Trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng là gì? Cách xử lý như thế nào?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH DẠ DÀY

    Trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng là gì? Cách xử lý như thế nào?

    Tham vấn y khoa: Ths.Ds Nguyễn Minh Hoàng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    04/12/24

    Khó nuốt, nghẹn cổ họng là triệu chứng thường gặp ở những người bị trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới ăn uống, sinh hoạt của họ. Vì vậy, nhiều người băn khoăn đi tìm nguyên nhân trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng và cách xử lý hiệu quả.

    5/5 - (1 bình chọn)

    Cùng Tâm Bình tìm hiểu trong bài viết dưới đây để rõ hơn về hội chứng bệnh lý này.

    1. Trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng là gì?

    Trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng thực chất là tình trạng axit dạ dày trào ngược thực quản. Tình trạng này gây kích ứng niêm mạc dẫn tới triệu chứng khó chịu ở cổ họng như nghẹn, khó nuốt. Người bệnh có cảm giác nghẹn ở cổ khi nuốt bất kỳ vật gì, bao gồm cả thức ăn, nước, thậm chí nước bọt.

    Những triệu chứng này khiến người bệnh hoang mang, lo lắng không hiểu vì sao. Đồng thời, họ muốn đi tìm cách điều trị càng sớm càng tốt.

    trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng

    Click xem thêmTrào ngược dạ dày – Bệnh lý phổ biến ở Việt Nam 

    2. Vì sao trào ngược dạ dày gây nghẹn cổ họng?

    Đây là thắc mắc của rất nhiều người. Nhiều bệnh nhân không hiểu rõ vì sao trào ngược dạ dày lại gây nghẹn cổ họng.

    Theo các chuyên gia, khi trào ngược dạ dày xảy ra, axit trào lên thực quản, họng, thanh quản… Với đặc tính ăn mòn của axit sẽ gây tổn thương lớp niêm mạc thực quản, có thể dẫn tới viêm loét thực quản. Trào ngược dạ dày xảy ra càng thường xuyên mức độ tổn thương càng nặng hình thành vết loét hơn.

    Khi các vết loét thực quản lành dần thì sẽ để lại sẹo. Tuy nhiên, sẹo xuất hiện nhiều lên khiến ống thực quản hẹp lại. Đường đi của thức ăn, nước uống từ thực quản xuống dạ dày nhỏ lại gây nghẹn và khó nuốt. Nhiều người còn cảm nhận có gì đó vướng cổ họng.

    Đó là lý do vì sao nhiều người bệnh bị trào ngược dạ dày lâu năm thường xuất hiện tình trạng nuốt nghẹn, nghẹn cổ họng.

    >> Xem thêm: Trào ngược dạ dày còn gây hôi miệng

    3. Triệu chứng người bị trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng

    Những người bị trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng sẽ gặp phải những triệu chứng sau:

    • Nghẹn cổ họng, khó nuốt: Hầu hết trường hợp trào ngược sẽ có dấu hiệu bị nghẹn ở cổ, khó nuốt, nuốt vướng. Người bệnh thường cảm giác thức ăn bị ứ đọng ở sau xương ức hoặc cảm thấy đau khi thức ăn đi qua vùng cổ họng.
    • Ho khan, khàn giọng: Dịch vị axit trào ngược lên họng trong thời gian dài sẽ làm tổn thương niêm mạc họng. Điều này khiến dây thanh quản bị viêm, sưng tấy. Người bệnh sẽ có triệu chứng ho khan, khàn tiếng, mất giọng.
    • Ợ chua: Axit dịch vị từ dạ dày đẩy ngược lên thực quản gây khó chịu niêm mạc họng, từ đó xuất hiện ợ hơi, ợ chua.
    • Buồn nôn: Người bệnh thường có cảm giác buồn nôn, thậm chí là nôn.
    • Đắng miệng: Dịch mật trào ngược từ tá tràng sang dạ dày, sau đó đẩy ngược lên khoang miệng. Điều này khiến cho người bệnh luôn cảm thấy đắng miệng, ăn uống không ngon miệng.

