Ho do trào ngược dạ dày uống thuốc gì? Tham khảo ngay 5 loại thuốc này
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH DẠ DÀY

    Ho do trào ngược dạ dày uống thuốc gì? Tham khảo ngay 5 loại thuốc này

    Tham vấn y khoa: Dược sĩ Lê Phượng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    08/11/24

    Ho do trào ngược dạ dày không phải là dấu hiệu điển hình thế nhưng có tới 25% trường hợp bị ho mạn tính do bệnh trào ngược. Triệu chứng ho khiến họ khó chịu, mệt mỏi và mong muốn tìm được cách xử lý.

    5/5 - (1 bình chọn)

    Cùng Tâm Bình tìm hiểu bài viết dưới đây để biết được nguyên nhân gây ho và sử dụng thuốc gì khi bị ho do trào ngược dạ dày.

    1. Vì sao trào ngược dạ dày gây ho?

    Rất nhiều người bị ho dai dẳng cứ nghĩ là bệnh hô hấp tới khi thăm khám thì mới phát hiện ra ho do trào ngược dạ dày. Chính vì vậy, họ đặt ra câu hỏi vì sao trào ngược dạ dày gây ho?

    Theo các chuyên gia, ho do trào ngược dạ dày có thể là do 2 cơ chế:

    Thứ nhất: Phản xạ ho của cơ thể nhằm bảo vệ đường thở khi có sự gia tăng axit dạ dày trào ngược lên thực quản.

    Thứ hai: Khi dịch trào ngược di chuyển lên trên và ra khỏi thực quản. Những giọt axit dạ dày rơi vào cổ họng gây kích ứng, từ đó xuất hiện triệu chứng ho.

    Ngoài ra, khi axit dạ dày trào ngược lên tiếp xúc với dây thanh âm và cổ họng. Lúc này người bệnh sẽ có cảm giác mắc kẹt ở cổ, thậm chí còn gây viêm nhiễm. Lâu dần gây khàn tiếng, viêm họng và gây ho.

    Như vậy, có thể hiểu tình trạng ho do trào ngược dạ dày thực quản bắt nguồn từ việc axit dạ dày, thức ăn, men tiêu hóa… trào ngược lên thực quản. Từ đó người bệnh có phản ứng ho để bảo vệ các cơ quan khác khỏi tổn thương.

    Ho do trào ngược dạ dày thực quản

    2. Dấu hiệu ho do trào ngược dạ dày

    Ho trào ngược dạ dày và ho do bệnh đường hô hấp khá giống nhau. Vì thế mà rất nhiều người nhầm lẫn. Để nhận biết mình có phải ho do trào ngược dạ dày thực quản hay không có thể dựa vào triệu chứng này.

    • Ho thường có đờm. Tuy nhiên không kèm hen suyễn hoặc dịch mũi.
    • Ho thường xảy ra ở tư thế nằm vào ban đêm hoặc ho sau khi ăn.
    • Mỗi đợt ho trào ngược có thể kéo dài 7 – 8 tuần/ đợt.
    • Ho thường đi kèm với triệu chứng ợ nóng, ợ chua, khàn tiếng, đau vùng thượng vị…
    • Chụp X-quang không thấy tổn thương thực tế trong phổi.

    Tình trạng ho trào ngược dạ dày nếu không được phát hiện và điều trị tích cực sẽ gây ra nhiều biến chứng. Có thể kể đến như viêm họng mạn tính, viêm thực quản, khó thở do ho kéo dài, ho ra máu…

    Do đó, đừng chủ quan khi phát hiện tình trạng ho do trào ngược dạ dày thực quản. Cần thăm khám và điều trị kịp thời.

    ho do trào ngược dạ dày

    3. Ho do trào ngược dạ dày uống thuốc gì? 5 loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định

    Ho chỉ là phản ứng bảo vệ cơ thể mà nguyên nhân gốc rễ chính là do axit trào ngược dạ dày thực quản. Vì vậy, để điều trị ho do trào ngược, bác sĩ thường chỉ định những loại thuốc sau:

    3.1. Thuốc ức chế bơm Proton (PPI)

    Thuốc ức chế bơm Proton (PPI) được chỉ định để điều trị dạ dày thực quản ở mức độ trung bình đến nặng.

