Bị viêm loét dạ dày nên uống nước gì? Nếu bạn đang có thắc mắc này, muốn tìm loại nước giúp trung hòa axit, giảm đau hiệu quả thì đừng bỏ lỡ 12 đồ uống này. Không những đơn giản mà còn có tác dụng giảm đau, bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Viêm loét dạ dày là một bệnh lý tiêu hóa phổ biến, xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương do axit dịch vị ăn mòn, dẫn đến viêm và loét. Các triệu chứng điển hình bao gồm đau thượng vị, ợ chua, buồn nôn, chướng bụng và khó tiêu…
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày. Đặc biệt, chọn đúng loại đồ uống tốt cho người viêm loét dạ dày có thể giúp trung hòa axit, làm dịu niêm mạc và hỗ trợ quá trình phục hồi. Vậy, viêm loét dạ dày uống nước gì?
Viêm loét dạ dày – Cảnh báo bệnh lý ngày càng gia tăng, nhất là người trẻ
1. Viêm loét dạ dày nên uống nước gì? Gợi ý 12 thức uống trung hòa axit, làm dịu cơn đau nhanh chóng
Dưới đây là những loại nước được giới chuyên môn đánh giá có tác dụng trung hòa axit, cải thiện đau dạ dày tạm thời.
1.1. Đau dạ dày, uống nước ấm
Viêm loét dạ dày nên uống gì? Không cần phải tìm đâu xa xôi, chỉ ly nước ấm là đủ. Uống nước ấm là cách đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích cho người bị viêm dạ dày. Nước ấm giúp làm dịu niêm mạc, giảm axit dạ dày, từ đó giảm cảm giác đau rát và khó chịu. Ngoài ra, nước ấm còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa, kích thích nhu động ruột và giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
Cách uống nước ấm đúng cách: Người bệnh nên uống một ly nước ấm (khoảng 37 – 40°C) vào buổi sáng sau khi thức dậy. Điều này để làm sạch hệ tiêu hóa và kích thích dạ dày hoạt động nhẹ nhàng. Ngoài ra, uống nước ấm trước bữa ăn khoảng 30 phút giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Tránh uống nước quá nóng vì có thể gây kích ứng niêm mạc, làm tổn thương dạ dày.
Duy trì thói quen uống nước ấm hàng ngày không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn giúp cơ thể thanh lọc chất độc, cải thiện sức khỏe tổng thể.
1.2. Uống nước nha đam bảo vệ niêm mạc dạ dày
Nha đam (lô hội) là một trong những nguyên liệu thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả. Trong nha đam chứa chất chống viêm và chất nhầy tự nhiên giúp làm dịu niêm mạc dạ dày, giảm đau. Ngoài ra, loại cây này còn có tác dụng kháng khuẩn, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori (HP).
Cách làm nước nha đam uống đúng chuẩn:
Chuẩn bị: 1 nhánh nha đam tươi, 500ml nước lọc, 1 – 2 thìa mật ong.
- Gọt vỏ nha đam, rửa phần gel bên để loại bỏ nhựa.
- Cắt nhỏ phần gel nha đam rồi xay nhuyễn với nước lọc.
- Lọc qua rây để loại bỏ cặn, sau đó bổ sung mật ong vào khuấy đều.
- Uống 1 ly nhỏ trước bữa ăn 30 phút để hỗ trợ làm dịu dạ dày.
Lưu ý: Không nên dùng quá nhiều nha đam vì có thể gây kích ứng đường ruột.
1.3. Uống nước gừng
Gừng được sử dụng trong nhiều thập kỷ qua như phương thuốc tự nhiên chữa viêm loét dạ dày. Bởi lẽ, gừng có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa. Từ đó, giúp cải thiện tình trạng đau, khó chịu do viêm loét dạ dày gây ra. Do đó, để cải thiện bệnh viêm loét dạ dày, bạn có thể tham khảo ly nước gừng mỗi ngày.
Cách pha nước gừng giảm đau dạ dày như sau:
- Gừng rửa sạch, thái lát mỏng cho vào cốc nước nóng.
- Sau đó, hãm gừng trong vài phút như hãm trà và uống 2-3 lần/ ngày.
