Khám trào ngược dạ dày có cần nội soi không? Lưu ý khi đi khám bệnh
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH DẠ DÀY

    Khám trào ngược dạ dày có cần nội soi không? Lưu ý khi đi khám bệnh

    Tham vấn y khoa: Ths.Ds Nguyễn Minh Hoàng

    Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn

    11/11/24

    “Gần đây tôi hay bị ợ chua, nóng ran vùng ngực. Tìm hiểu trên mạng thì được biết có thể là dấu hiệu của trào ngược dạ dày – thực quản. Cho tôi hỏi đi khám trào ngược dạ dày có cần nội soi?” – Bác Trần Quang K – 53 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội.

    5/5 - (1 bình chọn)

    Sau đây, Dược phẩm Tâm Bình sẽ đưa ra giải đáp cho câu trả lời của bác K, đồng thời cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết khi đi khám bệnh.

    1. Tổng quan về bệnh trào ngược dạ dày

    Trào ngược dạ dày thực quản (gọi tắt là trào ngược dạ dày) là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến, nhiều người mắc phải. Đây là tình trạng axit từ dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản, gây tổn thương thực quản.

    trào ngược dạ dày

    Một số triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày thực quản:

    • Đầy hơi, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng
    • Nóng rát vùng ngực, đặc biệt khu dưới xương ức, có thể lan lên đến cổ họng
    • Tức ngực, khó thở
    • Dễ bị viêm họng, khó nuốt, nuốt vướng
    • Buồn nôn, nôn, nhất là sau khi ăn và sau khi ngủ dậy
    • Đắng miệng, hôi miệng…

    Nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày là:

    • Tăng tiết axit dạ dày
    • Thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn trong dạ dày
    • Chức năng dạ dày suy yếu
    • Cơ thắt thực quản bị rối loạn chức năng đóng mở
    • Căng thẳng, stress kéo dài
    • Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai
    • Thừa cân, béo phì, hen suyễn…

    2. Khám trào ngược dạ dày có cần nội soi?

    Những triệu chứng của trào ngược dạ dày gây khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, cần thăm khám kịp thời để có hướng điều trị phù hợp.

    khám trào ngược dạ dày có cần nội soi

    Vậy, khám trào ngược dạ dày có cần nội soi? Câu trả lời là . Trong quá trình chẩn đoán trào ngược dạ dày, bác sĩ sẽ tiến hình nhiều xét nghiệm, thủ thuật thăm khám chuyên sâu. Trong đó, nội soi dạ dày là phương pháp quan trọng và cần thiết, giúp mang lại những thông tin hữu ích, giúp bác sĩ chuẩn đoán kết quả chính xác. Vì thế, khi đi khám, chắc chắn người bệnh sẽ được chỉ định nội soi dạ dày.

    Nội soi dạ dày là một thủ thuật y khoa, sử dụng một ống mềm linh hoạt có gắn camera và đèn chiếu sáng ở đầu ống. Ống này được đưa qua miệng, xuống thực quản và vào dạ dày. Qua camera, bác sĩ có thể quan sát trực tiếp các tổn thương bên trong dạ dày như viêm loét, polyp…

    Trước khi nội soi, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại cổ họng để giảm cảm giác khó chịu. Sau đó, ống nội soi sẽ được nhẹ nhàng đưa vào miệng bạn. Quá trình này thường diễn ra nhanh chóng và không gây đau đớn nhiều.

    Nếu không chịu được cảm giác khó chịu lúc nội soi, có thể yêu cầu gây mê. Tuy nhiên, nếu có tiền sử dị ứng với thuốc gây mê thì bạn cần thận trọng.

    3. Khám trào ngược dạ dày cần khám và làm những xét nghiệm gì khác?

    Để chẩn đoán chính xác nhất tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị thích hợp, bệnh nhân sẽ được chỉ định:

    3.1 Khám lâm sàng

    Đây là bước đầu tiên giúp đánh giá sơ bộ tình trạng bệnh trào ngược dạ dày. Bác sĩ sẽ đặt các câu hỏi về triệu chứng bạn đang gặp phải, mức độ, tần suất… Ngoài ra, bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin về các bệnh lý bạn đã và đang mắc phải, các cuộc phẫu thuật trước đây, thói quen ăn uống, sinh hoạt…

    Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ tiền hành khám vùng bụng để kiểm tra những dấu hiệu bất thường như ấn vào bụng, kiểm tra khối u bằng tay, nghe tiếng kêu trong ruột…

    3.2 Chụp X-quang đường tiêu hóa

    Sau nội soi dạ dày, chụp X-quang đường tiêu hóa cũng là phương pháp được chỉ định phổ biến khi khám trào ngược dạ dày.

