Ung thư biểu mô tế bào gan - Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GAN

    Ung thư biểu mô tế bào gan – Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

    Tham vấn y khoa: Ths.Ds Nguyễn Minh Hoàng

    13/12/22

    Ung thư biểu mô tế bào gan là căn bệnh gây giảm tuổi thọ và đe dọa tới tính mạng. Điều quan trọng là người bệnh cần nhận biết sớm và can thiệp kịp thời. Đây chính là yếu tố tiên quyết giúp kéo dài sự sống của bệnh nhân.

    5/5 - (13 bình chọn)

    1. Ung thư biểu mô tế bào gan là gì?

    Ung thư biểu mô tế bào gan (hepato cellular carcinoma – HCC) xảy ra khi tế bào gan trở nên bất thường về hình thái tế bào gan. Các tế bào ung thư bắt nguồn từ tế bào gan thay vì từ các cơ quan khác di căn sang gan. Đây là loại ung thư gan nguyên phát phổ biến nhất.

    Ung thư biểu mô tế bào gan

    2. Triệu chứng ung thư biểu mô tế bào gan

    Giai đoạn đầu của bệnh có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Khi bệnh phát triển hơn có thể xuất hiện một số dấu hiệu dưới đây:

    • Đau phía trên bên phải bụng
    • Đầy hơi
    • Sưng bụng
    • Cảm giác nặng ở bụng trên
    • Chán ăn, ăn nhanh no
    • Buồn nôn, nôn
    • Vàng da, vàng mắt
    • Giảm cân đột ngột
    • Mệt mỏi
    • Sốt
    • Phân nhạt màu, nước tiểu đậm màu.

    3. Ung thư biểu mô tế bào gan có nguy hiểm không?

    Đây là căn bệnh nguy hiểm bởi nó làm giảm tuổi thọ, thậm chí là gây tử vong. Hơn nữa, giai đoạn đầu của bệnh thường không có biểu hiện rõ ràng nên nhiều trường hợp không phát hiện và điều trị kịp thời.

    Không có câu trả lời chung cho ung thư biểu mô tế bào gan sống được bao lâu. Bởi nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thể trạng của bệnh nhân, sự tiến triển của bệnh, khả năng đáp ứng với phương pháp điều trị. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ đem tới khả năng kéo dài sự sống cao hơn so với việc bắt đầu điều trị khi ung thư biểu mô tế bào gan giai đoạn cuối.

    4. Nguyên nhân gây ung thư biểu mô tế bào gan

    Không phải tất cả các trường hợp đều có thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc phải căn bệnh này.

    4.1. Biến chứng của các bệnh lý tại gan

    Một số bệnh lý tại gan như viêm gan siêu vi B, viêm gan C, gan nhiễm mỡ, xơ gan kéo dài có thể biến chứng thành ung thư.

    • Viêm gan B, viêm gan C: Là tình trạng tế bào gan bị tổn thương do virus xâm nhập và phá hủy gan. Theo thống kê, có tới 80% người bị ung thư biểu mô tế bào có liên quan tới viêm gan B và C.
    • Xơ gan là tình trạng mô xơ thay thế phần mô gan khỏe mạnh. Từ đó ảnh hưởng tới chức năng gan.
    • Gan nhiễm mỡ: Đây là tình trạng mỡ dư thừa tích tụ lại trong gan gây ảnh hưởng tới chức năng gan.
    các bệnh lý tại gan gây ung thư gan

    Xơ gan kéo dài có thể biến chứng thành ung thư

    4.2. Lạm dụng bia rượu trong thời gian dài

    Những người có thói quen uống rượu bia nhiều và thường xuyên cũng có nguy cơ bị ung thư biểu mô tế bào gan. Do gan sẽ bị quá tải trong thời gian dài khiến độc tố tích tụ trong gan, phá hủy tế bào gan.

    4.3. Biến chứng của một số bệnh lý khác

    Bên cạnh các bệnh lý tại gan, một số bệnh lý khác cũng có thể gây tổn thương tế bào gan, lâu dần dẫn tới ung thư.