    Nhóm thuốc này được sử dụng phổ biến với tác dụng ngăn chặn sự tăng tiết dịch axit trong dạ dày. Cơ chế hoạt động là ức chế enzyme H+ K+ ATPase, từ đó ức chế quá trình bài tiết axit dịch vị.

    Các loại thuốc PPI thường được chỉ định hiện nay là:

    • Omeprazole: Liều dùng 20mg mỗi lần, uống một – hai lần/ ngày.
    • Pantoprazole: Liều thông thường 20-40mg mỗi ngày, ngày uống 1-2 lần.
    • Esomeprazole: Liều thông thường là 20-40mg mỗi ngày, ngày uống 1-2 lần.
    • Lansoprazole: Liều uống thông thường là 30mg mỗi ngày, dùng 1 lần/ ngày.

    3.2. Thuốc trung hòa axit và Alginate

    Các thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản thường được kê như Maalox, Gastropulgite, Alusi… được dùng để trung hòa axit dạ dày. Thuốc có thể kết hợp với PPI hoặc dùng đơn độc với những trường hợp nhẹ.

    Tuy nhiên, việc sử dụng nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như táo bón, tiêu chảy. Vì vậy, cần theo dõi triệu chứng khi dùng.

    3.3. Thuốc kháng thụ thể histamine H2

    Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách cạnh tranh với thụ thể H2 ở tế bào thành dạ dày làm giảm đáng kể lượng axit tiết ra. Từ đó, giúp cải thiện tình trạng viêm loét thực quản đáng kể. Khi giảm tiết axit dạ dày thì người bệnh sẽ giảm được triệu chứng ợ hơi, ợ chua, ho do trào ngược dạ dày.

    Thuốc kháng histamine H2 thường chỉ định uống trước bữa ăn 15 – 30 phút. Các loại thuốc thường được kê như Ranitidine, Zantac, Tagamet…

    So với PPI, nhóm thuốc này có tác dụng nhanh hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng trong thời gian dài có thể gặp phải một số tác dụng phụ. Vì vậy, nhóm thuốc này hiện nay ít được chỉ định.

    3.4. Thuốc tác dụng trên chức năng vận động thực quản

    Điển hình là thuốc uống Metoclopropramide, Domperidone. Trong đó, Metoclopropramide làm gia tăng vận động, thúc đẩy mở môn vị, từ đó làm vơi dạ dày giảm trào ngược dạ dày thực quản. Còn Domperidone tăng áp lực cơ vòng thực quản dưới, ngăn dòng acid và thức ăn chảy ngược từ dạ dày lên thực quản, từ đó giảm trào ngược.

    Tuy nhiên, nhóm thuốc này chỉ nên dùng ở một số trường hợp đặc biệt. Không khuyến cáo dùng rộng rãi, do đó người bệnh không tự ý mua về sử dụng.

    3.5. Thuốc chống trầm cảm

    Trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản một số trường hợp được bác sĩ chỉ định thuốc chống trầm cảm. Nhóm thuốc này được sử dụng giảm lo âu, căng thẳng ở những bệnh nhân stress gây ra bệnh.

    Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp ho do trào ngược dạ dày thực quản, bác sĩ sẽ chỉ định thêm những loại thuốc chống viêm đi kèm nếu có tình trạng viêm họng.

    Không sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ

    *Lưu ý: Các loại thuốc tây kể trên chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải được thăm khám và chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không tự ý mua hoặc tăng, giảm liều lượng khi chưa có chỉ định.

    Đừng bỏ lỡ:

    Cách giảm trào ngược dạ dày không cần dùng đến 1 viên thuốc

    4. Cách cải thiện ho do trào ngược dạ dày

    Ho do trào ngược khiến cho người bệnh khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ, sinh hoạt. Để cải thiện tình trạng này, ngoài sử dụng thuốc người bệnh có thể tham khảo những mẹo sau:

    4.1. Mẹo dân gian chữa ho do trào ngược dạ dày hiệu quả

    Những bài thuốc, mẹo dân gian dưới đây có công dụng tiêu đờm, giảm ho, giảm khàn tiếng nếu có. Người bệnh có thể tham khảo:

    • Uống trà gừng: Thành phần gingerol trong gừng có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn cao, hỗ trợ giảm ho, tiêu đờm. Với gừng bạn rửa sạch, nướng cho tới khi vỏ cháy xém. Sau đó, giã nát gừng, thêm nước đun sôi 10 phút và uống khi còn ấm. Phần bã gừng để làm dịu cơn ho.
    • Lá hẹ hấp mật ong: Thành phần saponin trong lá hẹ có tác dụng giảm đờm, giảm ho. Vì vậy lá hẹ thường được sử dụng giảm ho, long đờm. Bạn rửa sạch lá hẹ, cắt khúc, cho vào bát cùng mật ong. Sau đó thực hiện hấp cách thủy 10 phút rồi ăn khi còn nóng.
    • Súc miệng với nước muối ấm: Muối có tính sát khuẩn giúp làm sạch cổ họng, giảm viêm ho. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn có thể pha một chút muối với nước ấm, sau đó súc miệng sáng và tối.
    Uống trà gừng cải thiện tình trạng ho, khàn tiếng do trào ngược

    Uống trà gừng cải thiện tình trạng ho, khàn tiếng do trào ngược

    4.2. Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt cải thiện triệu chứng ho do trào ngược

    Thói quen ăn uống, sinh hoạt cũng ảnh hưởng không nhỏ tới bệnh trào ngược. Vì vậy, muốn cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày, người bệnh nên chú ý những điều sau:

    • Uống đủ 2l nước mỗi ngày giúp làm loãng đờm, dịu cổ họng.
    • Bổ sung những thực phẩm tốt cho tiêu hóa như rau, trái cây, ngũ cốc, đồ ăn luộc, hấp…
    • Tránh xa những đồ uống có cồn, rượu bia, đồ uống chứa caffeine, chất kích thích…
    • Hạn chế đồ ăn nhanh, thực phẩm cay nóng, đồ ăn chứa nhiều gia vị, dầu mỡ.
    • Học thói quen ăn chậm, nhai kĩ. Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, không nên ăn quá no, nhất là trước khi đi ngủ.
    • Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress.
    • Khi ngủ nên kê gối cao đầu để tránh bị trào ngược dịch vị.
    • Chọn quần áo thoải mái, không mặc đồ bó sát gây áp lực lên dạ dày.

    5. Những lưu ý khi điều trị ho do trào ngược dạ dày

    Trong quá trình điều trị ho do trào ngược, ngoài việc sử dụng thuốc, điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, người bệnh cần lưu ý:

    • Không tự ý mua thuốc điều trị ho về dùng. Tất cả các loại thuốc đều phải dùng theo chỉ định của bác sĩ. Bởi, mỗi người là một triệu chứng, nguyên nhân khác nhau.
    • Không sử dụng một số loại thuốc làm giảm trương lực cơ vòng dưới thực quản như Estrogen, Progestrogen, Barbituric, Diazepam…
    • Dành thời gian luyện tập thể dục nhưng không nên vận động quá mạnh.
    • Không dùng đồ uống, đồ ăn lạnh.
    • Ngừng việc sử dụng thuốc, cà phê, đồ uống có cồn.

    Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ giúp cho độc giả hiểu rõ hơn về ho do trào ngược dạ dày. Nếu còn băn khoăn điều gì hoặc muốn hỗ trợ tư vấn xin liên hệ hotline 1800 282885 để được giải đáp.

    Xem thêm:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Xem ngay 4 cách giảm trào ngược dạ dày gây đau lưng trên 13/11/24
      Bạn đã bao giờ gặp phải tình trạng đau lưng trên sau khi ăn hoặc nằm đi kèm với buồn…
      4 Cách xử lý hiệu quả khi bị trào ngược dạ dày sau khi uống rượu 05/11/24
      Trào ngược dạ dày sau khi uống rượu là một trong những tình trạng nhiều người gặp phải và nó…
      Trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng là gì? Cách xử lý như thế nào? 04/12/24
      Khó nuốt, nghẹn cổ họng là triệu chứng thường gặp ở những người bị trào ngược dạ dày nghẹn cổ…
      Điều trị viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản – Cẩn thận biến chứng 15/11/24
      Viêm họng do trào ngược dạ dày là bệnh khá phổ biến, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của…
      Xem thêm