- Nên uống ly nước gừng mỗi sáng để có hiệu quả giảm đau.
1.4. Đau dạ dày có thể uống giấm táo pha loãng
Bạn nghĩ sao về ly nước giấm táo pha loãng? Nhỏ nhưng cực kỳ có võ vì ly nước thần thánh này giúp bạn giảm đau dạ dày tức thì. Bởi, giấm táo từ lâu đã là thức uống lành mạnh giúp bảo vệ đường ruột, cải thiện trào ngược, viêm loét dạ dày. Đồng thời, giấm táo còn giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại trong đường ruột.
Cách pha nước giấm táo như sau:
- Cho 2-3 thìa giấm táo vào một cốc nước ấm, khuấy đều.
- Sau đó, bạn uống vào buổi sáng sau khi ăn.
Lưu ý: Giấm táo có tính axit tương đối mạnh, vì vậy không nên lạm dụng ly nước này. Chỉ nên dùng trong thời gian ngắn chừng 1-2 tuần.
1.5. Viêm loét dạ dày nên uống nước gì? Thử ngay trà hoa cúc
Thưởng thức xong ly trà hoa cúc bạn sẽ cảm thấy mọi thứ nhẹ nhàng, cơn đau cũng giảm ngay tức thì. Vì sao hiệu quả đến như vậy? Theo nghiên cứu, hoa cúc không chỉ có tác dụng thanh nhiệt mà còn giúp giảm viêm, chống co thắt dạ dày. Đồng thời, hoa cúc còn làm giảm stress – một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Do đó, trà hoa cúc là lựa chọn hiệu quả khi bạn chưa biết uống gì.
Cách thực hiện:
- Dùng 10g cúc khô cho vào ấm, tráng qua một lần với nước sôi.
- Sau đó, thêm một lượng nước vừa đủ vào hãm trà trong 10 phút.
- Cuối cùng, bạn gạn lấy nước, thêm 1 thìa mật ong và nhâm nhi thưởng thức.
Uống trà hoa cúc giảm triệu chứng viêm loét dạ dày
1.6. Uống nước nghệ chữa viêm loét dạ dày
Trong điều trị viêm loét dạ dày sẽ thật thiếu sót nếu chúng ta bỏ qua nước nghệ. Bởi, đây là dược liệu cả đông y và tây y nghiên cứu có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày.
Nghệ chứa hoạt chất Curcumin – một chất chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Curcumin giúp ức chế vi khuẩn HP – nguyên nhân gây viêm dạ dày. Đồng thời, còn kích thích sản sinh chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp giảm đau, giảm viêm và hỗ trợ làm lành vết loét. Ngoài ra, nghệ còn có tính kiềm nhẹ, góp phần vào tác dụng trung hòa axit dạ dày.
Hướng dẫn pha nước nghệ tốt cho người bệnh viêm loét dạ dày:
Nguyên liệu: 1 thìa cà phê bột nghệ nguyên chất (hoặc 2-3 lát nghệ tươi), 200ml nước ấm, 1 thìa mật ong
Cách pha: Nếu dùng nghệ tươi, cạo vỏ, rửa sạch rồi xay nhuyễn. Sau đó, hòa bột nghệ hoặc nước cốt nghệ tươi vào 200ml nước ấm. Thêm mật ong, khuấy đều và uống trước bữa ăn khoảng 30 phút.
>>>Xem thêm: Chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ và mật ong – Bài thuốc dân gian đơn giản nhưng cực hiệu quả
1.7. Viêm loét dạ dày uống nước dừa
Nước dừa là một loại thức uống tự nhiên có tính kiềm nhẹ, giúp trung hòa axit dạ dày và giảm triệu chứng do viêm loét dạ dày gây ra. Thành phần nước dừa chứa nhiều chất điện giải như kali, magie, canxi giúp duy trì độ pH ổn định, hạn chế bào mòn niêm mạc. Ngoài ra, nước dừa còn giàu cytokinin – chất chống viêm giúp làm dịu kích ứng và hỗ trợ phục hồi niêm mạc dạ dày.
Mặc dù nước dừa tốt cho người viêm loét dạ dày nhưng người bệnh cần phải biết cách uống đúng:
- Uống nước dừa tươi: Mỗi ngày có thể uống từ 150-200ml nước dừa, nhưng không nên quá nhiều để tránh gây đầy bụng.