    Triệu chứng trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng

    4. Trào ngược dạ dày bị nghẹn cổ họng có nguy hiểm không?

    Trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng không chỉ khiến cho người bệnh có cảm giác khó chịu mà còn để lại biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:

    • Hẹp thực quản: Trào ngược làm tăng nguy cơ hình thành các mô sẹo bên trong thực quản. Điều này làm tăng nguy cơ làm hẹp thực quản gây vướng họng, khó nuốt.
    • Viêm thực quản: Biến chứng xảy ra khi lớp niêm mạc lót lòng thực quản bị tổn thương dẫn tới sưng, viêm. Người bị viêm thực quản thường có biểu hiện nghẹn cổ họng, khó nuốt, nuốt bị đau, ợ nóng, ợ hơi…
    • Ung thư thực quản: Nếu nghẹn cổ họng, nuốt vướng xảy ra trong thời gian dài kèm dấu hiệu sụt cân, nôn ra máu, xanh xao.. người bệnh có nguy cơ bị ung thư thực quản. Khi đã có biến chứng này thì việc điều trị sẽ vô cùng tốn kém và khó khăn.
    • Viêm phế quản, viêm phổi: Người bị trào ngược dạ dày lên thực quản kéo dài có nguy cơ mắc bệnh hô hấp do hít phải axit dạ dày.

    Chính vì vậy, đừng chủ quan khi mắc bệnh trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng. Cần thăm khám và điều trị tích cực, tránh bệnh tái đi tái lại tăng nguy cơ biến chứng.

    > Xem thêm:

    Stress gây trào ngược dạ dày – 5 cách giúp bạn dễ chịu hơn

    Vì sao trào ngược dạ dày khó thở? Cảnh báo bệnh tiến triển nặng

    Trào ngược dạ dày uống thuốc gì? Top 6 loại thuốc phổ biến hiện nay

    5. Cách điều trị trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng

    Để khắc phục những triệu chứng trào ngược gây nghẹn cổ họng, vướng họng, các bác sĩ thường chỉ định sử dụng thuốc tây kết hợp với ăn uống, sinh hoạt. Một số trường hợp có thể được chỉ định phẫu thuật nếu cần thiết.

    5.1. Trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng uống thuốc gì?

    Một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị trào ngược nghẹn cổ họng như:

    • Thuốc kháng axit: Nhóm thuốc giúp trung hòa axit dạ dày, giảm triệu chứng bệnh. Các loại thuốc thông dụng như Phosphalugel, Gaviscon, Yumangel F.
    • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Nhóm thuốc có tác dụng hạn chế tình trạng trào ngược axit, cải thiện vướng họng, nghẹn ở cổ, ợ chua… Bác sĩ thường kê đơn các thuốc như Dexlansoprazole, Lansoprazol, Omeprazol…
    • Thuốc kháng histamine H2: Giảm triệu chứng nghẹn ở cổ bằng cách giảm tiết axit dạ dày, giảm trào ngược axit. Các loại thuốc thông dụng: Ranitidine, Famotidine, Cimetidine, Nizatidine…
    • Một số loại thuốc khác: Thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng sinh khi phát hiện vi khuẩn HP trong dạ dày… Tùy vào từng trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.

    5.2. Điều chỉnh lối sống cho người trào ngược nghẹn cổ họng

    Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây bác sĩ thường chỉ định kết hợp lối sống ăn uống, sinh hoạt khoa học. Cụ thể, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

    • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày với lượng thức ăn vừa phải trong mỗi bữa. Thay vì chỉ ăn 3 bữa chính và ăn quá no. Điều này giúp giảm áp lực lên dạ dày, hạn chế trào ngược.
    • Tránh ăn no và đi nằm ngay sau khi ăn.
    • Hạn chế ăn những món kích thích bài tiết axit dịch vị như ăn đồ cay nóng, chua, nhiều dầu mỡ…
    • Nâng cao đầu giường hoặc kê cao gối khi ngủ để giảm trào ngược.
    • Tránh mặc quần áo quá chật.
    • Thực hiện giảm cân lành mạnh nếu đang thừa cân, béo phì.
    • Sử dụng các món ăn mềm, lỏng, cắt nhỏ thức ăn để dễ nuốt và dễ tiêu hóa.
    • Không sử dụng đồ uống có cồn, rượu bia, cà phê làm tăng nguy cơ trào ngược.
    Không nằm ngay sau khi ăn no

    Không nằm ngay sau khi ăn no

    5.3. Áp dụng các bài thuốc dân gian

    Với những trường hợp nhẹ, bệnh mới khởi phát có thể áp dụng các mẹo dân gian. Phương pháp này được đánh giá là an toàn, ít tốn kém.

    5.3.1. Mật ong

    Tác dụng: Có tác dụng cân bằng nồng độ pH ở dịch vị, cải thiện triệu chứng ợ hơi, chướng bụng, ợ chua, viêm loét niêm mạc.

    Cách làm: Bạn dùng 1 thìa mật ong pha với 50ml nước ấm, uống mỗi ngày trước bữa sáng 30 phút.