    • Bệnh tiểu đường: Do nồng độ glucose trong máu cao gây ra các biến chứng tiểu đường, trong đó có tổn thường gan.
    • Bệnh trữ sắt: Khi mắc phải căn bệnh này, cơ thể sẽ tích trữ nhiều sắt hơn bình thường trong các cơ quan, trong đó có gan.
    • Nhiễm Aflatoxin: Chất Aflatoxin là độc tố sinh ra bởi một số loại nấm mốc ở lạc, ngô cũng như các loại hạt và ngũ cốc khác.
    Biến chứng của một số bệnh lý khác gây ung thư gan

    Ung thư gan có thể do biến chứng tiểu đường

    5. Chẩn đoán

    Nhằm xác định chính xác tình trạng người bệnh đang gặp phải, bác sĩ sẽ tiến hành một số biện pháp chẩn đoán sau:

    • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh, các triệu chứng gặp phải, các loại thuốc đang sử dụng.
    • Xét nghiệm máu: Lượng AFP trong máu cao có thể là dấu hiệu của ung thư gan.
    • Xét nghiệm hình ảnh: Siêu âm, chụp CT, chụp MRI cho thấy hình ảnh của gan.
    • Sinh thiết gan: Một mẫu mô gan sẽ được thu thập và kiểm tra dưới kính hiển vi.

    6. Điều trị ung thư biểu mô tế bào gan

    Việc lựa chọn phương pháp điều trị nào sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh, thể trạng của bệnh nhân. Một số biện pháp cần được cân nhắc giữa lợi ích và tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp phải. Người bệnh phải tuân thủ và phối hợp chặt chẽ với bác sĩ trong quá trình điều trị.

    6.1. Xạ trị chữa ung thư biểu mô tế bào gan

    Phương pháp này sử dụng các tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Biện pháp này có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, mệt mỏi…

    Có 2 loại xạ trị là chiếu ngoài và xạ trị trong. Trường hợp chiếu ngoài, người bệnh sẽ được nằm trên bàn chuyên dụng. Máy xạ trị ở trên sẽ phát chùm tia phóng xạ vào điểm cụ thể trên bụng. Trong khi đó, xạ trị trong là phương pháp mà bác sĩ sẽ tiêm các hạt phóng xạ vào động mạch tới gan. Các hạt phóng xạ này sẽ ngăn chặn nguồn cung cấp máu cho tế bào ung thư.

    Xạ trị chữa ung thư biểu mô tế bào gan

    6.2. Hóa trị

    Thuốc hóa trị kết hợp với một số loại thuốc khác sẽ được đặt vào một ống mỏng trong động mạch gan. Từ đó chặn nguồn cung cấp máu cho các tế bào ung thư. Phương pháp này cũng có khả năng gây ra những tác dụng không mong muốn như: Buồn nôn, nôn, chán ăn, sốt, nhức đầu, mệt mỏi, bầm tím…

    6.3. Tiêm ethanol qua da

    Bác sĩ sẽ sử dụng sóng siêu âm để xác định chính xác cấu trúc, vị trí của khối u. Sau đó bác sĩ sẽ đưa một cây kim mỏng  qua da để tiêm ethanol vào khối u. Phương pháp này được thực hiện dưới hình thức gây tê cục bộ.

    6.4. Liệu pháp miễn dịch trị ung thư biểu mô tế bào gan

    Một số loại thuốc sẽ được sử dụng để kích thích hệ thống miễn dịch tiêu diệt tế bào ung thư. Tuy nhiên bạn cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ khi dùng thuốc như: Phát ban, chán ăn, sốt, mệt mỏi, phản ứng tự miễn…

    6.5. Phương pháp cắt lạnh

    Trong trường hợp này, người bệnh sẽ được gây mê. Bác sĩ sẽ đặt một đầu dò kim loại vào khối u sau đó sẽ bơm một loại khí lạnh vào trong để đóng băng khối u.