- Uống vào buổi sáng hoặc giữa các bữa ăn: Tránh uống nước dừa khi bụng đói hoặc ngay sau bữa ăn để không làm tràn dịch vị tiêu hóa.
1.8. Viêm loét dạ dày uống nước ép gì? Thử ngay nước ép cà rốt
Cà rốt là một trong những loại thực phẩm giàu beta-carotene, tiền chất của vitamin A. Chúng có tác dụng giúp bảo vệ và tái tạo niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
Đặc biệt, hàm lượng chất chống oxy hóa, flavonoid và chất xơ hòa tan trong cà rốt giúp giảm viêm, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn HP. Ngoài ra, cà rốt còn chứa kiềm tự nhiên, giúp cân bằng axit trong dạ dày, giảm tình trạng ợ chua.
Cách làm nước ép cà rốt như sau:
- Nguyên liệu: 2 củ cà rốt tươi, 100ml nước lọc.
- Gọt vỏ, rửa sạch cà rốt, cắt thành từng miếng nhỏ.
- Cho cà rốt vào máy ép, ép lấy nước hoặc xay nhuyễn với nước lọc rồi lọc bỏ bã.
- Uống ngay sau khi ép để giữ được dưỡng chất tốt nhất.
Lưu ý: Khi uống nước ép cà rốt, bạn không nên uống quá nhiều, mỗi ngày chỉ 200ml là đủ. Nên uống vào buổi sáng hoặc giữa bữa ăn, tránh uống khi đói.
1.9. Uống nước muối ấm
Uống gì khi bị viêm loét dạ dày? Thử ngay ly nước muối ấm – một biện pháp đơn giản, rẻ tiền nhưng lại cực hiệu quả.
Nước muối ấm có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch đường ruột, giảm co thắt và giảm đau. Nhờ vậy, những cơn đau thượng vị, cảm giác ợ hơi, khó chịu khi bị viêm loét dạ dày được cải thiện.
Do đó, nếu xuất hiện những cơn đau dạ dày cấp tính hãy thử pha 1/3 thìa muối biển với 1 ly nước ấm tầm 200ml. Khuấy đều và uống từng ngụm nhỏ. Hãy nhớ pha nước muối nhạt, không nên pha nước muối quá mặn.
1.10. Uống nước cam thảo
Không chỉ có trà hoa cúc, trà cam thảo cũng là gợi ý nước uống tốt cho người viêm loét dạ dày. Vì sao lại như vậy? Cam thảo chứa glycyrrhizin – hợp chất có tác dụng giảm viêm, chống oxy hóa và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Đặc biệt, cam thảo giúp kích thích sản sinh chất nhầy, tạo một lớp bảo vệ trên niêm mạc, ngăn chặn axit dày tấn công. Từ đó, cam thảo giúp giảm đau, hỗ trợ quá trình làm lành vết loét niêm mạc dạ dày.
Cách pha nước cam thảo hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày:
Nguyên liệu: 5-7g cam thảo khô, 300ml nước sôi.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch cam thảo, cho vào ấm.
- Đổ nước sôi vào, hãm trong khoảng 10-15 phút để dưỡng chất hòa tan vào nước.
- Uống ấm sau bữa ăn để phát huy tối đa công dụng.
Lưu ý: Không nên uống quá nhiều cam thảo trong ngày vì có nguy cơ gây tăng đường huyết. Đồng thời, người bệnh cũng không nên sử dụng thường xuyên kéo dài 4 tuần.
1.11. Uống sữa tươi không đường cải thiện viêm loét dạ dày
Sữa tươi không đường là nguồn dinh dưỡng dồi dào, chứa protein, canxi và các chất khoáng giúp bảo vệ và hỗ trợ quá trình phục hồi niêm mạc dạ dày. Đặc biệt, casein – một loại protein có trong sữa, có tác dụng trung hòa axit dạ dày, giảm cảm giác nóng rát và khó chịu do bệnh dạ dày gây ra.
Ngoài ra, sữa còn giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng cách tạo một lớp phủ nhẹ nhàng, hạn chế hoạt động của axit lên vết sẹo.