    xét nghiệm cần thiết khi khám trào ngược dạ dày

    Trong quá trình chụp X-quang, bạn sẽ được uống một loại thuốc cản quang (thường là barium). Chất cản quang này sẽ bao phủ niêm mạc thực quản và dạ dày, giúp các hình ảnh trên phim X-quang rõ nét hơn. Bác sĩ sẽ quan sát chuyển động của chất cản quang để đánh giá:

    • Hình dạng và kích thước của thực quản, dạ dày.
    • Sự co bóp của các cơ ở thực quản.
    • Vị trí của van thực quản dưới (van ngăn cách thực quản và dạ dày).
    • Có hay không sự trào ngược của chất cản quang từ dạ dày lên thực quản.

    Trước khi chụp X-quang đường tiêu hóa, bệnh nhân cần nhịn ăn trong khoảng trước đó 8-12 giờ.

    3.3 Đo pH thực quản

    Xét nghiệm pH thực quản nhằm mục đích theo dõi độ pH trong thực quản. Đây là phương pháp khá đơn giản, thường không gây áp lực tâm lý cho bệnh nhân.

    Đo pH thực quản được thực hiện trong suốt 24h với một ống đo chuyên dụng đặt trong thực quản. Trong suốt quá trình này, bệnh nhân có thể làm việc, hoạt động, ăn uống bình thường. Không nhất thiết phải ở lại viện mà có thể ra về để tự theo dõi.

    Theo khuyến cáo, bệnh nhân nên nhịn ăn khoảng 5-6 giờ trước khi bắt đầu thực hiện xét nghiệm. Dựa vào nồng độ pH dịch vị dạ dày trào ngược, bác sĩ sẽ đánh giá được tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn trào ngược.

    Đo pH thực quản còn có thể giúp phát hiện sớm các biến chứng của trào ngược dạ dày như viêm thực quản Barrett hoặc các tổn thương khác ở thực quản.

    3.4 Các xét nghiệm khác

    Tùy thuộc vào trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm khác như xét nghiệm máu, sinh thiết mô…

    4. Lưu ý cho bệnh nhân khi đi khám trào ngược dạ dày

    Bên cạnh câu hỏi khám trào ngược dạ dày có cần nội soi không, bệnh nhân cũng cần lưu ý một số vấn đề sau khi đi khám bệnh:

    lưu ý khi đi khám trào ngược dạ dày

    • Tìm hiểu, lựa chọn cơ sở khám bệnh uy tín; ưu tiên các bệnh viện lớn, bác sĩ tay nghề cao, trang thiết bị hiện đại.
    • Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ: bảo hiểm y tế, sổ khám bệnh, đơn thuốc… từ những lần trước.
    • Khi đi khám bệnh, nên nhịn ăn trước đó khoảng 4-6 tiếng, thậm chí từ tối hôm trước.
    • Đối với người đang điều trị bệnh, nên ngừng thuốc trước 1-2 ngày làm xét nghiệm.
    • Cởi mở trao đổi với bác sĩ về tình trạng bệnh, chế độ ăn uống, sinh hoạt…
    • Đối với viện tư, nên đặt lịch trước để được thăm khám nhanh chóng, chu đáo.
    • Đối với viện công, nên đi sớm để lấy số thứ tự, hạn chế thời gian chờ đợi.

    Như vậy, khám trào ngược dạ dày có cần nội soi không thì câu trả lời chắc chắn là CÓ. Ngoài ra, bạn cần lưu ý chuẩn bị đầy đủ những thông tin, giấy tờ cần thiết để quá trình khám bệnh diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      TPBVSK Dạ dày Tâm Bình: Công dụng, thành phần, liều dùng 16/10/24
      Theo Hội Khoa học Tiêu hóa, tại Việt Nam có tới 26% dân số mắc viêm loét dạ dày tá…
      Vì sao trào ngược dạ dày khó thở? Cảnh báo bệnh tiến triển nặng 25/11/24
      Trào ngược dạ dày gây khó thở là tình trạng y tế cảnh báo bệnh đang có chiều hướng chuyển…
      Herbagut – Chiết xuất từ 14 thảo dược giảm trào ngược dạ dày tới 72% 22/11/24
      Herbagut – cái tên còn xa lạ với người Việt nhưng ở Châu Âu, hỗn hợp chiết xuất này đã…
      Trào ngược dạ dày có lây không? Trường hợp nào cần lưu ý? 02/12/24
      “Vợ tôi bị trào ngược dạ dày, thường xuyên ợ chua, ợ nóng, đau rát vùng thượng vị. Xin hỏi…
      Xem thêm