    6.6. Phẫu thuật cắt bỏ một phần gan

    Trong nhiều trường hợp, bác sĩ buộc phải cắt bỏ một phần gan chứa khối u để ngăn các tế bào ung thư lan rộng. Phần gan khỏe mạnh còn lại vẫn có thể thực hiện đầy đủ chức năng.

    6.7. Ghép gan

    Đây thường là lựa chọn cuối cùng khi các phương pháp khác không phát huy tác dụng hoặc không thể thực hiện. Bởi việc tìm được gan hiến tặng phù hợp không phải đơn giản. Hơn nữa, đây là một cuộc đại phẫu đòi hỏi người bệnh phải nhập viện thời gian dài. Sau khi ghép gan người bệnh cần sử dụng thuốc chống đào thải.

    Ghép gan trị ung thư gan

    Đây thường là phương pháp cuối cùng được lựa chọn

    7. Chăm sóc cho người bệnh

    Điều trị ung thư không bao giờ là dễ dàng, người bệnh cần sự trợ giúp, đồng hành của người thân. Chế độ chăm sóc dành cho người bệnh cũng cần lưu ý đặc biệt.

    • Duy trì chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, rèn luyện phù hợp. Để đối phó với tình trạng chán ăn có thể chia nhỏ bữa ăn trong ngày, có thể ăn cháo, súp để dễ tiêu hơn. Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng… Cố gắng ngủ đủ giấc. Đi bộ quãng ngắn, tập yoga, tập thể dục nhẹ nhàng… cũng có thể nâng cao sức khỏe và phù hợp với người bệnh.
    • Trong một số trường hợp, ung thư có thể được điều trị khỏi. Nhưng với những trường hợp khác, bệnh có thể chỉ được kiểm soát, kìm hãm sự tiến triển. Thậm chí ung thư có thể quay trở lại bất kỳ lúc nào. Do đó, việc tái khám và thực hiện các xét nghiệm định kỳ là vô cùng quan trọng.
    • Để tinh thần cảm thấy thoải mái hơn, người bệnh có thể trò chuyện cùng người thân, bạn bè, nghe nhạc, đọc sách… Bên cạnh đó có thể tham gia các nhóm hỗ trợ bệnh nhân ung thư.

    8. Cách phòng tránh

    Để hạn chế nguy cơ mắc phải căn bệnh này, việc quan tâm chăm sóc sức khỏe lá gan là cần thiết.

    • Bảo vệ sức khỏe lá gan bằng cách duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn những loại hạt, ngũ cốc nghi ngờ nấm mốc. Hạn chế rượu bia, tránh thức khuya, tránh căng thẳng kéo dài.
    • Áp dụng các biện pháp phòng tránh viêm gan B và C như: Không dùng chung vật dụng cá nhân, xăm mình ở địa chỉ uy tín, tiêm phòng HBV…
    • Khám sức khỏe định kỳ.
    • Nếu mắc các bệnh có nguy cơ chuyển biến thành ung thư biểu mô tế bào gan hãy điều trị tích cực.
    • Đối tượng có nguy cơ cao cần tiến hành các xét nghiệm tầm soát định kỳ.

    Trên đây là những thông tin cơ bản về ung thư biểu mô tế bào gan. Để việc điều trị đạt hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Người bệnh cũng cần giữ tinh thần thoải mái nhất có thể.

    XEM THÊM

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Tham khảo 8 cách chữa mề đay bằng lá trầu đơn giản 21/05/22
      Khi tìm hiểu về các loại lá cây chữa mề đay chắc hẳn bạn đã từng nghe về chữa mề…
      [Tìm hiểu] top 18 loại trà mát gan được sử dụng phổ biến năm 2024 21/01/22
      Với thành phần từ thảo dược thiên nhiên, trà mát gan đang là lựa chọn hàng đầu của những người…
      Vàng da nên ăn gì kiêng gì? Gợi ý 5 nhóm thực phẩm cần bổ sung 05/04/22
      Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và phòng ngừa bệnh vàng da. Nắm…
      Viêm gan B nên ăn gì và kiêng gì? Top 6 thực phẩm cần tránh 29/08/22
      Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh viêm gan B. Do đó, biết được mắc viêm…
      Xem thêm