[Viêm khớp nhiễm khuẩn] – Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    [Viêm khớp nhiễm khuẩn] – Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    Biên tập viên: Linh Chi

    30/11/20

    So với các bệnh viêm khớp khác thì viêm khớp nhiễm khuẩn thường hiếm gặp hơn. Tuy nhiên, căn bệnh này khiến người bệnh phải đối mặt với những cơn đau dữ dội và những hệ lụy khôn lường nếu không được chữa trị kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của căn bệnh này ngay sau đây.

    4.7/5 - (4 bình chọn)

    1. Viêm khớp nhiễm khuẩn là gì?

    Theo healthline.com, viêm khớp nhiễm khuẩn hay còn gọi là viêm khớp nhiễm trùng hoặc viêm khớp truyền nhiễm là tình trạng nhiễm trùng ở khớp. Nó xảy ra khi vi khuẩn hoặc virus ở một khu vực khác của cơ thể qua đường máu lan đến khớp. Hoặc bệnh xuất hiện do vi khuẩn, nấm từ vết thương hở, vết thương do phẫu thuật tại khớp. Viêm khớp nhiễm khuẩn thường chỉ xảy ra ở một khớp lớn như khớp gối, khớp hông hoặc vai.

    Viêm khớp nhiễm khuẩn

    2. Triệu chứng viêm khớp nhiễm khuẩn

    Các triệu chứng cơ bản của bệnh bao gồm:

    • Đau dữ dội ở khớp bị ảnh hưởng, nhất là khi cử động
    • Sưng khớp
    • Nóng, đỏ quanh khớp
    • Sốt
    • Ớn lạnh
    • Mệt mỏi
    • Nhịp tim nhanh

    Ngay khi xuất hiện một hoặc một vài biểu hiện này, người bệnh cần tới ngay các cơ sở khi tế để được thăm khám và điều trị theo đúng phác đồ.

    Triệu chứng viêm khớp nhiễm khuẩn

    3. Biến chứng

    Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng. Cụ thể là:

    • Thoái hóa khớp
    • Nhiễm trùng ở các bộ phận khác của cơ thể
    • Sốc nhiễm trùng có thể dẫn tới tử vong
    • Biến dạng khớp
    • Tàn phế
    Biến chứng của viêm khớp nhiễm khuẩn

    Viêm khớp nhiễm khuẩn nếu không được chữa trị tích cực có thể gây thoái hóa khớp

    4. Nguyên nhân gây viêm khớp nhiễm khuẩn

    4.1. Do vi khuẩn, virus, nấm

    Theo webmd.com, các loại virus, vi khuẩn gây bệnh bao gồm:

    • Tụ cầu Staphylococcus aureus
    • Neisseria gonorrhoeae gây bệnh lậu
    • Vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis
    • Viêm gan A, B, C
    • HIV
    • Quai bị
    • Alphavirus
    • Flavivirus

    Viêm khớp nhiễm trùng do nấm thường phát triển chậm hơn so với viêm khớp nhiễm trùng do viruss, vi khuẩn. Các loại nấm có thể kể đến là:

    • Histoplasma
    • Coccidiomyces
    • Blastomyces

    4.2. Tổn thương cấu trúc ổ khớp

    Một số bệnh lý về xương khớp hoặc chấn thương sẽ khiến cho ổ khớp bị ảnh hưởng, làm suy yếu hệ thống bảo vệ của ổ khớp. Điều này sẽ khiến cho các loại vi khuẩn dễ xâm nhập vào khớp.

    5. Đối tượng có nguy cơ bị viêm khớp nhiễm khuẩn

    Một số đối tượng có nguy cơ bị viêm khớp nhiễm khuẩn cao hơn những người khác. Cụ thể là:

    • Trẻ nhỏ và người lớn tuổi
    • Người đã từng phẫu thuật khớp hoặc cấy ghép nhân tạo
    • Người mắc bệnh về khớp như: viêm khớp, lupus, bệnh gout
    • Người gặp các vấn đề về da: vẩy nến, chàm, da mỏng, có vết thương trên da
    • Bệnh nhân bị tiểu đường, ung thư
    • Người có hệ miễn dịch suy yếu
    • Người hút thuốc lá
    Đối tượng có nguy cơ mắc viêm khớp nhiễm khuẩn

    Người bị bệnh vẩy nến có nguy cơ cao mắc viêm khớp nhiễm khuẩn

    6. Chẩn đoán viêm khớp nhiễm khuẩn

    Để điều trị được bệnh, trước hết cần xác định chính xác bệnh và nguyên nhân gây bệnh. Để chẩn đoán bệnh bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp sau:

    • Khám lâm sàng: bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng bệnh thể hiện ra bên ngoài cơ thể, hỏi người bệnh về tiền sử bệnh.
    • Xét nghiệm dịch khớp: sẽ giúp nhận biết khớp có bị nhiễm trùng không và nguyên nhân nhiễm trùng.
    • Xét nghiệm máu: giúp bác sĩ xác định tình trạng viêm và sự tồn tại của vi khuẩn trong máu.
    • Chụp X-quang: xác định tổn thương khớp
    • Chụp CT
    • Chụp MRI: để đánh giá sự phá hủy khớp

    7. Điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn

    7.1. Thuốc tây

    • Thuốc kháng sinh: Bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc kháng sinh phù hợp để tiêu diệt loại vi khuẩn tồn tại trong khớp. Có thể sẽ mất từ 4 – 6 tuần sử dụng thuốc kháng sinh để loại bỏ hoàn toàn tác nhân lây nhiễm. Thông thường người bệnh sẽ cảm thấy tình trạng bệnh được cải thiện hơn trong vòng 48 giờ sử dụng kháng sinh
    • Thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm không steroid như ibuprofen
    • Thuốc chống nấm: được chỉ định nếu tác nhân gây bệnh là nấm.
    Thuốc trị viêm khớp nhiễm khuẩn

    Ibuprofen được chỉ định để trị viêm khớp nhiễm khuẩn

    7.2. Nẹp

    Một dạng nẹp phù hợp với vị trí khớp bị nhiễm trùng sẽ được chỉ định nhằm cố định khớp của người bệnh. Phương pháp này sẽ giúp tránh gây ra những tổn thương tại khớp, hỗ trợ khớp mau lành.

    Nẹp cố định khớp bị bệnh

    Nẹp giúp cố định khớp bị bệnh

    7.3. Chườm nóng, chườm lạnh

    Chườm nóng hoặc lạnh tại khớp bị viêm có thể giúp giảm sưng, giãn cơ từ đó người bệnh có cảm giác dễ chịu hơn. Người bệnh có thể dùng khăn, túi chườm trong phương pháp này.

    7.4. Vật lý trị liệu

    Sau khi vị trí khớp nhiễm khuẩn được làm sạch, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp vật lý trị liệu với các kỹ thuật sau:

    • Sử dụng sóng ngắn
    • Bức xạ hồng ngoại
    • Điện di kháng sinh

    7.5. Phẫu thuật

    Phẫu thuật mở hoặc phẫu thuật nội soi sẽ được thực hiện để rửa sạch khớp, loại bỏ chất bao hoạt dịch bị nhiễm trùng, ngăn ngừa tổn thương khớp.

    Đôi khi, bác sĩ có thể dùng kim nhỏ để loại bỏ chất lỏng bị nhiễm trùng mà không cần phải phẫu thuật. Nhưng phương pháp này cần được thực hiện một vài lần mới loại bỏ được hết chất lỏng.

    Phẫu thuật điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn

    Phẫu thuật giúp làm sạch khớp, ngăn ngừa tổn thương

    8. Lưu ý đối với người bệnh

    Ngoài tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sỹ, người bệnh cũng cần chú ý tới chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và tập luyện. Cụ thể là:

    • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
    • Có chế độ dinh dưỡng cân bằng. Bổ sung omega-3, canxi, vitamin và khoáng chất vào thực đơn. Đồng thời hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, kiêng rượu bia, thuốc lá.
    • Quan hệ tình dục an toàn
    • Duy trì tập luyện thể dục thể thao đều đặn.
    • Khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao.

    Trên đây là những thông tin tổng quan về bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn. Nếu cần thêm bất kỳ thông tin nào, bạn có thể gọi tới tổng đài tư vấn miễn phí 0865 344 349 hoặc chat trực tiếp với bác sĩ.

    Chat với bác sĩ ngay

    Chat với bác sĩ ngay

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Đau lưng là gì? Nguyên nhân và cách chữa đau lưng hiệu quả 21/11/23
      Đau lưng là tình trạng rất phổ biến ở nhiều đối tượng do nhiều nguyên nhân khác nhau: lối sống,…
      Đau khớp gối ở người trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng & điều trị 13/11/23
      Đau khớp gối ở người trẻ tuổi đang có xu hướng gia tăng đáng kể, mà nguyên nhân chủ yếu…
      Viêm quanh khớp vai, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị 11/12/23
      Viêm quanh khớp vai là một trong những bệnh cơ xương khớp khá phổ biến hiện nay. Thường gặp ở…
      Thử ngay tư thế nằm giảm đau đầu hiệu quả 01/07/23
      Đau đầu gây ảnh hưởng tới mọi hoạt động, ngay cả khi nằm nghỉ ngơi. Việc lựa chọn tư thế…
      Xem tất cả bài viết