìu mến sau khi nguôi giận sẽ khiến bầu không khí trở nên thân mật hơn. Hãy ôm người bạn đời từ phía sau, nắm tay một cách chân thành. Chắc chắn bạn sẽ không thiệt thòi vì điều đó.
2.9 Gợi ý một đêm ân ái mặn nồng để chuộc lỗi
Tình dục có một “phép màu” đặc biệt, giúp làm lành vết thương, xoa dịu sự tức giận và hàn gắn mối quan hệ hiệu quả. Khi cãi nhau, hãy ngủ chung giường, đừng rời đi đâu hết. Một đêm mặn nồng sẽ khiến cả hai thức dậy vui vẻ, hạnh phúc vào ngày hôm sau.
3. Vợ chồng cãi nhau ai nên làm lành trước?
Vợ chồng cãi nhau ai nên làm lành trước? Thực ra không ai muốn là người phải “xuống nước” quá nhiều lần; bởi ai cũng có sĩ diện của riêng mình. Bạn có thể là người rất thành công trong công việc, là Sếp ở cơ quan; nhưng trong mối quan hệ với người bạn đời, cần có thái độ bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
Chính vì vậy, vợ chồng cãi nhau ai nên làm lành trước thì không có câu trả lời cố định. Nếu bạn có lỗi, cần chân thành nhận lỗi trước. Nhận lỗi và làm lành không có gì đáng xấu hổ, nhất là đối với người bạn đời của mình. Điều đó thể hiện bạn là người có trách nhiệm và đối phương chắc chắn sẽ càng thêm trân trọng bạn.
4. Những điều tuyệt đối không nên khi vợ chồng cãi nhau
Tâm lý đàn ông khi giận vợ mỗi người mỗi khác. Tuy nhiên, để tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt đẹp, cần cố gắng kiểm soát tốt mỗi lời nói, hành vi. Dưới đây là những điều tối kỵ khi vợ chồng xô xát:
4.1 Cho rằng “mình là số 2 thì không ai là số 1”
Thái độ tự phụ, coi mình là nhất không những khiến bạn trở thành kẻ tồi tệ trong mắt người ngoài mà vợ/ chồng bạn cũng không thể chịu nổi. Bạn có thể có học thức cao, đạt được nhiều thành tựu trong cuộc sống, nhưng không ai dám chắc bạn không bao giờ mắc sai lầm.
Vì thế, khi cãi vã xảy ra, hãy đừng khăng khăng cho rằng mình đúng. Hãy tỉnh táo suy xét và rộng lượng suy nghĩ. Đừng bắt đối phương lúc nào cũng phải nghe theo sự sắp xếp và ý kiến của mình.
4.2 “Động thủ” với đối phương
Đã qua rồi cái thời vợ phải nhịn chồng như nhịn cơm sống, phải âm thầm chịu đựng thói vũ phu, gia trưởng của người đàn ông trong gia đình. Cần cư xử một cách văn minh để làm gương cho con cái và thể hiện bản lĩnh của người trụ cột.
4.3 Xô đổ, đập phá đồ đạc
Đập phá đồ đạc là một trong những hành động kém văn minh nhất có thể xảy ra trong lúc cãi vã. Tuy nhiên, điều đó chỉ khiến tài sản bị thiệt hại, đối phương thêm tức giận, sợ hãi mà trong lòng không có sự quy phục. Tổn thương càng thêm sâu sắc, vấn đề càng thêm rối rắm, trầm trọng hơn.
4.4 Vợ chồng cãi nhau có nên bỏ đi? Tuyệt đối không
Vợ chồng cãi nhau có nên bỏ đi không là nỗi băn khoăn của nhiều khi gặp phải tình huống này. Nếu ở lại thì có bị người kia coi thường? Nhưng nếu đi sự việc có càng trở nên tồi tệ?
Theo lời khuyên từ các chuyên gia tâm lý, việc đường đột bỏ đi khi vợ chồng to tiếng là điều không nên. Nếu bạn không muốn tiếp tục cuộc tranh luận, có thể rời đến phòng riêng hoặc bỏ ra ngoài một thời gian ngắn. Tuy nhiên, cần quay về nhanh chóng để trực tiếp đối diện và trao đổi cởi mở.
4.5 “Bới móc” lỗi lầm trong quá khứ
Nhiều người có xu hướng nói về những tội lỗi trong quá khứ của đối phương với mục đích chì chiết, buộc tội. Tuy nhiên, điều đó không giải quyết được vấn đề gì mà chỉ khiến cuộc đấu khẩu được đẩy lên cao trào một cách nhanh hơn. Người kia chắc chắn cũng sẽ thất vọng vì sự nhỏ nhen, hẹp hòi, vô lý của bạn.
4.6 Kể công, lôi kéo con cái về phe mình
Đây là hành động ích kỷ, và tất nhiên chúng không mang lại lợi ích khi vợ chồng xảy ra xung đột. Những đứa con của bạn rất nhạy cảm. Chúng không muốn trở thành “vũ khí” để ba mẹ đấu đá nhau. Vì thế, các bậc phụ huynh đừng mang con ra làm “lá chắn” trong những cuộc xung đột, cãi vã của người lớn.
Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi vợ chồng cãi nhau nên làm gì. Trên thực tế, có nhiều cách để hóa giải mâu thuẫn. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là sự chân thành, bao dung và nhường nhịn lẫn nhau. Chúc vợ chồng bạn mãi hạnh phúc!
>>> XEM THÊM:
- Chồng yếu sinh lý – Vợ nên làm gì? Lời khuyên từ chuyên gia
- Phụ nữ có nên lấy chồng “yếu chuyện đó” không? Lỡ yêu rồi phải làm sao?
- Đàn ông yếu sinh lý có ngoại tình không? Nguyên nhân tại sao?
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.