Cách uống sữa tươi không đường:
Uống sữa ấm: Sữa ấm giúp hệ tiêu hóa hấp thụ tốt hơn, giảm kích thích dạ dày.
Uống sau bữa ăn: Tránh uống sữa khi bụng đói vì có thể làm tăng tiết axit, gây khó chịu.
Lượng khuyến nghị: Khoảng 200-300ml/ngày, không nên sử dụng nhiều để tránh đầy bụng, khó tiêu.
Lưu ý: Không uống sữa quá nhiều, trường hợp không dung nạp được lactose thì nên bỏ qua sữa tươi.
Viêm loét dạ dày có thể uống sữa tươi
1.12. Uống nước từ lá bạc hà
Một ly nước quen thuộc và cực tốt cho người viêm loét dạ dày chính là nước lá bạc hà.
Lá bạc chứa tinh dầu bạc hà và chất kháng viêm, có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm đau, giảm co thắt. Bên cạnh đó, đặc tính làm mát của lá bạc hà giúp trung hòa axit dạ dày, từ đó giảm cảm giác nóng rát, đầy hơi, buồn nôn. Ngoài ra, bạc hà còn giúp kích thích sản xuất dịch tiêu hóa, hỗ trợ quá trình hấp thụ thức ăn tốt hơn.
Cách làm nước lá bạc hà tốt cho dạ dày:
Nguyên liệu: 5-7 lá bạc hà tươi, 300ml nước nóng.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá bạc hà, vò nhẹ để giải phóng tinh dầu.
- Cho lá vào nước nóng, đậy kín và ngâm khoảng 5-10 phút.
- Lọc nước, uống ấm để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Tần suất: Uống 1-2 lần/ngày, đặc biệt sau bữa ăn để hỗ trợ tiêu hóa.
2. Các loại nước người bị viêm loét dạ dày cần tránh
Ngoài việc tìm hiểu viêm loét dạ dày nên uống gì, người bệnh cũng cần chú ý thức nước uống nên tránh. Theo chuyên gia dạ dày, dưới đây là top những nước uống mà người bệnh không nên dùng:
Rượu bia: Rượu và bia có thể kích ứng niêm mạc dạ dày, làm gia tăng tình trạng viêm loét và gây ra những cơn đau dữ dội. Cồn cũng làm tăng sản xuất axit trong dạ dày, khiến cho vết loét thêm nghiêm trọng.
Nước có ga (nước ngọt có ga, nước soda): Các loại nước có gas gây đầy hơi, chướng bụng và làm tăng áp lực lên dạ dày. Điều này có thể dẫn đến việc kích ứng dạ dày gây cảm giác đau, khó chịu.
Nước trái cây có tính axit cao: các loại nước trái cây có tính axit như cam, bưởi, dứa… có thể làm tăng độ axit trong dạ dày gây cảm giác nóng rát.
Cà phê, trà đặc: Cà phê và trà đặc chứa caffeine, có thể kích thích dạ dày tiết axit. Điều này không những làm tăng cơn đau mà còn làm vết loét khó lành hơn. Caffeine cũng làm giảm khả năng bảo vệ của lớp niêm mạc dạ dày.
Nước nóng hoặc nước quá lạnh: Uống nước quá nóng hoặc quá lạnh có thể gây kích ứng cho dạ dày, làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Nhiệt độ không ổn định có thể làm tăng cảm giác đau và khó chịu.
Kết luận
Như vậy, độc giả vừa tìm hiểu xong bài viết “viêm loét dạ dày nên uống nước gì”. Hi vọng, với 12 thức uống mà tambinh.vn cung cấp sẽ giúp cho độc giả có thêm kinh nghiệm cải thiện bệnh lý dạ dày. Đừng quên gọi tổng đài miễn cước 1800 282885 để được chuyên gia tư vấn hỗ trợ biện pháp cải thiện bệnh.
Xem thêm:
- Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì kiêng gì? – Đừng chủ quan với chế độ ăn uống hàng ngày
- Top 10 thuốc chữa viêm loét dạ dày tốt nhất hiện nay – Nắm rõ tác dụng và lưu ý khi sử dụng thuốc
- 7 dấu hiệu viêm loét dạ dày – Nhận biết bệnh chính xác đến 99%