    Mật ong giúp cải thiện trào ngược dạ dày

    Mật ong giúp cải thiện trào ngược dạ dày

    5.3.2. Bột nghệ

    Tác dụng: Có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, làm lành vết loét và chống trào ngược dịch vị axit.

    Cách làm: Bột nghệ trộn với mật ong, vo thành từng viên nhỏ, mỗi ngày ăn 4-5 viên kèm nước ấm.

    5.3.3. Gừng

    Tác dụng: Được nhắc đến với công dụng giảm đau, kháng viêm, diệt khuẩn, kích thích hệ tiêu hóa.

    Cách làm: Bạn có thể lấy củ gừng, gọt bỏ vỏ sau đó hãm vào cốc nước sôi. Có thể thêm chút mật ong để dễ uống. Ngày uống 1 cốc.

    5.4. Phẫu thuật

    Với những trường hợp nặng đã sử dụng thuốc, thay đổi lối sống nhưng không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật.

    Một số thủ thuật được sử dụng phổ biến trong điều trị trào ngược nghẹn cổ họng như sau:

    • Fundolication: Phương pháp phẫu thuật củng cố cơ vòng thực quản. Phần trên của dạ dày sẽ được phẩu thuật quấn quanh cơ vòng thực quản dưới giúp thắt chặt và cố định cơ vòng thực quản. Từ đó, ngăn không cho axit dịch vị trào ngược lên thực quản, cổ họng.
    • TIF: Nội soi qua đường miệng, được bác sĩ chỉ định với những trường hợp không muốn thực hiện phẫu thuật Fundoplication. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ đưa một thiết bị vào miệng, qua thực quản để tạo các nếp gấp ở đáy thực quản. Chúng có tác dụng ngăn axit trào ngược.
    • Stretta: Thủ thuật đưa ống nội soi xuống thực quản. Thiết bị này giúp truyền sóng điện từ tần số thấp đến vị trí nối giữa thực quản, dạ dày. Sóng RF gây tổn thương nhiệt vi mô, kích thích hình thành mô sẹo. Mô sẹo này giúp củng cố cơ vòng thực quản dưới, giúp kiểm soát trào ngược.

    6. Lưu ý khi bị trào ngược dạ dày nghẹn ở cổ họng

    Trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng là hội chứng phổ biến ở nhiều người hiện nay. Để hạn chế triệu chứng ảnh hưởng đến sinh hoạt và phòng ngừa biến chứng người bệnh cần lưu ý những điều sau:

    • Sau khi có triệu chứng, người bệnh nên thăm khám tại cơ sở uy tín để được chẩn đoán tình trạng bệnh. Đồng thời, qua đó bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.
    • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường bổ sung thực phẩm tốt cho tiêu hóa như rau xanh, trái cây, sữa, yến mạch… Đồng thời, tránh xa đồ ăn cay, chua, đồ uống có cồn.
    • Thiết lập chế độ sinh hoạt phù hợp, chia nhỏ bữa ăn, ăn không quá no.
    • Dành thời gian tập luyện thể dục, thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày.
    • Tránh suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng.
    • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

    Trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng sẽ được kiểm soát nếu phát hiện sớm và điều trị tích cực. Vì vậy, hãy chủ động gặp bác sĩ nếu nghi ngờ có triệu chứng nghẹn cổ, vướng họng, ợ chua. Ngoài ra, độc giả có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 282885 để được chuyên gia tư vấn, giải đáp thắc mắc về bệnh.

    Trang chủ: https://tambinh.vn/ 

    Hotline: 1800 282885

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Bột chuối xanh chữa trào ngược dạ dày có hiệu quả không? 25/12/24
      Chuối xanh là nguyên liệu dễ kiếm nhưng lại mang đến tác dụng bất ngờ khi sử dụng để chữa…
      Khám trào ngược dạ dày có cần nội soi không? Lưu ý khi đi khám bệnh 11/11/24
      “Gần đây tôi hay bị ợ chua, nóng ran vùng ngực. Tìm hiểu trên mạng thì được biết có thể…
      Trị trào ngược dạ dày bằng mật ong có hiệu quả không? Xem ngay 06/01/25
      Trị trào ngược dạ dày bằng mật ong là mẹo dân gian được nhiều người truyền tai nhau áp dụng.…
      Khám trào ngược dạ dày ở đâu Hà Nội? Top 9 địa chỉ uy tín 14/11/24
      Khi nghi ngờ mắc phải bất kỳ bệnh lý nào và muốn biết chính xác về tình trạng của mình,…
      Xem thêm